Thứ Bảy, 10 tháng 4, 2021

Gây thương tích khi phòng vệ có phải bồi thường thiệt hại không?

Gây thương tích khi phòng vệ có phải bồi thường thiệt hại không? là một câu hỏi chưa có câu trả lời một cách chính xác mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và tùy vào từng vụ việc cụ thể. Vậy trong trường hợp nào gây thương tích khi phòng vệ phải bồi thường thiệt hại? Căn cứ nào để xác định mức độ thiệt hại khi bồi thường? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc cho quý bạn đọc quan tâm đến vấn đề này.

Gây thương tích khi phòng vệ có phải bồi thường thiệt hại không?

Phòng vệ chính đáng

Phòng vệ chính đáng là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về phòng vệ chính đáng:

1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

Theo đó, phòng vệ chính đáng được hiểu là một người thực hiện hành vi chống trả cần thiết đối với người có hành vi xâm phạm đến quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình hoặc của Nhà nước, cơ quan, tổ chức khác và có khả năng gây ra các thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, hoặc thiệt hại về tài sản, hoặc các quyền và lợi ích khác của các chủ thể nói trên. Các hành vi phòng vệ chính đáng không vi phạm pháp luật và không phát sinh trách nhiệm bồi thường.

Vượt quá phòng vệ chính đáng là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về phòng vệ chính đáng:

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.

Như vậy, hành vi chống trả để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể được pháp luật bảo vệ nhưng vượt quá mức cần thiết được xem là hành vi vượt quá phòng vệ chính đáng. Một người khi thực hiện hành vi vượt quá phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Hậu quả pháp lý vượt quá phòng vệ chính đáng?

Một người thực hiện hành vi chống trả vượt quá mức cần thiết phải chịu trách nhiệm đối với phần vượt quá gây ra. Tùy vào mức độ của hành vi mà người đó có thể phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, ngoài ra còn phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Gây thương tích khi phòng vệ

Gây thương tích trong phòng vệ chính đáng là gì?

Gây thương tích khi phòng về chính đáng

Gây thương tích khi phòng vệ chính đáng

Dựa trên quy định về phòng vệ chính đáng có thể hiểu gây thương tích trong phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả cần thiết của một người mà gây ra thương tích cho người có hành vi xâm phạm quyền và lơi ích chính đáng của mình. Khi đó người gây thương tích trong phòng vệ chính đáng không vi phạm pháp luật và không phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Gây thương tích khi vượt quá phòng vệ chính đáng là gì?

Gây thương tích vượt quá phòng vệ chính đáng được hiểu là hành vi chống trả vượt quá mức cần thiết của một người mà gây ra thương tích cho người có hành vi xâm phạm quyền và lơi ích chính đáng của mình. Người nào thực hiện hành vi gây thương tích vượt quá phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật đối với hành vi vượt quá.

Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi gây thương tích vượt quá phòng vệ

căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường

>>>Xem thêm: Phòng vệ khi bị đánh như thế nào thì không bị khởi tố hình sự

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường quy định tại Điều 584 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017:

Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Theo quy định tại Điều 590 bộ Luật Dân sự 2015 về mức bồi thường căn cứ các yếu tố sau:

  1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

  1. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Như vậy mức bồi thường do hành vi gây thương tích do vượt quá phòng vệ chính đáng được xác định có thể bao gồm cả bồi thường về cả vật chất lẫn tinh thần.

>>>Xem thêm: Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng bị xử lý như thế nào

Luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp khách hàng khi gây thương tích trong phòng vệ

Việc xác định trách nhiệm bồi thường của một người có hành vi gây thương tích trong phòng vệ trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là căn cứ xác định “mức cần thiết” trong phòng vệ chính đáng. Vậy phải làm thế nào để bảo vệ quyền lợi ích chính đáng của các bên trong quan hệ này? Các luật sư của công ty Luật LONG PHAN PMT sẽ hỗ trợ Quý khách hàng bằng cách thực hiện các công việc như sau:

  • Tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề gây thương tích trong phòng vệ.
  • Tư vấn lựa chọn những hướng giải quyết có thể đảm bảo được lợi ích của Quý khách hàng.
  • Đại diện theo ủy quyền thực hiện khởi kiện nếu như Quý khách hàng có yêu cầu.

Trên đây là bài viết liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại khi gây thương tích trong phòng vệ. Nếu như Quý khách hàng còn băn khoăn hay mong muốn TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ để tìm hiểu sâu hơn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại hoặc cần tìm dịch vụ luật sư dân sự để xử lý các vấn đề liên quan thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE:1900636387. Xin cảm ơn.

April 11, 2021 at 07:11AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/04/11/gay-thuong-tich-khi-phong-ve-co-phai-boi-thuong-thiet-hai-khong/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...