Thứ Tư, 9 tháng 3, 2022

Hướng xử lý không vay tiền nhưng vẫn bị đòi nợ

Trong cuộc sống thì nhiều trường hợp cá nhân không vay nợ nhưng bị các công ty hay cá nhân yêu cầu trả nợ, ảnh hưởng và làm phiền đến cuộc sống cũng như uy tín của cá nhân của mình. Vậy trong tình huống này cá nhân cần phải xử lý như thế nào khi không vay tiền nhưng vẫn bị đòi nợ. Quý bạn đọc hãy cùng Long Phan PMT tìm hiểu về vấn đề này.

Hướng xử lý không vay tiền nhưng vẫn bị đòi nợ

Hướng xử lý không vay tiền nhưng vẫn bị đòi nợ

Thu thập tài liệu, chứng cứ về hành vi đòi nợ

Khi trong tình huống này cá nhân cần phải tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ về hành vi đòi nợ để làm cơ sở cho khiếu kiện, tố cáo:

  • Lưu thông tin địa chỉ của tổ chức, cá nhân có hành vi đòi nợ.
  • Ghi âm, sao chụp các hành vi đòi nợ của tổ chức, cá nhân có hành vi đòi nợ.
  • Có thể yêu cầu thừa phát lại lập vi bằng về hành vi đòi nợ của tổ chức, cá nhân.
  • Lưu giữ các tài liệu mà tổ chức, cá nhân gửi cho người bị đòi nợ.
  • Yêu cầu những người xung quanh có thể làm người làm chứng về hành vi đòi nợ….

Căn cứ vào Điều 14 Luật giao dịch điện tử 2005 thì khi thu thập các tài liệu chứng cứ là thông điệp dữ liệu cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu.
  • Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.

>>>Xem thêm: Cho vay tiền không có giấy tờ có đòi được không?

Tố giác về hành vi vu khống

Tố giác về hành vi vu khống

Tố giác về hành vi vu khống, làm nhục người khác

  • Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP người nào xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác có thể phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
  • Căn cứ vào Điều 155 và Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 người nào có hành vi làm nhục và vu khống người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và hình phạt cao nhất lên tới 07 năm tù.
  • Tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 28/2020 của Bộ Công an; và Điều 163 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015; để cơ quan này tiến hành điều tra, xác minh sự việc cũng như có phương án xử lý với người vu khống, làm nhục người khác, cần phải làm đơn tố giác gửi tới cơ quan công an có thẩm quyền:
  • Công an xã, phường, thị trấn: Có nhiệm vụ phân loại, xử lý tin báo về tội phạm;
    • Công an điều tra cấp huyện: Có nhiệm vụ điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện;
  • Công an điều tra cấp tỉnh: Có nhiệm vụ điều tra những tội phạm thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, có yếu tố nước ngoài…

>>>Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục khởi kiện đòi nợ tiền cá nhân

 Khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

Khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

Khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp không khởi tố vụ án và không thỏa thuận được về dân sự

Trong trường hợp không đủ khởi tố vụ án và không thoả thuận được về dân sự thì có thể khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:

  • Căn cứ vào Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 thì người nào có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín,… quyền và lợi ích hợp pháp của người khác mà gây ra thiệt hại thì phải bồi thường. Vì vậy trong trường hợp này trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã phát sinh.

Căn cứ vào Điều 592 người khởi kiện có thể yêu cầu những khoản thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm như sau:

  • Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
  • Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
    • Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
  • Thiệt hại khác do luật quy định.
  • Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

>>>Xem thêm: Vỡ nợ không có khả năng trả thì xử lý như thế nào?

Liên Hệ

Trên đây là nội dung tư vấn về hướng xử lý khi không vay tiền nhưng vẫn bị đòi nợ. Nếu quý bạn đọc còn có những thắc mắc các vấn đề liên quan đến tư vấn hoặc các vấn đề khác về pháp luật dân sự, vui lòng thông qua tổng đài 1900.63.63.87, Luật sư TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ của Long Phan PMT hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Hotline 1900.63.63.87 Luôn sẳn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.



Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...