Bản chất của việc ủy quyền là giúp thực hiện công việc của bên ủy quyền. Tuy nhiên, có thể vì một lý do nào đó mà bên được ủy quyền không thể thực hiện được công việc đã được giao phó. Vậy khi nào người được ủy quyền có thể ủy quyền tiếp cho người khác không thực hiện công việc ủy quyền ban đầu? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến vấn đề trên đến quý bạn đọc.
Người được ủy quyền có thể ủy quyền tiếp cho người khác không
>>>Xem thêm: Các lưu ý khi nhờ người khác bán nhà đất thông qua ủy quyền
Các điều kiện được phép ủy quyền lại cho bên thứ ba
Uỷ quyền tiếp cho người khác được hiểu là việc bên được ủy quyền thực hiện việc ủy quyền cho người thứ ba thay mặt mình thực hiện công việc đã được ủy quyền.
Mục đích của việc ủy quyền là thay mặt người ủy quyền thực hiện hành vi vì lợi ích của người ủy quyền. Do vậy, để thực hiện ủy quyền tiếp cho người khác thực hiện công việc, các bên trong quan hệ ủy quyền lại cần phải đảm bảo các điều kiện theo quy định tại Điều 564 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) như sau, :
- Việc ủy quyền lại phải được sự đồng ý của người ủy quyền
- Vì sự kiện bất khả kháng, nếu không áp dụng việc ủy quyền lại cho người khác thực hiện thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.
- Phạm vi ủy quyền lại không vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.
- Hình thức ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đâu.
Có thể ủy quyền tiếp thông qua hình thức nào?
Theo quy định tại BLDS, ủy quyền tiếp cho người khác có thể thực hiện thông qua hợp đồng ủy quyền lại. Trong nội dung hợp đồng ủy quyền lại sẽ bao gồm sự thỏa thuận giữa các bên. Cụ thể, bên được ủy quyền lại có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền ban đầu, còn bên ủy quyền lại phải trả thù lao, trong trường hợp thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Các bên trong quan hệ ủy quyền lại có thể thỏa thuận hình thức ủy quyền cho bên thứ ba tiếp tục thực hiện công việc nhưng phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu, trừ trường hợp pháp luật quy định việc ủy quyền lại cho người thứ ba phải được lập bằng văn bản.
Việc phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu nghĩa được hiểu như sau:
- Khi hợp đồng ủy quyền ban đầu được lập thành văn bản thì hợp đồng ủy quyền lại cũng phải tuân thủ hình thức này là được lập thành văn bản giữa bên được ủy quyền và bên được ủy quyền lại.
- Nếu hợp đồng ủy quyền ban đầu theo quy định của pháp luật hoặc sự thỏa thuận giữa các bên được thể hiện dưới hình thức hợp đồng có công chứng thì hợp đồng ủy quyền lại cũng phải lập thành văn bản có công chứng như hợp đồng ủy quyền ban đầu.
Về mặt nội dung ủy quyền trong hợp đồng ủy quyền lại cũng không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu. Nếu hợp đồng ủy quyền lại vượt quá phạm vi ủy quyền so với hợp đồng ủy quyền ban đầu thì phần vượt quá sẽ bị tuyên bố vô hiệu theo Điều 407 BLDS.
Trong trường hợp xảy ra thiệt hại do bên ủy quyền lại gây ra làm cho bên được ủy quyền lại vượt quá phạm vi thẩm quyền ủy quyền ban đầu thì bên ủy quyền lại phải bồi thường cho bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Còn trong trường hợp bên ủy quyền lại và bên được ủy quyền lại cố tình gây thiệt hại cho bên ủy quyền thì sẽ liên đới chịu trách nhiệm bồi thường.
Hiện nay, còn một hình thức khác để thực hiện việc ủy quyền tiếp cho người khác là hình thức giấy ủy quyền. Pháp luật hiện nay không quy định cụ thể về hình thức, nội dung của giấy ủy quyền lại do cá nhân lập, nhưng vẫn thừa nhận hình thức ủy quyền này thông qua việc quy định trình tự, thủ tục chứng thực Giấy ủy quyền được quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015.
Đối với hình thức ủy quyền lại bằng Giấy ủy quyền thì hiện tại pháp luật đã giới hạn phạm vi, nội dung ủy quyền là không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường và chỉ giới hạn một số công việc đơn giản nhất định.
Hình thức ủy quyền lại phải phù hợp với hình thực ủy quyền ban đầu
>>>Xem thêm: Có được cho người khác nộp và ký đơn khởi kiện
Quyền và nghĩa vụ của các bên
Quyền và nghĩa vụ của bên được ủy quyền lại
Khi ký kết hợp đồng ủy quyền lại cho người thứ ba, bên được ủy quyền lại sẽ có nghĩa vụ thực hiện công việc theo ủy quyền và phải báo cho bên ủy quyền lại về việc thực hiện công việc đó.
Người được ủy quyền lại chỉ được thực hiện những hành vi trong phạm vi ủy quyền đã được ghi trong hợp đồng ủy quyền lại phù hợp với phạm vi trong hợp đồng ủy quyền ban đầu giữa bên ủy quyền và bên ủy quyền lại.
Bản chất của việc ủy quyền lại là thay người được ủy quyền thực hiện các công việc cho bên ủy quyền. Do vậy, quyền và nghĩa vụ của bên được ủy quyền lại phụ thuộc vào các bên thỏa thuận, nhưng về cơ bản bên nhận ủy quyền lại sẽ kế thừa phần lớn các quyền và nghĩa vụ của bên được ủy quyền quy định tại điều 565, 566 BLDS.
Nghĩa vụ của bên được ủy quyền lại như sau:
- Thực hiện công việc được ủy quyền lại và báo cho bên được ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.
- Báo cho người có liên quan trong công việc phải thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.
- Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền lại.
- Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền lại.
- Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền lại theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
- Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định.
Quyền của bên được ủy quyền lại được quy định như sau:
- Yêu cầu bên ủy quyền lại cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền.
- Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền lại.
- Hưởng thù lao, nếu các bên có thỏa thuận.
Quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền lại
Người được ủy quyền có thể ủy quyền lại cho người được ủy quyền lại toàn bộ hay một phần hành vi cần thiết để thực hiện những giao dịch dân sự. Khi này, bên ủy quyền lại có những nghĩa vụ như sau:
- Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện đã nhận từ bên ủy quyền cho bên được ủy quyền lại thực hiện hành vi pháp lý đã được ủy quyền.
- Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền lại thực hiện trong phạm vi đã ủy quyền với bên ủy quyền.
- Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền lại đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền.
- Trả thù lao cho bên được ủy quyền lại, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao.
Quyền của bên ủy quyền lại bao gồm các điều cơ bản sau:
- Yêu cầu bên được ủy quyền lại thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền.
- Yêu cầu bên được ủy quyền lại giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc ủy quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Các trường hợp không được phép ủy quyền lại cho người khác
Từ điều kiện được phép ủy quyền lại theo điều 564 BLDS, người được ủy quyền không thể ủy quyền tiếp cho người khác trong trường hợp người ủy quyền không đồng ý việc cho ủy quyền tiếp cho người khác. Đồng thời nếu không xảy ra sự kiện bất khả kháng khiến người được ủy quyền ban đầu không thể thực hiện công việc được ủy quyền. Quy định trên nhằm hạn chế việc ủy quyền lại một cách bừa bãi, không đúng với mục đích của việc ủy quyền.
Do pháp luật không quy định về hình thức của việc đồng ý cho phép ủy quyền tiếp, từ đó nên việc không đồng ý cho ủy quyền có thể được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào như văn bản hay lời nói.
Mặt khác, tại các doanh nghiệp, tùy theo điều lệ mà doanh nghiệp có thể hạn chế quyền ủy quyền tiếp cho người khác thực hiện công việc nhằm đảm bảo quyền quyết định vãn thuộc về các thành viên trong ban quản trị doanh nghiệp.
Các trường hợp không được ủy quyền lại
>>>Xem thêm: Vấn đề ủy quyền trong doanh nghiệp
Liên hệ luật sư
Để được tìm hiểu một cách chi tiết về việc ủy quyền tiếp cho người khác thực hiện công việc, quý khách vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.63.63.87 hoặc:
- Email: pmt@luatlongphan.vn
- Fanpage: Luật Long Phan
- Zalo: 0819700748
Quý khách hàng có thể tư vấn trực tiếp tại:
- Trụ sở chính Quận 3: Tầng 14, Tòa Nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 03, Tp Hồ Chí Minh.
- Văn phòng Bình Thạnh: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi liên quan đến Người được ủy quyền có thể ủy quyền tiếp cho người khác không? Qua nội dung tư vấn như trên, nếu quý đọc giả còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc có nhu cầu tìm TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ để hỗ trợ, vui lòng liên hệ qua HOTLINE: 1900.63.63.87. Xin cám ơn!
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.
Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét