Bán tài sản thế chấp mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu có trái luật là câu hỏi đang được quý bạn đọc quan tâm trong bối cảnh ngày càng xuất hiện những tranh chấp liên quan đến vấn đề này. Vậy pháp luật hiện hành quy định như thế nào, chủ sở hữu, bên nhận thế chấp cần phải làm gì để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Bài viết này nhằm giúp bạn đọc có được cái nhìn tổng quan về vấn đề trên.
Bán tài sản thế chấp không cần sự đồng ý của chủ sở hữu có trái luật
Quy định pháp luật về thế chấp tài sản
Thế chấp tài sản là gì?
Căn cứ Khoản 2 Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thế chấp tài sản là một trong chín biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Cũng theo quy định tại Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
Chủ thể trong quan hệ thế chấp tài sản
Chủ thể trong quan hệ thế chấp tài sản bao gồm: bên thế chấp và bên nhận thế chấp. Khi tham gia vào quan hệ dân sự này, các bên phải có đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật dân sự. Theo đó, bên thế chấp là bên dùng tài sản của mình làm căn cứ để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận và bên nhận thế chấp là bên có quyền đối với nghĩa vụ của bên thế chấp.
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong thế chấp tài sản
Bên thế chấp được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định lần lượt tại các Điều 321 và Điều 322 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, nếu các bên không có thỏa thuận về việc bên nhận thế chấp có quyền khai thác, sử dụng tài sản thế chấp thì bên thế chấp vẫn giữ tài sản với các quyền này và được hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp. Đồng thời, bên thế chấp có nghĩa vụ giao toàn bộ giấy tờ về tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp. Trong trường hợp tài sản thế chấp là tài sản phải đăng ký giao dịch bảo đảm thì bên thế chấp phải đăng ký tại cơ quan nhà nước và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp được Bộ luật dân sự 2015 quy định tại các Điều 323 và Điều 324. Theo đó, bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu xử lý tài sản thế chấp khi đến hạn mà bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đủ nghĩa vụ. Bên nhận thế chấp có nghĩa vụ trả lại giấy tờ tài sản thế chấp khi quan hệ thế chấp chấm dứt. Ngoài ra, bên nhận thế chấp phải tuân theo các quy định của pháp luật về nghĩa vụ khác của bên thế chấp.
Quy định pháp luật về xử lý tài sản thế chấp
Bán tài sản thế chấp cần sự đồng ý của chủ sở hữu
Bán tài sản thế chấp cần sự đồng ý của chủ sở hữu
Bên nhận thế chấp chỉ được bán tài sản thế chấp khi có sự đồng ý của bên thế chấp. Căn cứ Khoản 3 Điều 299 Bộ luật Dân sự 2015 về các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm, nếu bên thế chấp không vi phạm nghĩa vụ thì bên nhận thế chấp chỉ được bán hay nói các khác là xử lý tài sản khi có sự đồng ý của bên thế chấp mà bên nhận thế chấp không được tự ý bán tài sản thế chấp.
Bán tài sản thế chấp không cần sự đồng ý của chủ sở hữu
Bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp “giao tài sản” đó cho mình để xử lý khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo quy định pháp luật về xử lý tài sản thế chấp. Như vậy, bên nhận thế chấp có quyền bán tài sản thế chấp trong trường hợp bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ khi đến hạn.
Hướng giải quyết bán tài sản thế chấp trái pháp luật
Hướng giải quyết bán tài sản thế chấp trái pháp luật
Trên thực tế, có nhiều tranh chấp xảy ra liên quan đến việc bên nhận thế chấp bán tài sản thế chấp mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu. Trong trường hợp tài sản thế chấp có giá trị lớn hơn nghĩa vụ mà bên thế chấp phải chịu, do đó bên nhận thế chấp có thể thực hiện các hành vi nhằm mục đích bán tài sản đi để được hưởng phần chênh lệch. Pháp luật hiện hành đã có quy để bảo vệ bên thế chấp trong quan hệ tranh chấp này. Theo đó, tại Điều 131 Bộ luật dân sự 2015 quy định bên thế chấp có thể khởi kiện bên nhận thế chấp ra Tòa án có thẩm quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng mua bán trên vô hiệu.
>>> Xem thêm: Hướng xử lý tài sản thế chấp khi không đủ khả năng trả nợ
Trên đây là bài viết liên quan đến vấn đề bán tài sản thế chấp. Nếu như Quý khách hàng còn băn khoăn hay mong muốn được TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này hoặc cần tìm dịch vụ luật sư dân sự để xử lý các vấn đề liên quan hoặc các vấn đề khác thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 1900636387. Xin cảm ơn.
April 17, 2021 at 04:00PM
Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/04/17/ban-tai-san-the-chap-ma-khong-co-su-dong-y-cua-chu-so-huu-co-trai-luat/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét