Người mắc bệnh tâm thần không được giao kết hợp đồng không? vì người mắc bệnh tâm thần không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Do đó việc giao kết hợp đồng của người này được thực hiện thông qua cơ chế đại diện cụ thể là thông qua người giám hộ đương nhiên. Tuy nhiên, để biết được giao dịch dân sự của một người mắc bệnh tâm thần được thực hiện như thế nào, thì chúng tôi xin giải đáp thắc mắc dưới bài viết này.
Người mắc bệnh tâm thần có được giao kết hợp đồng không
Người mắc bệnh tâm thần có được giao kết hợp đồng không
>>>Xem thêm: Thủ tục đại diện cho người nhà bị tâm thần khi mua bán đất
Phương thức giao dịch của người mắc bệnh tâm thần
Địa vị pháp lý của người bị tâm thần
Theo quy định tại Điều 22 Bộ luật dân sự 2015 thì một người mắc bệnh tâm thần không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì được xem là người mất năng lực hành dân sự. Cụ thể trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định có thẩm quyền, chỉ có cơ quan y tế có thẩm quyền mới được phép kết luận giám định pháp y tâm thần. Toà án có thể tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan.
Xác lập giao dịch thông qua cơ chế người đại diện
Do người tâm thần là người mất năng lực hành vi dân sự do đó đối với các giao dịch dân sự thì họ không thể trực tiếp tiến hành mà cần phải thông qua cơ chế đại diện. Theo quy định của pháp luật thì cơ chế đại diện nói chung có hai trường hợp, trường hợp đại diện đương nhiên (giám hộ đương nhiên) và trường hợp đại diện theo ủy quyền, cần có sự chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền như: Giấy ủy quyền, hợp đồng ủy quyền,…
Đối với người mắc bệnh tâm thần thì người giám hộ chính là người đại diện hợp pháp của họ (người mất năng lực hành vi dân sự). Theo quy định tại Điều 53 Bộ luật dân sự 2015 quy định người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự gồm:
- Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.
- Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.
- Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.
Trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ.
Người tâm thần có giao kết hợp đồng được không
Người mắc bệnh tâm thần là người mất năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật dân sự những người bị mất năng lực hành vi dân sự vẫn có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự. Để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho những người này khi họ không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, tại Khoản 2 Điều 22 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện”. Như vậy, những người mất năng lực hành vi dân sự không có khả năng để nhận thức và hành động một cách đúng đắn theo ý chí của mình, không có đủ khả năng để hiểu và làm chủ được hành vi thì việc giao kết hợp đồng, thực hiện giao dịch dân sự của người này phải do người đại diện theo pháp luật thực hiện. Họ sẽ tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự thông qua người đại diện theo pháp luật mà người đại diện theo pháp luật của người mất năng lực hành vi dân sự là người giám hộ của người này. Người giám hộ được xác định theo Điều 53 Bộ luật dân sự 2015.
Người mắc bệnh tâm thần có giao kết hợp đồng được không?
>>>Xem thêm: Người mất năng lực hành vi dân sự có được tặng cho bất động sản không
Cơ chế xác lập hợp đồng với người đại diện hợp pháp
Kiểm tra tư cách đại diện
Tại Điều 49 Bộ luật dân sự 2015 có quy định rằng để làm người giám hộ cho người bị tâm thần, cá nhân phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
- Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
Việc quy định người giám hộ đương nhiên của người bị tâm thần giúp người bị tâm thần có thể đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong các giao dịch dân sự.
Kiểm tra phạm vi đại diện
Người đại diện thực hiện hành vi nhân danh người được đại diện thực hiện các giao dịch dân sự. Vì vậy, cần phải có giới hạn nhất định cho hành vi đó gọi là phạm vi thẩm quyền đại diện. Tuỳ thuộc vào quan hệ đại diện là đại diện theo pháp luật hay đại diện theo uỷ quyền mà người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ tại khoản 1 Điều 141 Bộ luật dân sự 2015.
Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định nêu trên thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Tuy nhiên, trong phạm vi đại diện của mình người đại diện không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình. Không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với người thứ ba mà mình cũng chính là người đại diện của người đó.
Việc xác định phạm vi đại diện có ý nghĩa quan trọng không chỉ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được đại diện mà còn bảo vệ quyền lợi cho người thứ ba xác lập giao dịch dân sự với người đại diện. Ngoài ra, trách nhiệm của người được đại diện với người thứ ba chỉ phát sinh khi người đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện của mình.
Ký kết và thực hiện hợp đồng
Trước khi ký kết và thực hiện hợp đồng, theo quy định khoản 4 Điều 141 Bộ luật dân sự 2015 pháp luật quy định, người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình. Người đại diện sẽ nhân danh người được đại diện thực hiện các giao dịch dân sự với người thứ ba trong phạm vi thẩm quyền đại diện.
Hệ quả pháp lý đối với các giao dịch được thực hiện bởi người mắc bệnh tâm thần
Đối với những giao dịch do người mắc bệnh tâm thần thực hiện thì Tòa án sẽ tuyên giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý. Hệ quả pháp lý đối với các giao dịch được thực hiện bởi người mắc bệnh tâm thần được quy định tại khoản 1 Điều 125 Bộ luật dân sự 2015. Tuy nhiên, giao dịch dân sự do người mắc bệnh tâm thần thực hiện không bị tuyên vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều 125 Bộ luật dân sự 2015:
- Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó.
- Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ.
Hợp đồng vô hiệu khi giao kết hợp đồng với người bị bệnh tâm thần
>>>Xem thêm: Bồi thường thiệt hại khi hợp đồng vô hiệu khi nào
Như vậy, ngoài hai giao dịch dân sự ở trên thì những giao dịch khác của người mắc bệnh tâm thần phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện thì mới được coi là có hiệu lực.
Ngoài ra, hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại Điều 131 Bộ luật dân sự 2015. Cụ thể, giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Thông tin liên hệ luật sư
Với đội ngũ luật sư có kiến thức pháp luật và kinh nghiệm chuyên môn cao, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ, hướng dẫn, trợ giúp pháp luật qua các hình thức sau:
- Email: pmt@luatlongphan.vn
- Hotline: 190063.63.87
- Fanpage: LUẬT LONG PHAN
- Zalo: LONG PHAN PMT LAW FIRM – 0819.700.748
Trụ sở và Văn phòng làm việc:
- Trụ sở công ty: Tầng 14 Tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP.HCM.
- Văn phòng giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.
Trên đây là bài viết về “Người mắc bệnh tâm thần có được giao kết hợp đồng không?”. Trường hợp Quý bạn đọc có thắc mắc cũng như có nhu cầu TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ, nhu cầu về LUẬT SƯ DÂN SỰ hoặc các vấn về pháp lý khác hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo HOTLINE 1900.63.63.87 để được phía công ty chúng tôi tư vấn hỗ trợ. Xin cảm ơn.
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.
Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét