Trong quá trình thụ lý, giải quyết vụ án dân sự, để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, các đương sự có thể đề nghị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với người có nghĩa vụ. Trong nhóm các biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định trong Bộ Luật Tố tụng dân sự, các biện pháp mang tính chất ngăn chặn thường được các đương sự lựa chọn áp dụng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin Các biện pháp ngăn chặn đối với người có nghĩa vụ khi yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Tư vấn áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Tố tụng dân sự
>>>Xem thêm: Cách Viết Đơn Ngăn Chặn Gửi Tòa Án Phong Tỏa Tài Sản Khi Đang Khởi Kiện
Khi nào phải thực hiện biện pháp ngăn chặn đối với người có nghĩa vụ?
Biện pháp khẩn cấp tạm thời sẽ được tòa án áp dụng khi đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện (các chủ thể có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại điều 111, điều 117 Bộ luật tố tụng dân sự 2015) có đơn yêu cầu hoặc Tòa án xét thấy cần thiết phải thực hiện các biện pháp này.
Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn cho người có nghĩa vụ nhằm giải quyết các yêu cầu cấp bách của đương sự như: bảo vệ tài sản, bảo toàn tình trạng hiện có của tài sản, tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc thi hành án.
Các biện pháp ngăn chặn đối với người có nghĩa vụ khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Các biện pháp ngăn chặn đối với người có nghĩa vụ được hiểu là những biện pháp tác động đến tài sản của người có nghĩa vụ nhằm ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản của họ, đảm bảo cho việc hoặc giải quyết vụ án thi hành án.
Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước
Căn cứ Điều 124 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015, Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, khác kho bạc Nhà Nước là được hiểu là sự “đóng băng”, không cho dịch chuyển tài khoản của người có nghĩa vụ tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc Nhà Nước.
Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án sẽ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này khi có người có nghĩa vụ thỏa mãn điều kiện sau:
- Có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc Nhà Nước
- Việc phong tỏa tài khoản đó là cần thiết cho việc giải quyết vụ án hoặc đảm bảo cho việc thi hành án
Phong tỏa tài khoản của người có nghĩa vụ tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc Nhà nước
>>>Xem thêm: Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong thời gian vụ án bị tạm đình chỉ
Phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ
Phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ được quy định tại điều 125 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 là biện pháp giữ nguyên, không cho chuyển dịch tài sản của người có nghĩa vụ và tài sản. Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nói trên, tài sản bị phong tỏa của người có nghĩa vụ phải đang do người khác nhận gửi giữ.
Biện pháp khẩn cấp tạm thời này được Tòa án áp dụng khi thỏa mãn các điều kiện sau:
- Có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản đang gửi người khác giữ.
- Việc phong tỏa tài sản đó là cần thiết để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ
Theo điều 126 Bộ luật tố tụng dân sự, biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ được hiểu là việc cô lập không cho phép chuyển dịch tài sản của người có nghĩa vụ.
Điểm khác biệt giữa Phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ tại Điều 125 và Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ là trong biện pháp khẩn cấp tạm thời này là tài sản bị phong tỏa không được chủ sở hữu gửi ở đâu đó và do người khác quản lý mà đang do chính chủ sở hữu – người có nghĩa vụ nắm giữ.
Để áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này đối với người có nghĩa vụ thì trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc thi hành án.
Các biện pháp khẩn cấp khác được tòa án áp dụng để ngăn chặn hành vi của người có nghĩa vụ
Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự bên cạnh lựa chọn các biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định cụ thể, cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể yêu cầu tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác, được quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành khác.
Các biện pháp khẩn cấp khác có thể được Tòa án áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án như: buộc thực hiện trước 1 phần nghĩa vụ ( Điều 116), cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ (Điều 128), cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định (Điều 127), cấm dịch chuyển quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp ( Điều 121)…
Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ để đảm bảo việc thi hành án
>>>Xem thêm:
Có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cùng lúc nộp đơn khởi kiện không?
Thực hiện nghĩa vụ bảo đảm khi yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Thực hiện nghĩa vụ đảm bảo được hiểu là việc người có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải nộp cho Tòa án các giấy tờ hoặc tài sản như sau:
- Các chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc cơ quan tổ chức cá nhân khác
- Một khoản tiền kim khí quý đá quý hoặc giấy tờ có giá
Các loại giấy tờ hoặc tài sản này do Tòa án ấn định tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện để đảm bảo bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba.
Các biện pháp khẩn cấp tạm thời: Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước, Phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ, Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ đối với người có nghĩa vụ và các biện pháp khác được quy định tại Khoản 1 Điều 136 khi yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đặt ra nghĩa vụ bảo đảm đối với người có yêu cầu.
Các nghĩa vụ pháp lý khi yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng của người yêu cầu đối với người có nghĩa vụ
Khi người có quyền yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng với người có nghĩa vụ thì họ phải chịu các hệ quả pháp lý:
Người yêu cầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Nếu hành vi yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng, gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc người thứ ba thì người có yêu cầu phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo các quy định tại chương XX Bộ luật dân sự năm 2015.
Liên hệ luật sư
Để được tìm hiểu một cách chi tiết về các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cách để yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền lợi cho mình, quý khách vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.63.63.87 hoặc:
- Email: pmt@luatlongphan.vn
- Fanpage: Luật Long Phan
- Zalo: 0819700748
Quý khách hàng có thể tư vấn trực tiếp tại:
- Trụ sở chính Quận 3: Tầng 14, Tòa Nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 03, Tp Hồ Chí Minh.
- Văn phòng Bình Thạnh: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi liên quan đến Các biện pháp ngăn chặn đối với người có nghĩa vụ khi yêu cầu tòa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời . Qua nội dung tư vấn như trên, người bị kết án có thể thực hiện việc xin hoãn chấp hành hình phạt tù tại cơ quan có thẩm quyền khi thuộc các trường hợp luật định. Nếu quý đọc giả còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc có nhu cầu tìm TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ để hỗ trợ, vui lòng liên hệ qua HOTLINE: 1900.63.63.87. Xin cám ơn!
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.
Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét