Khởi kiện đòi bồi thường khi bị vật nuôi cắn là vấn đề hiện nay đang được rất nhiều người quan tâm. Khi xảy ra việc bị vật nuôi cắn thì trách nhiệm bồi thường sẽ thuộc về chủ thể nào, mức bồi thường được xác định như thế nào, KHỞI KIỆN đòi bồi thường được thực hiện theo thủ tục nào nhằm bảo đảm “quyền và lợi ích” hợp pháp của chủ thể bị thiệt hại. Mời Quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.
Bồi thường thiệt hại khi bị vật nuôi cắn
Bồi thường thiệt hại khi bị vật nuôi cắn
Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi bị vật nuôi cắn
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi bị vật nuôi cắn phát sinh khi đáp ứng ba điều kiện:
- Có hành vi vi phạm xảy ra: hành vi vi phạm trong trường hợp này là hành vi không giữ, không trông coi vật nuôi;
- Có thiệt hại: thiệt hại về sức khỏe với người bị vật nuôi cắn;
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra: hành vi không trông coi vật nuôi dẫn đến vật nuôi đi khỏi tầm kiểm soát nên xảy ra hậu quả là vật nuôi gây tổn hại sức khỏe người khác.
Chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Căn cứ Điều 603 Bộ luật dân sự 2015 thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi bị súc vật cắn sẽ thuộc về các chủ thể sau:
- Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
- Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
- Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Khởi kiện yêu cầu Tòa án ra quyết định cho chủ thể có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ
Trình tự, thủ tục
Để Tòa án giải quyết yêu cầu bồi thường khi bị vật nuôi cắn thì người bị thiệt hại cần làm theo trình tự, thủ tục sau:
- Có đơn khởi kiện: Đơn khởi kiện phải đáp ứng yêu cầu về hình thức, nội dung và chủ thể theo quy định tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
- Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền, thẩm quyền của Tòa án được xác định theo Điều 32, Điều 35, Điều 37, Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
- Sau khi nhận đơn khởi kiện, Tòa án sẽ phân công Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện;
- Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện sẽ xem xét đơn khởi kiện, nếu cần có sữa chữa, bổ sung đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ thì yêu cầu người khởi kiện hoàn tất thủ tục;
- Sau khi đơn khởi kiện sửa chữa, bổ sung thì Tòa án sẽ thông báo nộp tạm ứng án phí. Trong thời hạn 7 ngày, người khởi kiện phải nộp tạm ứng án phí tại cơ quan thi hành án;
- Sau khi nộp tạm ứng án phí, người khởi kiện mang biên lai thu tiền tạm ứng án phí đến Tòa án đã xem xét đơn khởi kiện để nộp;
- Cuối cùng, Tòa án sẽ ra thông báo thụ lý vụ án.
>> Xem thêm: Mẫu đơn đề nghị bồi thường thiệt hại.
Tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu
Để chứng minh có yêu cầu bồi thường khi bị vật nuôi cắn thì người bị thiệt hại cần đưa ra các chứng cứ sau:
- Vật chứng.
- Lời khai của đương sự.
- Lời khai của người làm chứng.
- Kết luận giám định.
- Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
- Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.
Xác định mức thiệt hại để yêu cầu bồi thường
Để khởi kiện ra Tòa án yêu cầu chủ thể có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bồi thường thì một vấn đề cần quan tâm nữa là mức thiệt hại là bao nhiêu để Tòa án xem xét, yêu cầu chủ thể có nghĩa vụ bồi thường.
Khi bị vật nuôi cắn thì thiệt hại xảy ra là thiệt hại về sức khỏe của người bị hại. Căn cứ theo quy định tại Điều 250 Bộ luật dân sự 2015 thì thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị vật nuôi cắn;
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị vật nuôi cắn; nếu thu nhập thực tế của người bị vật nuôi cắn không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị vật nuôi cắn trong thời gian điều trị; nếu người bị vật nuôi cắn mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị vật nuôi cắn.
- Ngoài ra, người chịu trách nhiệm bồi thường còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị vật nuôi cắn phải gánh chịu.
>> Xem thêm: Bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần giải quyết như thế nào?
Xác định mức bồi thường thiệt hại
Khi có thiệt hại xảy ra nếu đủ điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì người bị thiệt hại sẽ được bồi thường. Tuy nhiên, việc này cần có đội ngũ Luật sư am hiểu pháp luật để hỗ trợ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cao nhất nếu có thiệt hại xảy ra thì Công ty Luật Long Phan PMT là sự lựa chọn hợp lý cho Quý khách hàng.
>> Xem thêm: Quyền dân sự là gì? Khi nào cần đến Luật sư tư vấn pháp luật dân sự.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến quy định về thủ tục khởi kiện đòi bồi thường khi bị vật nuôi cắn. Nếu quý bạn đọc có thắc mắc hoặc có nhu cầu gặp trực tiếp Luật sư dân sự tư vấn và hỗ trợ kịp thời những thắc mắc về thủ tục hoặc cần Tư vấn Luật dân sự, đừng ngần ngại hãy gọi cho chúng tôi thông qua hotline 1900.63.63.87. Xin cảm ơn.
April 13, 2021 at 01:00PM
Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/04/13/khoi-kien-doi-boi-thuong-khi-bi-vat-nuoi-can/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét