Thứ Năm, 22 tháng 4, 2021

Hướng dẫn đòi bồi thường thiệt hại do súc vật của người khác gây ra

Đòi bồi thường thiệt hại do súc vật của người khác gây ra là một vấn đề được khá nhiều người quan tâm và chú ý bởi tính thực tiễn trong cuộc sống ngày nay. Mục đích của việc BỒI THƯỜNG nhằm bảo vệ tốt nhất quyền của mình khi bị súc vật gây ra thiệt hại. Vậy việc “yêu cầu đòi bồi thường do súc vật gây ra” được pháp luật hiện hành quy định như thế nào, bài viết này sẽ tư vấn về trách nhiệm bồi thường do súc vật của người khác gây ra.

Bồi thường thiệt hại khi bị súc vật của người khác gây ra.

Bồi thường thiệt hại khi bị súc vật của người khác gây ra.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Theo Khoản 1 Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra.

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Theo khoản 3 điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại pháp luật có quy định như sau:

Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi bị súc vật của người khác gây ra.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi bị súc vật của người khác gây ra.

Xác định thiệt hại

Theo điều 603 Bộ luật Dân sự 2015 về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra, pháp luật có quy định như sau:

  • Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
  • Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
  • Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

Theo điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 về nguyên tắc bồi thường thiệt hại pháp luật có quy định:

  • Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
  • Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
  • Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
  • Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

>>> Xem thêm: Thả rông chó cắn chết người có phải chịu trách nhiệm hình sự?

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường

Theo điều 588 Bộ luật Dân sự 2015 thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại được pháp luật quy định như sau:

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Hướng xử lý khi bị súc vật của người khác gây ra

Theo Khoản 6 Điều 26 Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự 2015 thì tranh chấp này là về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nên thuộc thẩm quyền của Tòa án.

Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự 2015 thì bên khởi kiện có thể thực hiện nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện đối với những tranh chấp dân sự tại Điều 26 Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự. Hồ sơ khởi kiện tranh chấp tài sản bao gồm:

  • Đơn khởi kiện (theo mẫu);
  • Giấy chứng tỷ lệ thương tật;
  • Giấy tờ tùy thân của người khởi kiện;
  • Tài liệu, chứng cứ kèm theo như giấy khám bệnh, giấy nộp viện phí,…

Sau khi nhận được đơn khởi kiện, thẩm phán được phân công xem xét đơn khởi kiện và tiến hành thủ tục thụ lý nếu hồ sơ khởi kiện đầy đủ và hợp lệ. Người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm theo giấy báo của Tòa án. Vụ án được thụ lý kể từ thời điểm Tòa án nhận được biên lai nộp tiền tạm ứng án phí từ người khởi kiện. Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án, kể từ ngày thụ lý là từ 04 đến 06 tháng.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn xử lý bồi thường thiệt hại do vật nuôi gây ra.

Hướng xử lý khi bị súc vật của người khác gây ra.

Hướng xử lý khi bị súc vật của người khác gây ra.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về hướng dẫn bồi thường khi bị súc vật của người khác gây ra. Nếu bạn đọc có thắc mắc về trách nhiệm bồi thường hay những vấn đề phát sinh trong việc đòi bồi thường vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua số hotline 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ chi tiết và kịp thời. Xin cảm ơn!

April 23, 2021 at 10:03AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/04/23/huong-dan-doi-boi-thuong-thiet-hai-do-suc-vat-cua-nguoi-khac-gay-ra/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...