Thứ Tư, 16 tháng 3, 2022

Con mất trước cha mẹ có được hưởng thừa kế không?

Nhiều trường hợp cha mẹ chia tài sản cho con cái để phụng dưỡng cha mẹ sau này nhưng không may con mất trước cha mẹ, khi đó cha mẹ có được hưởng di sản thừa kế từ con không? Bài viết dưới đây, Luật Long Phan sẽ làm rõ quy định pháp luật về vấn đề liên quan đến con mất trước cha mẹ có được hưởng thừa kế không?

Con mất trước cha mẹ có được hưởng thừa kế khôngCon mất trước cha mẹ có được hưởng thừa kế không

Con chết trước cha mẹ có được hưởng tài sản thừa kế không

Trường hợp người chết để lại di chúc có hiệu lực pháp luật

Di chúc có hiệu lực pháp luật là di chúc thỏa mãn các điều kiện được quy định tại Điều 630 Bộ luật dân sự 2015.

Căn cứ Điều 644 Bộ luật dân sự 2015, người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc như sau:

Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng hoặc con thành niên mà không có khả năng lao động vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho rg di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó.

Theo quy định trên thì trường hợp con chết trước cha mẹ có để lại di chúc thì ba mẹ sẽ được hưởng theo di chúc, còn trường hợp cha, mẹ không được con cho hưởng di sản theo di chúc thì vẫn sẽ được hưởng di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật.

Trường hợp người chết không để lại di chúc

Nếu con mất không để lại di chúc thì di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo trình tự:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Căn cứ theo quy định trên, nếu không thuộc trường hợp không được hưởng di sản thừa kế theo quy định tại Điều 621 Bộ luật dân sự 2015, cha, mẹ vẫn được hưởng di sản thừa kế của con ngay cả trong trường hợp con không để lại di chúc

Như vậy, trong mọi trường hợp để lại di chúc hay không có di chúc, cha, mẹ vẫn có quyền sở hữu đối với di sản thừa kế của con mình.

Thừa kế thế vị có ngoại lệ khôngThừa kế thế vị có ngoại lệ không?

>>>Xem thêm: Xử lý tài sản thừa kế của những người chết cùng thời điểm

Thừa kế thế vị có ngoại lệ không

Thực tế cho thấy có những trường hợp người được hưởng thừa kế chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản. Khi đó pháp luật cho phép con của người thừa kế được hưởng phần di sản mà lẽ ra bố mẹ chúng sẽ được hưởng theo pháp luật nếu còn sống. Việc thừa kế như vậy gọi là thừa kế thế vị được quy định tại Điều 625 Bộ luật dân sự 2015: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”

Nếu hai người thừa kế tài sản của nhau mà được coi là chết cùng một thời điểm thì họ đương nhiên sẽ không còn sống để hưởng thừa kế của nhau, di sản của mỗi người được chia cho những người thừa kế của họ. Thừa kế thế vị chỉ phát sinh từ thừa thừa kế theo pháp luật mà không phát sinh từ thừa kế theo di chúc.

Dịch vụ luật sư thừa kế di chúcDịch vụ luật sư thừa kế di chúc

>>>Xem thêm: Cha mẹ mất không để lại di chúc thì đất đai được phân chia như thế nào?

Thông tin liên hệ luật sư

Để nhận được sự tư vấn của Luật sư một cách nhanh chóng nhất, quý khách vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.63.63.87 hoặc:

Quý khách hàng có thể tư vấn trực tiếp tại:

  • Trụ sở chính Quận 3: Tầng 14, Tòa Nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 03, Tp Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng Bình Thạnh: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến câu hỏi “Con mất trước cha mẹ có được hưởng thừa kế không?”. Quý bạn đọc còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp hoặc cần nhận được sự hỗ trợ từ TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.



Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...