Thứ Tư, 21 tháng 4, 2021

Hướng dẫn đề nghị thay đổi thẩm phán giải quyết vụ án

Hướng dẫn đề nghị thay đổi thẩm phán giải quyết vụ án được pháp luật quy định ra sao là câu hỏi được đặt ra khá phổ biến khi một số trường hợp như xét thấy thẩm phán không công tâm. Quyền được đề nghị thay đổi thẩm phán là một quyền cơ bản của công dân, tuy nhiên không phải khi nào yêu cầu THAY ĐỔI cũng được chấp nhận. Vậy việc thay đổi thẩm phán giải quyết vụ án được “hướng dẫn” ra sao? Nếu bạn có thắc mắc về vấn đề này thì bài viết dưới đây sẽ hỗ trợ bạn.

Đề nghị thay đổi thẩm phán giải quyết vụ án

Đề nghị thay đổi thẩm phán giải quyết vụ án

Trường hợp nào được thay đổi thẩm phán

Đối với thủ tục tố tụng dân sự

Căn cứ Điều 53 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:

  • Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 52 của Bộ luật này.
  • Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau; trong trường hợp này, chỉ có một người được tiến hành tố tụng.
  • Họ đã tham gia giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ việc dân sự đó và đã ra bản án sơ thẩm, bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, quyết định giải quyết việc dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thì vẫn được tham gia giải quyết vụ việc đó theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
  • Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.

Căn cứ vào khoản 14 Điều 70 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 về quyền của đương sự được yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng. Như vậy, nếu đương sự xét thấy thẩm phán thuộc các trường hợp nêu trên có thể yêu cầu thay đổi thẩm phán khác.

Đối với thủ tục tố tụng hình sự

Căn cứ Điều 53 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định:

  • Trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ luật này;
  • Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau;
  • Đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.

Như vậy, nếu xét thấy thẩm phán thuộc các trường hợp nêu trên có thể yêu cầu thay đổi thẩm phán khác.

Truongeg hợp được thay đổi thẩm phán

Trường hợp được thay đổi thẩm phán

Thay đổi thẩm phán giải quyết vụ án

Người có quyền yêu cầu thay đổi thẩm phán

Theo thủ tục tố tụng dân sự thì căn cứ khoản 14 Điều 70 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 thì đương sự có quyền yêu cầu trực tiếp thay đổi thẩm phán để bảo vệ quyền lợi của mình. Bên cạnh đó thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cũng có quyền yêu cầu thay đổi thẩm phán căn cứ theo khoản 4 Điều 76 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015.

Theo thủ tục tố tụng hình sự căn cứ điểm k Khoản 1 Điều 42 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 thì Kiểm sát viên có quyền yêu cầu thay đổi thẩm phán nếu xét thấy trường hợp thuộc điều 53 của bộ luật này.

Thẩm quyền giải quyết yêu cầu thay đổi thẩm phán

Theo thủ tục tố tụng dân sự căn cứ Điều 240 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 quy định: Trường hợp có người yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng thì Hội đồng xét xử phải xem xét, quyết định theo thủ tục do Bộ luật này quy định và có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận; trường hợp không chấp nhận thì phải nêu rõ lý do.

Theo thủ tục tố tụng hình sự thì căn cứ Khoản 2 Điều 53 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau: trước khi mở phiên tòa thì do Chán án hoặc Phó Chánh án Tòa án được phân công giải quyết vụ án quyết định nếu thẩm phán bị thay đổi là chánh án tòa án thì do Chánh án Tòa án trên một cấp quyết định, tại phiên tòa thì do Hội đồng xét xử quyết định.

Thẩm quyền yêu cầu thay đổi thẩm phán

Thẩm quyền giải quyết yêu cầu thay đổi thẩm phán

>> Xem thêm: Được quyền thay đổi thẩm phán đang giải quyết trong vụ án dân sự hay không?

Trình tự, thủ tục thay đổi thẩm phán

Trong thủ tục tố tụng dân sự

Căn cứ Điều 56 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:

Bước 1: Trước khi mở phiên tòa đương sự gửi đơn thay đổi thẩm phán đến Chánh án Tòa án nơi có thẩm phán thụ lý vụ án.

Bước 2: Chánh án tòa án xem xét và giải quyết đơn yêu cầu. Chánh án ra quyết định thay đổi thẩm phán và gửi thông báo đến đương sự bằng văn bản.

Bước 3: Tại phiên tòa việc thay đổi Thẩm phán do Hội đồng xét xử quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi. Hội đồng xét xử thảo luận tại phòng nghị án và quyết định theo đa số.

Bước 4: Quyết định thay đổi thẩm phán của Hội đồng xét xử phải được lập thành văn bản. Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa. Chánh án Tòa án quyết định cử Thẩm phán thay thế người bị thay đổi.

Trong thủ tục tố tụng hình sự

Căn cứ khoản 2 Điều 53 Bộ Luật tố tụng hình sự quy định như sau:

Bước 1: Tại thủ tục bắt đầu tại phiên tòa, trước khi diễn ra phần xét hỏi sẽ được chủ tọa phiên tòa hỏi có thay đổi thẩm phán hay không.

Bước 2: Nếu có đề nghị thay đổi thì sẽ được hội đồng xem xét và quyết định tại phòng nghị án. Khi xem xét thay đổi thành viên nào thì thành viên đó được trình bày ý kiến của mình, Hội đồng quyết định theo đa số.

Bước 3: Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa.

Trên đây là bài viết liên quan đến vấn đề hướng dẫn thay đổi thẩm phán giải quyết vụ án. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc có bất kỳ khó khăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề này thì hãy gọi ngay vào HOTLINE 1900.63.63.87 để được đội ngũ Luật sư công ty Luật Long Phan PMT TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ. Xin cảm ơn!

April 22, 2021 at 07:22AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/04/22/huong-dan-de-nghi-thay-doi-tham-phan-giai-quyet-vu-an/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...