Pháp luật Việt Nam hiện nay không có quy định về giao dịch đứng tên hộ. Dưới góc độ pháp lý, các giao dịch nhờ đứng tên hộ không phát sinh hiệu lực vì không được pháp luật công nhận, tài sản trong giao dịch nhờ đứng tên hộ cũng rất đa dạng nó có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tuy nhiên thực tiễn xét xử lại cho thấy việc Chi phí quản lý tài sản nhờ đứng tên hộ được xác định như thế nào?
Chi phí quản lý tài sản nhờ đứng tên hộ được xác định như thế nào
Căn cứ xác định chi phí quản lý tài sản.
Thông thường khi một người nào đó nhờ người khác đứng tên hộ mình trong một giao dịch dân sự hay những giao dịch khác thì có thể thông qua hình thức như hợp đồng hoặc giấy uỷ quyền. nếu người nhờ đứng tên hộ thông qua một hợp đồng nhờ đứng tên hộ thì chi phí quản lý tài sản đó có thể được ghi trong hợp đồng nhờ đứng tên hộ. nếu giao dịch dân sự đứng tên hộ không thông qua hợp đồng thì chi phí quản lý tài sản có thể được hai bên thỏa thuận bằng lời nói.
>>>Xem thêm: Giải quyết tranh chấp đất đai giữa cá nhân, Hộ gia đình với tổ chức
Thời gian quản lý
Trên thực tế, mặc dù pháp luật không công nhận việc “đứng tên hộ” tài sản, nhưng chúng ta có thể hiểu được ý chí của chủ sở hữu trong trường hợp này là muốn người khác thay mình thực hiện công việc nào đó vì lý do nào đó mà chủ sở hữu thật của tài sản đó không tự mình làm được ta có thể ngầm hiểu đây là việc uỷ quyền của chủ sở hữu cho người khác thực hiện công việc thay mình. Đối với thời gian quản lý tài sản uỷ quyền Bộ Luật dân sự năm 2015 có quy định khoản a Điều 187 BLDS 2015
Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định.
Như vậy chúng ta có thể ngầm hiểu trong trường hợp này là thời gian quản lý phụ thuộc vào chủ sở hữu thật của tài sản thỏa thuận với người “đứng tên hộ”. Nhưng đương nhiên pháp luật không công nhận việc “đứng tên hộ”.
Chi phí, công sức quản lý
Như phía trên đã nói, trên thực tế việc đứng tên hộ được ngầm hiểu là chủ sở hữu thật của tài sản muốn nhờ người khác thực hiện hộ mình trong việc đứng tên tài sản mà đáng lẽ tài sản đó là của họ. luật hiện hành không quy định về đứng tên hộ nhưng BLDS năm 2015 có quy định về nghĩa vụ của bên uỷ quyền cụ thể tại:
Điều 567. Nghĩa vụ của bên ủy quyền:
- Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc.
- Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền.
- Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền; trả thù lao cho bên được ủy quyền, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao.
Giá trị tài sản tăng lên nhờ tôn tạo
Theo Án lệ số 02/2016/AL, trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã bỏ tiền ra để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nhờ người ở trong nước đứng tên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hộ mình, khi giải quyết tranh chấp thì Tòa án phải xem xét và tính công sức bảo quản, giữ gìn, tôn tạo làm tăng giá trị quyền sử dụng đất cho người đứng tên hộ.
Như vậy, việc tính công sức tôn tạo, bảo quản tài sản có thể dựa trên các tiêu chí như:
- Tầm quan trọng của việc quản lý tài sản;
- Giá trị của tài sản;
- Việc quản lý tài sản yêu cầu trình độ chuyên môn cao, chi phí thời gian nhiều, bỏ nhiều công sức.
Điều kiện hưởng chi phí quản lý tài sản nhờ đứng tên hộ
Đối với trường hợp hai bên thỏa thuận được chi phí thì thực hiện theo thỏa thuận, nếu không thoả thuận được thì bên đứng tên hộ có thể khởi kiện.
Hiện nay đối với tranh chấp là đất đai thì trong Án lệ số 02/2016 AL khi giải quyết tranh chấp thì Tòa án phải xem xét và tính công sức bảo quản, giữ gìn, tôn tạo làm tăng giá trị quyền sử dụng đất cho người đứng tên hộ;
Trường hợp không xác định được chính xác công sức của người đó thì cần xác định người thực chất trả tiền để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và người đứng tên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hộ có công sức ngang nhau để chia phần giá trị chênh lệch tăng thêm so với tiền gốc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ban đầu.
Điều kiện hưởng chi phí quản lý tài sản nhờ đứng tên hộ
>>>Xem thêm: Tranh chấp đất đai do cải tạo bồi đắp được giải quyết như thế nào?
Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đứng tên hộ được giải quyết như thế nào ?
Trên thực thể giao dịch đứng tên hộ thì người đứng tên hộ là chủ sở hữu đối với tài sản mà mình đứng tên. Như vậy trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác thì chúng ta có thể áp dụng
Điều 264. Bộ Luật dân sự năm 2015 về Quyền hưởng hoa lợi, lợi tức:
- Người hưởng dụng có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng trong thời gian quyền này có hiệu lực.
- Trường hợp quyền hưởng dụng chấm dứt mà chưa đến kỳ hạn thu hoa lợi, lợi tức thì khi đến kỳ hạn thu hoa lợi, lợi tức, người hưởng dụng được hưởng giá trị của hoa lợi, lợi tức thu được tương ứng với thời gian người đó được quyền hưởng dụng.
Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đứng tên hộ được giải quyết như thế nào ?
>>>Xem thêm: Cách đòi lại tài sản được giao cho quản lý khi đi nước ngoài
Thông tin liên hệ luật sư.
Hiện nay, Luật Long Phan PMT nhận hỗ trợ “tư vấn pháp luật” trực tuyến 24/7 cho khách hàng qua các hình thức như sau:
- Tư vấn pháp luật Đất Đai qua tổng đài: 63.63.87
- Tư vấn pháp luật qua EMAIL: pmt@luatlongphan.vn
- Tư vấn pháp luật qua FACEBOOK: Fanpage Luật Long Phan
- Tư vấn pháp luật trực tiếp tại TRỤ SỞ CÔNG TY: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP. HCM
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi liên quan đến chi phí quản lý tài sản nhờ đứng tên hộ. Nếu bạn đọc có nhu cầu TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ gửi hồ sơ tài liệu hoặc đặt lịch gặp trực tiếp luật sư vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua HOTLINE: 1900.63.63.87. Xin cám ơn!
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.
Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét