Thứ Tư, 21 tháng 4, 2021

Khởi kiện đòi bồi thường khi công chứng viên công chứng giấy tờ giả

Khởi kiện đòi bồi thường khi công chứng viên công chứng giấy tờ giả được pháp luật quy định ra sao khi các văn bản được công chứng có giá trị pháp lý kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu, nên khi căn cứ vào việc các “giấy tờ giả” được công chứng nên dẫn đến các giao dịch giả tạo gây ra thiệt hại. Trong trường hợp này thì việc KHỞI KIỆN yêu cầu bồi thường theo bộ luật tố tụng dân sự ra sao? Nếu bạn có thắc mắc về vấn đề này thì bài viết dưới đây sẽ hỗ trợ bạn.

Khởi kiện đòi bồi thường công chứng giấy tờ giả

Khởi kiện đòi bồi thường công chứng giấy tờ giả

Công chứng là gì?

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2020:

“Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”.

Công chứng được hiểu ra sao?

Công chứng được hiểu ra sao?

Khi nào được xem là công chứng giấy tờ giả?

Giấy tờ giả tức là những giấy tờ không phải là thật, không được làm ra theo đúng quy trình, trình tự, thủ tục, tiêu chuẩn mà pháp luật quy định, không do cơ quan có thẩm quyền cấp một cách hợp pháp, mà được làm ra với bề ngoài giống như thật. Khi công chứng những giấy tờ đó được xem là công chứng giấy tờ giả.

Các văn bản có giá trị pháp lý kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu nên khi công chứng giấy tờ giả gây hậu quả rất nghiệm trọng. Ví dụ như trường hợp công chứng giấy tờ giả dùng để ký hợp đồng chuyển nhượng nhà, đất, mua bán… gây ra thiệt hại cho bên trực tiếp yêu cầu công chứng hay bên thứ ba không trực tiếp công chứng.

Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường do công chứng giấy tờ giả

Trường hợp người bị thiệt hại là người yêu cầu công chứng

Áp dụng khoản 1 Điều 38 Luật Công chứng 2014: “Tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức khác do lỗi mà công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình gây ra trong quá trình công chứng”

Điều đó có nghĩa là trách nhiệm (nghĩa vụ) bồi thường của tổ chức hành nghề công chứng chỉ phải bồi thường khi công chứng viên của tổ chức này có lỗi.

Để quy trách nhiệm bồi thường của tổ chức hành nghề công chứng, thì theo quy định này, phải tồn tại thiệt hại, không có thiệt hại thì tổ chức hành nghề công chứng không phải bồi thường cho dù công chứng viên có lỗi.

Nói cách khác, tổ chức hành nghề công chứng không có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại cho người yêu cầu công chứng khi chính người yêu cầu công chứng cũng có lỗi một phần, tổ chức hành nghề công chứng chỉ bồi thường thiệt hại tương ứng với phần lỗi của mình.

Trường hợp người bị thiệt hại là người không yêu cầu công chứng

Áp dụng Điều 597 và Điều 600 Bộ Luật dân sự 2015 trường hợp để người bị thiệt hại là người không yêu cầu công chứng được tổ chức hành nghề công chứng bồi thường:

  • Thứ nhất, có thiệt hại thực tế.
  • Thứ hai, thiệt hại do công chứng viên (người của pháp nhân hay người làm công của doanh nghiệp tư nhân) gây ra.
  • Thứ ba, thiệt hại do công chứng viên gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao hay trong khi thực hiện công việc được giao.

Nếu muốn quy trách nhiệm cho tổ chức hành nghề công chứng đối với thiệt hại do công chứng viên của tổ chức này gây ra thì phải hội đủ các điều kiện của Điều 597, 600 Bộ Luật dân sự 2015. Nếu trách nhiệm thực hiện thay không thỏa mãn thì vẫn còn trách nhiệm của công chứng viên nên người bị thiệt hại có quyền yêu cầu trực tiếp công chứng phải bồi thường thiệt hại.

>> Xem thêm: Hướng dẫn xử lý khi mua đất có công chứng nhưng sổ giả.

Thủ tục kiện đòi bồi thường

Nội dung đơn khởi kiện

Căn cứ Điều 189 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 nội dung cơ bản của đơn khởi kiện gồm:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
  • Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Bên cạnh đó, người làm đơn khởi kiện còn phải đáp ứng yêu cầu về năng lực hành vi dân sự, năng lực nhận thức.

Thủ tục khởi kiện đòi bồi thường công chứng giấy tờ giả

Thủ tục khởi kiện đòi bồi thường công chứng giấy tờ giả

Hồ sơ khởi kiện

  • Đơn khởi kiện (theo mẫu). Trong đơn trình bày rõ nội dung, căn cứ chứng minh công chứng viên công chứng giấy tờ giả, đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại…
  • Chứng minh nhân dân/ hộ chiếu, sổ hộ khẩu (bản sao)
  • Trường hợp người yêu cầu bồi thường là người đại diện theo ủy quyền của người bị thiệt hại: Giấy ủy quyền hợp pháp (bản sao).
  • Tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có).
    Số bộ hồ sơ : 01 bộ

Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án

Bước 1: Gửi đơn khởi kiện yêu cầu bồi thường

Bước 2: Tòa án thụ lý đơn khởi kiện yêu cầu bồi thường. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện có đủ điều kiện thụ lý hay không. Đồng thời, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện để người khởi kiện đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.

Bước 3: Ra thông báo nộp tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Khi đó, Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án và giải quyết vụ án theo đúng trình tự pháp luật.

Trên đây là bài viết tư vấn về khởi kiện đòi bồi thường khi công chứng viên công chứng giấy tờ giả. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc có bất kỳ khó khăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề này thì hãy gọi ngay vào HOTLINE 1900.63.63.87 để được đội ngũ Luật sư công ty Luật Long Phan PMT TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ. Xin cảm ơn!

April 21, 2021 at 04:20PM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/04/21/khoi-kien-doi-boi-thuong-khi-cong-chung-vien-cong-chung-giay-to-gia/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...