Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án dân sự được thực hiện như thế nào? Biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm hướng dẫn người bị xâm phạm có quyền và lợi ích có thẻ bảo vệ tạm thời được tài sản. Những thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này được thực hiện bởi cơ quan tiến hành tố tụng. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn chi tiết trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án dân sự
Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án dân sự
Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án dân sự
Đơn yêu cầu
Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được căn cứ theo khoản 1 Điều 133 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (sau đây viết tắt là BLTTDS). Nội dung của đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án dân sự bao gồm:
- Ngày, tháng, năm làm đơn;
- Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
- Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.
- Tuỳ theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu phải cung cấp cho Tòa án chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.
>>>Xem thêm:
Thủ tục đề nghị hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
Thời hạn xét đơn
Về thời hạn xét đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án dân sự được quy định tại khoản 2, 3 Điều 133 BLTTDS. Cụ thể:
- Trường hợp Tòa án nhận đơn yêu cầu trước khi mở phiên tòa thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải xem xét, giải quyết, ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
- Trường hợp Hội đồng xét xử nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử xem xét, thảo luận, giải quyết tại phòng xử án.
- Đối với trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 2 Điều 111 của Bộ luật này thì sau khi nhận được đơn yêu cầu cùng với đơn khởi kiện và chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án phân công ngay một Thẩm phán thụ lý giải quyết đơn yêu cầu. Trong thời hạn 48 giờ, kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu, Thẩm phán phải xem xét và ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Biện pháp bảo đảm
Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc phải thực hiện biện pháp bảo đảm, cụ thể, căn cứ vào khoản 1 Điều 136 BLTTDS thì người đó phải nộp cho Tòa án chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Tòa án ấn định nhưng phải tương đương với tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do hậu quả của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng.
Yêu cầu buộc phải thực hiện biện pháp bảo đảm này chỉ áp dụng đối với các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 6, 7, 8, 10, 11, 15 và 16 Điều 114 BLTTDS.
Việc buộc người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thực hiện biện pháp bảo đảm nhằm:
- Bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
- Ngăn ngừa sự lạm dụng quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ phía người có quyền yêu cầu.
Biện pháp bảo đảm là biện pháp bắt buộc đối với người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
>>>Xem thêm:
Khi nào được yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong án dân sự?
Ban hành quyết định không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Việc ban hành quyết định không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại khoản 2, 3 Điều 133 BLTTDS. Cụ thể:
- Trường hợp Tòa án nhận đơn yêu cầu trước khi mở phiên tòa, nếu không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu.
- Trường hợp Hội đồng xét xử nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa, nếu không chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Hội đồng xét xử phải thông báo ngay tại phòng xử án và ghi vào biên bản phiên tòa.
- Đối với trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 2 Điều 111 của Bộ luật này thì sau khi nhận được đơn yêu cầu cùng với đơn khởi kiện và chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án phân công ngay một Thẩm phán thụ lý giải quyết đơn yêu cầu. Trong thời hạn 48 giờ, kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu, nếu không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết.
Trách nhiệm thi hành biện pháp khẩn cấp tạm thời
Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự theo khoản 1 Điều 142 BLTTDS.
Thủ tục thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại Điều 130 Luật Thi hành án dân sự 2008, được hướng dẫn bởi Điều 35 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra ngay quyết định ủy thác thi hành án khi có căn cứ ủy thác. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự nhận ủy thác phải ra quyết định thi hành án và phân công Chấp hành viên áp dụng ngay các biện pháp theo quy định tại Điều 130 Luật Thi hành án dân sự để tổ chức thi hành.
Khi người phải thi hành án cư trú hoặc có tài sản ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự được ủy thác cho cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án cư trú hoặc có tài sản đối với các quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời:
- Cấm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định; giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; tạm đình chỉ quyết định sa thải người lao động.
- Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng; buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm; buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
- Kê biên tài sản đang tranh chấp.
- Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm hàng hóa khác.
Khiếu nại Quyết định không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Khiếu nại quyết định không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Quyền khiếu nại
Đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án về việc Thẩm phán không quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời theo Điều 140 BLTTDS.
Sau khi nhận được đơn khiếu nại của đương sự, kiến nghị của Viện kiểm sát về việc Thẩm phán không ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, Chánh án Tòa án chuyển ngay cho Thẩm phán đã ra quyết định bị khiếu nại, kiến nghị để xem xét theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 02/2020/NĐ-CP.
>>>Xem thêm:
Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tranh chấp doanh nghiệp
Thời hạn khiếu nại
Chánh án Tòa án phải xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị. Cụ thể:
Trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm nhận đơn khiếu nại, kiến nghị, Thẩm phán phải xem xét và xử lý như sau:
- Trường hợp Thẩm phán nhận thấy việc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là không đúng thì Thẩm phán ra quyết định thay đổi, áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời, đồng thời báo cáo kết quả cho Chánh án Tòa án.
- Trường hợp Thẩm phán nhận thấy việc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là có căn cứ thì Thẩm phán báo cáo về căn cứ ra quyết định của mình để Chánh án Tòa án xem xét, quyết định.
Trong thời hạn 48 giờ, kể từ thời điểm nhận được báo cáo của Thẩm phán, Chánh án Tòa án phải xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị và ra một trong các quyết định sau đây:
- Không chấp nhận đơn khiếu nại của đương sự, kiến nghị của Viện kiểm sát nếu khiếu nại, kiến nghị không có căn cứ.
- Chấp nhận đơn khiếu nại của đương sự, kiến nghị của Viện kiểm sát nếu khiếu nại, kiến nghị có căn cứ. Trường hợp này, Chánh án Tòa án phải quyết định thay đổi, áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời; hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng hoặc quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Trên đây là bài viết về Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án dân sự. Nếu bạn đọc có nhu cầu gửi hồ sơ tài liệu hoặc đặt lịch gặp trực tiếp luật sư vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua số hotline 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ hoặc trao đổi trực tiếp với LUẬT SƯ DÂN SỰ. Xin cảm ơn!
Thông qua tổng đài 1900.63.63.87, Luật sư của Long Phan PMT hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc.
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.
Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét