Việc vay vốn để thực hiện các hoạt động tiêu dùng hoặc kinh doanh hiện nay rất phổ biến. Một trong những điều người có nhu cầu vay vốn quan tâm chính là lãi suất cho vay. Mức lãi suất cho vay trong năm 2021 là bao nhiêu? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến vấn đề trên đến quý bạn đọc.
Tư vấn về lãi suất cho vay năm 2021
>>>Xem thêm:Lãi suất tính tiền do chậm trả lương cho người lao động
Lãi suất cho vay tín dụng
Lãi suất ngắn hạn
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN ( Thông tư 39), lãi suất cho vay tín dụng trong ngắn hạn trước hết phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa bên đi vay với bên cho vay là các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ quy định về lãi suất cho vay tối đa đối với các nhu cầu vốn cụ thể quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 39 như sau trong từng thời kỳ:
- Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
- Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật thương mại;
- Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;
- Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;
- Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật công nghệ cao.
Như vậy, đối với nhu cầu vốn được liệt kê như trên thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi cho vay không được thỏa thuận với khách hàng mức lãi suất cao hơn quy định của Ngân hàng Nhà nước quy định trong mỗi thời kỳ.
Từ ngày 01/10/2020 cho đến thời điểm hiện nay, theo Quyết định 1730/QĐ-NHNN năm 2020 về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng việt nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu kể trên được quy định như sau:
Lãi suất cho vay ngắn hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 4,5%/năm.
Lãi suất cho vay ngắn hạn của Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô
Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 5,5%/năm.
Mức lãi suất cho vay ngắn hạn được quy định như trên đã giảm 0,5%/năm so với mức lãi suất được quy định gần nhất tại Quyết định 920/QĐ-NHNN ngày 12/5/2020.
Lãi suất trung và dài hạn
Đối với các khoản vay tín dụng trung và dài hạn hiện nay không được quy định con số cụ thể. Đồng thời Ngân hàng nhà nước cũng không quy định lãi suất tối đa hay tối thiểu đối với các khoản vay này.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 39, lãi suất cho vay trung và dài hạn hiện nay tại các tổ chức tín dụng được quyết định dựa trên sự thỏa thuận giữa các tổ chức tín dụng và khách hàng theo nhu cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng.
Mặt khác, do lãi suất tín dụng có tính biến động và phụ thuộc vào từng khách hàng cụ thể. Do vậy, khách hàng có nhu cầu vay tín dụng có để tìm hiểu về mức lãi suất bình quân cho các khoản vay tín dụng thông qua từng thời kỳ trong thông tin về hoạt động ngân hàng trong tuần được ngân hàng Nhà nước công bố hằng tuần để tìm hiểu về lãi suất tín dụng.
Lãi suất trung và dài hạn
>>>Xem thêm:Cho vay tiền không có giấy tờ có đòi được không?
Lãi suất cho vay dân sự khác
Theo Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định lãi suất vay dân sự do bên cho vay và bên đi vay thỏa thuận, thống nhất với nhau.
Tuy nhiên, để tránh tình trạng cho vay dân sự với lãi suất quá cao, BLDS đã quy định về mức lãi suất cho vay tối đa. Cụ thể, nếu trong hợp đồng cho vay có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận giữa các bên không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng trong hợp đồng không xác định rõ lãi suất là bao nhiêu và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn theo quy định của BLDS ( tức là không vượt quá 10%/năm của khoản tiền vay) tại thời điểm trả nợ.
Theo hướng dẫn của Điều 5 Nghị quyết 01/2019/HĐTP, lãi trong các hợp đồng cho vay dân sự sẽ được tính như sau:
- Hợp đồng vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì tiền lãi được tính như sau:
Tiền lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả = (nợ gốc quá hạn chưa trả) x (20%) x (thời gian chậm trả nợ gốc); - Hợp đồng vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì lãi, lãi suất được xác định như sau:
- Lãi trên nợ gốc trong hạn chưa trả theo lãi suất thỏa thuận nhưng không vượt quá mức lãi suất quy định tại khoản 1 Điều 468 của BLDS.
Tiền lãi trên nợ gốc trong hạn chưa trả = (nợ gốc chưa trả) x (lãi suất theo thỏa thuận hoặc 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 tại thời điểm trả nợ) x (thời gian vay chưa trả lãi trên nợ gốc). - Trường hợp chậm trả lãi trên nợ gốc trong hạn thì còn phải trả lãi trên nợ lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của BLDS tại thời điểm trả nợ tương ứng với thời gian chậm trả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Tiền lãi trên nợ lãi chưa trả = (nợ lãi chưa trả) x (20%) x (thời gian chậm trả tiền lãi trên nợ gốc); - Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% mức lãi suất vay do các bên thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Mức lãi suất trên nợ gốc quá hạn do các bên thỏa thuận không được vượt quá 150% mức lãi suất quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Tiền lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả = (nợ gốc quá hạn chưa trả) x (lãi suất do các bên thỏa thuận hoặc 150% lãi suất vay do các bên thỏa thuận) x (thời gian chậm trả nợ gốc).
Lãi suất giới hạn theo quy định pháp luật
Mức lãi suất tối đa để các bên cho vay theo pháp luật hiện hành cho phép là không vượt quá 20% /năm tức không vượt quá 1,666%/tháng, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
Một trường hợp lãi suất cho vay có thể vượt quá 20%/ năm là trường hợp lãi suất cho vay tiêu dùng của công ty tài chính.
Được quy định tại Điều 9 Thông tư 43/2016/TT-NHNN , sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 12 Điều 1 Thông tư số 18/2019/TT-NHNN, các công ty tài chính sẽ ban hành quy định về khung lãi suất cho vay tiêu dùng áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống trong từng thời kỳ, trong đó bao gồm mức lãi suất cho vay cao nhất, mức lãi suất cho vay thấp nhất đối với từng sản phẩm cho vay tiêu dùng.
Pháp luật không có quy định cụ thể mức lãi suất trần và mức lãi suất tối đa của hình thức cho vay này. Lãi suất cho vay tiêu dùng được xác định dựa vào sự tự điều chỉnh của Công ty tài chính và phải được Ngân hàng Nhà nước thông qua và cho phép áp dụng.
Như vậy, các công ty tài chính thường cho vay tiêu dùng với lãi suất khá cao, trên mức lãi suất tối đa BLDS quy định là 20%/năm nhưng điều đó không vi phạm pháp luật.
Hậu quả của phần lãi suất vượt quá giới hạn
Lãi suất cho vay vượt quá giới hạn pháp luật quy định
>>>Xem thêm:
Cho vay với lãi suất cao thì phạm tội gì?
Tại khoản 1, điều 468 BLDS quy định, trường hợp lãi suất theo thỏa thuận cho vay vượt quá lãi suất giới hạn là 20%/ năm và không thuộc trường hợp pháp luật có quy định khác thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
Cụ thể, bên đi vay sẽ chỉ trả tối đa mức lãi suất 20%/ năm và không cần trả phần lãi suất vượt quá 20% cho bên cho vay.
Theo hướng dẫn của Nghị quyết 01/2019/HĐTP thì số tiền lãi đã trả vượt quá mức lãi suất, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi quá hạn quy định sẽ được trừ vào số tiền nợ gốc tại thời điểm trả lãi; số tiền lãi đã trả vượt quá còn lại sau khi đã trừ hết nợ gốc thì được trả lại cho bên vay.
Mặt khác nếu người cho vay cho người khác vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định trong BLDS thì sẽ cấu thành tội cho vay nặng lãi theo Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Liên hệ luật sư
Để được tìm hiểu một cách chi tiết về các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cách để yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền lợi cho mình, quý khách vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.63.63.87 hoặc:
- Email: pmt@luatlongphan.vn
- Fanpage: Luật Long Phan
- Zalo: 0819700748
Quý khách hàng có thể tư vấn trực tiếp tại:
- Trụ sở chính Quận 3: Tầng 14, Tòa Nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 03, Tp Hồ Chí Minh.
- Văn phòng Bình Thạnh: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi liên quan đến Lãi suất cho vay năm 2021. Qua nội dung tư vấn như trên, nếu quý đọc giả còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc có nhu cầu tìm TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ để hỗ trợ, vui lòng liên hệ qua HOTLINE: 1900.63.63.87. Xin cám ơn!
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn
Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét