Ai chịu trách nhiệm khi công nhân bị tử vong khi xây nhà là một trong những vấn đề rất quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến trách nhiệm bồi thường cũng như để BẢO VỆ QUYỀN LỢI của người lao động. Vậy việc “trách nhiệm khi công nhân bị tử vong khi xây nhà” được pháp luật hiện hành quy định như thế nào? Bài viết này sẽ tư vấn về thủ tục đòi bồi thường khi công nhân bị tử vong khi xây nhà.
Trách nhiệm khi công nhân bị tử vong khi xây nhà.
Tai nạn lao động
Khái niệm về tai nạn lao động
Theo Khoản 8 Điều 3 Luật An Toàn, Vệ Sinh Lao Động năm 2015 giải thích: “Tai nạn lao động” là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Mức độ lỗi của người lao động dẫn đến tai nạn lao động
Theo Khoản 4,5 Điều 38 Luật An Toàn, Vệ Sinh Lao Động năm 2015 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:
- a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
- b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng.
Mức độ lỗi của người sử dụng lao động dẫn đến tai nạn lao động.
Theo quy định tại Điều 39 Luật An Toàn, Vệ Sinh Lao Động năm 2015 quy định:
- Trường hợp người lao động bị tai nạn lao động khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tuân theo sự điều hành của người sử dụng lao động ở ngoài phạm vi cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn, thì người sử dụng lao động vẫn phải bồi thường cho người lao động theo quy định tại khoản 4 Điều 38 của Luật này.
- Trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động trợ cấp cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 38 của Luật này.Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động bị tai nạn lao động
Theo Điều 38 Luật An Toàn, Vệ Sinh Lao Động năm 2015 quy định về Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
- Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
- Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:
a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;
c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;
- Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trongthời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động.
Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động bị tai nạn lao động.
Trách nhiệm hình sự phát sinh khi người lao động bị tai nạn
Theo Điểm a Khoản 1 Điều 295 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người
Người nào vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người dẫn đến chết người thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Trách nhiệm bồi thường
Như mục 2 đã đề cập thì Theo Điều 38 Luật An Toàn, Vệ Sinh Lao Động năm 2015 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
>> Xem thêm: Trình tự, thủ tục giải quyết chế độ tai nạn lao động cho người lao động.
Trách nhiệm bồi thường.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về hướng dẫn bồi thường khi công nhân bị tử vong khi xây nhà. Nếu bạn đọc có thắc mắc về trách nhiệm bồi thường hay những vấn đề phát sinh trong việc đòi bồi thường vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua số hotline 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ chi tiết. Xin chân thành cảm ơn!
April 10, 2021 at 01:00PM
Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/04/10/ai-chiu-trach-nhiem-khi-cong-nhan-bi-tu-vong-khi-xay-nha/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét