Thứ Tư, 2 tháng 3, 2022

Bồi thường khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng gây thiệt hại

Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là một trong những quyết định có thể được Tòa án ban hành trong quá trình tố tụng. Vậy việc bồi thường khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng gây thiệt hại được quy định như thế nào? Ai có trách nhiệm bồi thường? Cơ chế ra sao? Hãy cùng Luật sư dân sự tìm hiểu vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây.

Bồi thường khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng

Bồi thường khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng

>>> Xem thêm: Thủ tục khiếu nại quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi đang giải quyết vụ kiện tại tòa

Ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Tòa án

  • Theo quy định tại Khoản 3 Điều 111 Bộ luật Tố tụng dân sự (TTDS) sửa đổi bổ sung 2019, 2020 thì Tòa án chỉ có thể tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại các khoản 1,2,3,4 và 5 Điều 114 trong trường hợp đương sự không yêu cầu áp dụng trong trường hợp quy định tại Điều 135 Bộ luật TTDS.
  • Tuy nhiên khi Tòa án áp dụng biện pháp tạm thời mà không đúng lại dẫn đến thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thuộc vào một trong các trường hợp tại Khoản 2 Điều 113 Bộ luật TTDS thì Tòa án phải bồi thường và việc bồi thường này sẽ phải theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.

Người yêu cầu áp dụng biện pháp

  • Theo Khoản 1 Khoản 2 Điều 111 Bộ luật TTDS thì các tổ chức, cá nhân có liên quan có thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
  • Theo đó, người yêu cầu Tòa án áp dụng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình căn cứ theo Khoản 1 Điều 113 Bộ luật TTDS.
  • Trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường thiệt hại.

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Đối với Tòa án

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Tòa án sẽ phát sinh trong các trường hợp tại Khoản 2 Điều 113 Bộ luật TTDS như sau:

  • Tòa án tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác với biện pháp khẩn cấp tạm thời mà cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu;
  • Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
  • Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật hoặc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không có lý do chính đáng.

>>> Xem thêm: Khi nào được yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong án dân sự?

Đối với người yêu cầu

  • Trong quy định chung tại BLDS 2015 thì người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Theo đó thì để làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của người yêu cầu sẽ cần hội đủ các điều kiện là có hành vi trái luật, có thiệt hại, có quan hệ nhân quả và xem xét yếu tố lỗi.
  • Trong quy định chuyên biệt tại Bộ luật TTDS thì người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường, điểm khác biệt so với quy định của BLDS là không bị phụ thuộc, không cần xem xét vào yếu tố lỗi của người yêu cầu.
  • Việc xem xét việc buộc người yêu cầu phải bồi thường xuất phát từ việc đây là biện pháp khẩn cấp, Tòa án không có thời gian để kiểm tra kỹ các điều kiện hợp pháp, nếu kiểm tra kỹ thì rất mất thời gian không còn tính khẩn cấp nữa, vì vậy người yêu cầu có thể phải gánh chịu rủi ro từ việc áp dụng không đúng biện pháp khẩn cấp tạm thời, buộc người yêu cầu phải có trách nhiệm xem xét cẩn trọng hơn.

Xác định thiệt hại

  • Theo quy định trong Bộ luật TTDS thì có đề cập đến vấn đề bồi thường thiệt hại tuy nhiên không có quy định cụ thể thiệt hại trong trường hợp này là như thế nào.
  • Thực tế, nhiều trường hợp Tòa án quay sang áp dụng các quy định về xác định thệt hại trong pháp luật dân sự cụ thể là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, theo đó các thiệt hại có thể bao gồm thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Ví dụ như trường hợp phải bồi thường các thiệt hại do nhà bị phong tỏa từ quyết định áp dụng không đúng luật.

>>> Xem thêm: Thẩm phán không chịu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì làm gì

Cơ chế giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại

Cơ chế giải quyết yêu cầu bồi thường

Cơ chế giải quyết yêu cầu bồi thường

Cơ chế đối với cơ quan nhà nước

  • Theo Bộ luật TTDS đã quy định rõ về cơ chế giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với Tòa án khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể trường hợp áp dụng không đúng mà gây thiệt hại thì Tòa án phải bồi thường và việc bồi thường này cũng được quy định là phải theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.
  • Theo đó, căn cứ theo Điều 16 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP thì sau khi nhận được đơn khiếu nại của đương sự, kiến nghị của Viện kiểm sát về quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời Chánh án Tòa án chuyển ngay cho Thẩm phán đã ra quyết định bị khiếu nại, kiến nghị để xem xét, về trình tự thủ tục cũng sẽ theo Nghị quyết này.

Cơ chế dân sự thông thường đối với người yêu cầu

  • Đối với người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Bộ luật TTDS không viện dẫn đến Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước nên không áp dụng cơ chế tại Luật đó.
  • Thực tế cơ chế đối với người yêu cầu trong trường hợp này sẽ quay sang các quy định thông thường áp dụng cho quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật dân sự.

Thông tin liên hệ công ty Luật Long Phan PMT

  • Để nhận hỗ trợ tư vấn, qua EMAIL: Thực hiện bằng cách gửi mail trình bài nội dung cần được giải đáp đính kèm tư liệu/tài liệu liên quan đến E-mail: pmt@luatlongphan.vn, sẽ được Luật sư trả lời bằng văn bản qua email, giải quyết nhanh chóng các vấn đề nhất.
  • Để nhận hỗ trợ tư vấn qua tổng đài điện thoại: Chỉ cần dùng điện thoại cá nhân gọi về số tổng đài trực tuyến 1900 63.63.87 và trình bày nội dung cần tham vấn với luật sư. Mọi vướng mắc pháp lý của bạn sẽ được Luật sư Long Phan PMT lắng nghe và tận tình giải đáp.
  • Tư vấn online qua ZALO: Trường hợp quý khách có tài liệu cần gửi nhanh qua Zalo theo số điện thoại 0819700748 để luật sư xem xét và trả lời.
  • Tư vấn qua FACEBOOK: FANPAGE Luật Long Phan
  • Gặp trực tiếp luật sư tư vấn tại TRỤ SỞ CÔNG TY: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP.HCM
  • Văn Phòng giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, HCM

Nếu Quý khách hàng đang cần tư vấn vấn đề liên quan đến Bồi thường khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng gây thiệt hại thì đừng ngần ngại liên hệ với TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé. Thông qua tổng đài 1900.63.63.87, hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khac nhau. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc. Xin cám ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn. 



Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...