Di chúc miệng có hợp pháp không? Nó có khác gì với những di chúc bằng văn bản khác không vẫn là câu hỏi gây băn khoăn, thắc mắc cho rất nhiều bạn đọc. Vậy một di chúc miệng cần những điều kiện gì để di chúc này có HIỆU LỰC pháp luật? Khi không may xảy ra tranh chấp thì di chúc bằng miệng có giá trị pháp lý chăng? Bài viết sau đây sẽ giải đáp mọi vướng mắc của bạn.
Di chúc hợp pháp
Di chúc miệng theo quy định của pháp luật dân sự
Người nào có quyền lập di chúc
Căn cứ điểm a, khoản 1, Điều 630 BLDS 2015 quy định:
Người có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình phải đáp ứng những điều kiện nhất định về độ tuổi và tình trạng sức khỏe. Pháp luật cho phép lập di chúc viết tay bằng văn bản hoặc di chúc miệng.
- Độ tuổi: Người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật Dân sự. Người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi lập di chúc thì phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
- Tình trạng sức khỏe: Tại thời điểm lập di chúc, người lập phải minh mẫn, sáng suốt, không bị đe dọa, lừa dối hay ép buộc về lý trí. Di chúc miệng là sự phản ánh ý chí của người lập, do vậy họ phải hoàn toàn tự nguyện, nhận thức được hành vi của mình, và mọi trường hợp thiếu minh mẫn đều được coi là di chúc vô hiệu.
Quyền của người lập di chúc
Theo cách hiểu thông thường thì di chúc miệng là những lời trăn trối sau cùng được ghi lại trước khi ra đi của một người mà họ không kịp chuẩn bị trước bản di chúc bằng văn bản, bởi kiếp sống vô thường, sinh lão bệnh tử là điều không ai mong muốn và không lường trước được.
Còn theo pháp luật Dân sự, tại điều 627 BLDS 2015 quy định Di chúc phải được lập thành văn bản, nhưng trong trường hợp không thể lập thành văn bản, có thể lập “di chúc miệng”.
Căn cứ tại khoản 1, Điều 629 BLDS 2015: “Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.”
Như vậy, di chúc miệng được lập trong tình thế vô cùng cấp bách được người để lại di chúc trực tiếp nói ra khi họ có thể suy đoán được họ đang bị cái chết đe dọa đến tính mạng và khó có thể qua khỏi.
Điều kiện để di chúc miệng hợp pháp
Hình thức được công nhận của di chúc miệng
Điều kiện di chúc miệng hợp pháp
Để một di chúc miệng hợp pháp, có giá trị pháp lý thì pháp luật Dân sự đưa ra những điều kiện nhất định về hình thức quy định tại khoản 4, Điều 630 khi đáp ứng đủ:
Thứ nhất, người để lại di chúc miệng thể hiện được ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất 02 người làm chứng; Mọi người đều có thể trở thành người làm chứng cho di chúc miệng, nhưng không được thuộc các trường hợp pháp luật không cho phép làm chứng quy định tại Điều 632 BLDS 2015
- Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
- Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Thứ hai, ngay sau khi người để lại di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng nhau tiến hành ký tên và điểm chỉ vào phần người làm chứng;
Thứ ba, di chúc miệng có hiệu lực bao lâu? Trong thời hạn 05 ngày làm việc tính từ ngày người để lại di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của họ thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của những người làm chứng.
>>> Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: HƯỚNG DẪN THỦ TỤC CHỨNG THỰC DI CHÚC
Đồng thời, nội dung của di chúc miệng không được trái với đạo đức, thuần phong mĩ tục và không trái pháp luật.
Theo khoản 2 Điều 629, sau 03 tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng đương nhiên bị hủy bỏ. Quy định này nhằm bảo vệ người lập di chúc, bảo đảm quyền sở hữu đối với tài sản của họ không bị xâm phạm.
Thời điểm có hiệu lực của di chúc miệng.
Theo quy định về thời điểm có hiệu lực của di chúc miệng, tại khoản 1 Điều 643 BLDS 2015 quy định rõ di chúc chỉ có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế, đồng nghĩa với thời điểm sau khi người lập di chúc chết.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng đã dự trù những trường hợp di chúc không có hiệu lực toàn bộ hay một phần, cụ thể tại khoản 2, Điều 643:
- Người được hưởng thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng với thời điểm người lập di chúc;
- Hoặc cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.
Những điểm lưu ý về xác lập di chúc miệng
Giải quyết tranh chấp khi chia di sản di chúc miệng
Từ những quy định khắt khe mà pháp luật Dân sự đưa ra đối với trường hợp di chúc miệng, để di chúc miệng có giá trị pháp lý, và tránh trường hợp xảy ra tranh chấp về tài sản, thì ngoài đáp ứng những điều kiện thể chất, tinh thần, phải đặc biệt chú ý về hình thức cũng như nội dung của di chúc. Hơn nữa người lập di chúc phải xác định chính xác di sản quy định tại Điều 612 và Điều 105 BLDS 2015 gồm tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Xác định di sản để lại phải còn toàn bộ hoặc còn một phần vào thời điểm mở thừa kế thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
Bài viết trên đây là toàn bộ thông tin đến vấn đề điều kiện để di chúc miệng được coi là hợp pháp theo quy định pháp luật hiện hành. Nếu như quý bạn đọc có bất cứ thắc mắc nào xoay quanh di chúc miệng và lĩnh vực luật Dân sự, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DÂN SƯ hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!
April 09, 2021 at 04:34PM
Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/04/09/di-chuc-mieng-co-hop-phap-khong/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét