Thừa kế là quyền cơ bản của cá nhân. Người thừa kế có quyền nhận thừa kế theo di chúc hoặc pháp luật, bao gồm cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Tuy nhiên, có một số loại tài sản đặc biệt như bất động có quy định chặt chẽ hơn. Do đó, việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được hưởng thừa kế nhà đất tại Việt Nam không còn phải xem xét thêm. Bài viết trên sẽ giúp bạn đọc hiểu được vấn đề liên quan.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được hưởng thừa kế nhà đất tại Việt Nam
>>>Xem thêm: Người ở nước ngoài ký văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế thế nào?
Quyền nhận thừa kế của cá nhân
Quyền thừa kế được pháp luật quy định như sau:
- Cá nhân có quyền sở hữu tài sản thì có quyền lập di chúc định đoạt tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Trường hợp cá nhân không lập di chúc thì sẽ để lại tài sản của mình cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật.
- Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật có quyền nhận hoặc từ chối nhận di sản; trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản.
- Thừa kế theo pháp luật phát sinh dựa trên một trong các quan hệ sau: hôn nhân; huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Thừa kế theo di chúc phát sinh theo ý chí chủ quan của người lập di chúc mà không có điều kiện bắt buộc.
Theo đó, Điều 610 của BLDS 2015 quy định về quyền bình đẳng của các cá nhân trong thừa kế như sau:
- Quyền thừa kế là quyền tài sản quan trọng của cá nhân được pháp luật bảo hộ. Mọi cá nhân có quyền bình đẳng trong việc để lại di sản cho người khác hưởng; nhận hoặc từ chối nhận di sản và thực hiện nghĩa vụ của người chết để lại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt; pháp luật quy định hạn chế để bảo đảm quyền, lợi ích của người khác cũng như quốc gia.
Quy định về thừa kế quyền sử dụng đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Các hình thức được nhận sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Căn cứ theo quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều 169 Luật Đất đai 2013 về nhận quyền sử dụng đất :
Người nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau:
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở.
Như vậy, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Quyền thừa kế nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
>>>Xem thêm: Pháp nhân có được hưởng thừa kế không?
Điều kiện nhận sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Căn cứ theo Điều 8 Luật Nhà ở 2014, đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở bao gồm:
- Phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam,
- Có nhà ở hợp pháp thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản; mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật.
Quy định về thừa kế quyền sử dụng đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Điều 186 Luật đất đai 2013 quy định như sau:
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
- Trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó
Như vậy, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ được nhận thừa kế quyền sử dụng đất nếu có đủ điều kiện để nhập cảnh vào Việt Nam. Trong trường hợp không được nhập cảnh vào Việt Nam thì cá nhân người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ không được nhận thừa kế quyền sử dụng đất mà chỉ được hưởng phần giá trị của phần thừa kế đó thông qua việc mua bán hoặc tặng cho. Việc chuyển nhượng hoặc tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế sẽ được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 186 Luật đất đai năm 2013:
Trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều này thì người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế theo quy định sau đây:
- Trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế được đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
- Trong trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất thì người được tặng cho phải là đối tượng được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 179 của Luật này và phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở, trong đó người nhận thừa kế được đứng tên là bên tặng cho trong hợp đồng hoặc văn bản cam kết tặng cho;
- Trong trường hợp chưa chuyển nhượng hoặc chưa tặng cho quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào Sổ địa chính.
Dịch vụ Luật sư tư vấn
>>>Xem thêm: Hướng xử lý di sản có yếu tố nước ngoài không có người thừa kế
Dịch vụ luật sư thừa kế
Tư vấn các vấn đề liên quan đến dân sự
- Tư vấn về giao dịch dân sự
- Tư vấn về nghĩa vụ và hợp đồng dân sự
- Tư vấn về đại diện
- Tư vấn về thời hạn, thời hiệu
- Tư vấn về quyền sở hữu đối với tài
- Tư vấn pháp luật về thừa kế
- Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ
- Tư vấn về các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
- Tư vấn giải quyết tranh chấp dân sự
Soạn thảo văn bản, đơn từ dân sự
- Soạn thảo đơn từ, tài liệu liên quan đến di chúc
- Soạn thảo các loại hợp đồng theo yêu cầu
- Soạn thảo các văn bản liên quan đến yêu cầu dân sự, tranh chấp dân sự.
Trực tiếp tham gia thủ tục tố tụng dân sự
- Đại diện ủy quyền thực hiện các thủ tục theo yêu cầu của khách hàng
- Gặp gỡ, trao đổi với đối tác, nhà đầu tư, nhà cung cấp,… để nắm được tình hình, diễn biến sự việc đồng thời đưa ra phương án, cách xử lý tốt nhất cho các bên.
- Sàng lọc, thu thập thông tin, yêu cầu khi giao kết hợp đồng.
- Đại diện ủy quyền tham gia giải quyết các thủ tục tố tụng dân sự với cơ quan nhà nước.
Quy trình tiếp nhận và cung cấp dịch vụ
- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, tài liệu và yêu cầu của khách hàng đối với vụ việc về pháp luật doanh nghiệp cần hỗ trợ;
- Bước 2: Hội đồng luật sư tiếp nhận và báo phí dịch vụ nếu có thể hỗ trợ theo yêu cầu của khách hàng;
- Bước 3: Khách hàng và Chuyên tư vấn Luật ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý và thanh toán phí theo thỏa thuận;
- Bước 4: Luật sư chuyên môn phụ trách nghiên cứu và đưa ra phương án xử lý theo các phương thức như trên; đồng thời tư vấn cho khách hàng những ưu, khuyết điểm của từng phương án cũng như thực hiện công việc theo thoả thuận.
- Bước 5: Luật sư phụ trách thông báo tiến độ xử lý theo các phương thức trên và tư vấn hướng thực hiện tiếp theo cho đến khi tranh chấp được giải quyết.
Cam kết chất lượng dịch vụ
- Với tôn chỉ “Tận tâm – uy tín – hiệu quả”, công ty Luật Long Phan PMT cam kết với khách hàng về chất lượng dịch vụ luật sư tranh tụng. Bên cạnh đảm bảo về về chất lượng dịch vụ pháp lý, đảm bảo thực hiện công việc theo đúng quy định pháp luật, đúng lương tâm, đạo đức hành nghề của một luật sư, chúng tôi còn mang đến sự hài lòng và an tâm đến quý khách hàng.
- Không chỉ thế, dịch vụ luật sư tranh tụng của công ty Luật Long Phan PMT luôn luôn đặt quyền lợi của khách hàng lên hàng đầu. Chúng tôi luôn nổ lực hết mình, cống hiến tri thức pháp luật đến khách hàng, mang lại hiệu quả công việc cho khách hàng.
- Bên cạnh những quyền lợi và cam kết về chất lượng dịch vụ, công ty Luật Long Phan PMT còn có một ưu đãi đặc biệt đối với những khách hàng đã tin tưởng và đã sử dụng dịch vụ luật sư tranh tụng của công ty đó là chính sách hậu mãi. Cụ thể là khi đã quý khách hàng đã sử dụng qua dịch vụ của công ty luật chúng tôi thì đến những lần sử dụng tiếp theo, quý khách hàng có thể sẽ được tư vấn và hỗ trợ các vấn đề pháp lý MIỄN PHÍ.
Thông tin liên hệ luật sư
Với đội ngũ luật sư có kiến thức pháp luật và kinh nghiệm chuyên môn cao, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ, hướng dẫn, trợ giúp pháp luật qua các hình thức sau:
- Email: pmt@luatlongphan.vn
- Hotline: 1900.63.63.87
- Fanpage: LUẬT LONG PHAN
- Zalo: LONG PHAN PMT LAW FIRM – 0819.700.748
Trụ sở và Văn phòng làm việc:
- Trụ sở công ty: Tầng 14 Tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP.HCM.
- Văn phòng giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được hưởng thừa kế nhà đất tại Việt Nam”. Nếu bạn còn các vướng mắc nào khác, vui lòng liên hệ TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ để tham khảo một các chi tiết và kịp thời. Theo đó, bạn còn có thể liên hệ qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn và hỗ trợ. Xin cảm ơn!
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.
Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét