Tiệm cầm đồ có quyền bán tài sản cầm cố không? Nếu bên cầm cố tài sản không thực hiện đúng nghĩa vụ thì phần TÀI SẢN CẦM CỐ sẽ xử lý như thế nào? Và tiệm cầm đồ sẽ có những quyền gì? Nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của các bên, bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc trên.
Cầm cố tài sản ở tiệm cầm đồ.
Thế nào là cầm cố tài sản?
Căn cứ theo Điều 309 Bộ luật dân sự 2015 thì cầm cố tài sản là là việc một bên (hay còn gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho tiệm cầm đồ (hay còn gọi là bên nhận cầm cố).
Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 thì:
- Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
- Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Mục đích của việc cầm cố tài sản.
Mục đích của bên cầm cố giao tài sản cho bên nhận cầm cố nhằm để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Việc cầm cố tài sản phải được các bên thỏa thuận bằng HỢP ĐỒNG, và lập thành văn bản.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 310 Bộ luật dân sự 2015 thì Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Thời hạn cho việc cầm cố theo quy định tại Điều 315 Bộ luật dân sự 2015 là khi:
- Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.
- Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
- Tài sản cầm cố đã được xử lý.
- Theo thỏa thuận của các bên.
Quyền và nghĩa vụ của các bên
Quyền và nghĩa vụ của tiệm cầm đồ
Căn cứ tại khoản 2 Điều 314 Bộ luật dân sự 2015 thì một trong các quyền của tiệm cầm đồ:
- Xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Và một số nghĩa vụ của tiệm cầm đồ là theo quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 313 Bộ luật dân sự 2015:
- KHÔNG ĐƯỢC BÁN, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.
- Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
Việc xử lý tài sản cầm cố theo Điều 303 Bộ luật dân sự 2015 sẽ do các bên thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố sau đây:
- Bán đấu giá tài sản;
- Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
- Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
- Phương thức khác.
Bán đấu giá tài sản cầm cố.
Nếu các bên không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều 303 Bộ luật dân sự 2015 thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.
>>> Xem thêm: Hủy hợp đồng mua bán tài sản đang thi hành án.
Tiệm cầm đồ theo quy định tại Điều 299 Bộ luật dân sự 2015 thì chỉ có quyền bán tài sản cầm cố khi:
- Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên cầm cố không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
- Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
- Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định
Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố
Quyền của bên cầm cố tại khoản 2, khoản 4 Điều 312 Bộ luật dân sự 2015 là:
- Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.
- Được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý hoặc theo quy định của luật.
Nghĩa vụ của bên cầm cố theo khoản 1 Điều 311 Bộ luật dân sự 2015: giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận.
Hậu quả pháp lý của việc tiệm cầm đồ tự ý bán tài sản cầm cố
Theo Điều 18 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP thì khi tiệm cầm đồ bán tài sản cầm cố, đem tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác trái với quy định về nghĩa vụ tại khoản 2 Điều 313 Bộ luật dân sự 2015 của tiệm cầm đồ thì bên cầm cố có quyền đòi lại tài sản đó và yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra.
Nếu giữa bên cầm cố và tiệm cầm đồ không thỏa thuận được về cách giải quyết thì bên cầm cố có quyền khởi kiện tại Tòa án để bảo vệ quyền lợi của mình.
Vai trò của Luật sư:
- Tư vấn quy trình bán, bán đấu giá tài sản đúng pháp luật.
- Tư vấn thủ tục khởi kiện khi tài sản cầm cố bị bán trái pháp luật.
- Soạn thảo hồ sơ khởi kiện đòi tài sản cầm cố theo yêu cầu.
>>> Xem thêm: Thủ tục mời luật sư khi bị ngân hàng kiện đòi phát mãi tài sản.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề Tiệm cầm đồ có quyền bán tài sản cầm cố không? Nếu bạn đọc thắc mắc và có nhu cầu Luật Sư Dân Sự để được TƯ VẤN PHÁP LUẬT DÂN SỰ hãy liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT theo hotline: 1900.63.63.87 để được để được hỗ trợ pháp lý nhanh chóng, hiệu quả.
April 24, 2021 at 10:00AM
Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/04/24/tiem-cam-do-co-quyen-ban-tai-san-cam-co-khong/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét