Chủ Nhật, 25 tháng 4, 2021

Bán hàng online phải đóng những loại thuế gì?

Bán hàng online phải đóng những loại thuế gì là vấn đề đang nhận được sự quan tâm rất lớn của nhiều bạn đọc. Đặc biệt là trong bối cảnh công nghệ thông tin có sự phát triển vượt bậc với sự xuất hiện của các thiết bị điện tử thông minh đã dẫn đến nhiều người lựa chọn hình thức bán hàng online để kinh doanh, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Vậy bán hàng online phải đóng những loại thuế gì sẽ được giải đáp trong bài viết này.

Bán hàng online phải đóng những loại thuế gì?

Bán hàng online phải đóng những loại thuế gì?

Các trường hợp bán hàng online phải đóng thuế?

Việc bán hàng online được tiến hành bằng nhiều hình thức khác nhau có thể thông qua các diễn đàn hoặc các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram,.. Tuy nhiên, pháp luật thuế hiện hành không có quy định riêng áp dụng đối với người bán hàng online. Theo đó không phải bất cứ ai buôn bán bằng hình thức online cũng phải nộp thuế mà còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Những quy định trong bài viết này chỉ áp dụng đối với các cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán.

Căn cứ theo quy định tại thông tư số 92/2015/TT-BTC quy định về đối tượng nộp thuế theo phương pháp khoán bao gồm: Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (sau đây gọi là cá nhân nộp thuế khoán) là cá nhân kinh doanh có phát sinh doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh trừ cá nhân kinh doanh hướng dẫn tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Thông tư này.

Các loại thuế, phí phải nộp khi bán hàng online

Các loại thuế, phí phải nộp khi bán hàng online

Các loại thuế, phí phải nộp khi bán hàng online

Theo quy định tại Điều 1 Thông tư 92/2015/TT-BTC, cá nhân kinh doanh phải nộp thuế là cá nhân cư trú bao gồm cá nhân và hộ gia đình có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật không bao gồm cá nhân có thu nhập dưới 100 triệu đồng/năm. Như vậy, người bán hàng online có thu nhập từ 100 triệu đồng/năm phải nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng.

Thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng

Số tiền thuế phải nộp khi thuộc một trong các trường hợp kinh doanh online phải nộp thuế được tính theo phương pháp khoán. Theo thông tư 92/2015/TT-BTC số tiền thuế được xác định như sau:

Số thuế giá trị gia tăng (GTGT) phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT

Số thuế thu nhập cá nhân (TNCN) phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

Trong đó,

  • Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
  • Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.
  • Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán.
  • Tỷ lệ tính thuế: Bán hàng online là hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa có tỷ lệ thuế GTGT là 1%; tỷ lệ thuế TNCN là 0,5%.

Lệ phí môn bài

Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP áp dụng đối với hoạt động kinh doanh của tổ chức, cá nhân đối thì các đối tượng bán hàng online phải nộp lệ phí môn bài tương ứng với mức doanh thu/năm theo quy định của pháp luật.

Như vậy, người bán hàng online có nghĩa vụ nộp thuế GTGT, thuế TNCN và lệ phí môn bài nếu có doanh thu bán hàng online trên 100 triệu đồng/năm.

>>>Xem thêm: Đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp

Thủ tục nộp thuế khi bán hàng online

Hồ sơ nộp thuế

Hồ sơ nộp thuế

Hồ sơ nộp thuế

Để có thể nộp thuế khi bán hàng online phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký thuế đối với người nộp thuế là hộ gia đình, cá nhân kinh doanh gồm:

  • Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu 03-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này.
  • Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có).
  • Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu.

Cơ quan thuế có trách nhiệm cấp chứng nhận đăng ký thuế chậm nhất không quá 03 (ba) ngày làm việc đối với các hồ sơ đăng ký thuế tính từ ngày nhận được đủ hồ sơ đăng ký thuế.

Sau khi nhận được mã số thuế cá nhân, người bán hàng online phải thực hiện quy trình thông báo website thương mại điện tử bán hàng theo quy trình thông báo theo quy định pháp luật.

>>> Xem thêm: Thủ tục kê khai thuế đất phi nông nghiệp

Thời hạn kê khai và nộp thuế

  • Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế:

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ 20 (hai mươi) của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quý chậm nhất là ngày thứ 30 (ba mươi) của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế .

Thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi) kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.

  • Thời hạn nộp thuế: chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp tờ khai thuế tháng, quý, quyết toán thuế.

Trên đây là bài viết liên quan đến vấn đề bán hàng online có phải đóng thuế hay không. Nếu như quý bạn đọc vẫn còn băn khoăn hay mong muốn TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ để tìm hiểu sâu hơn về việc đóng thuế khi bán hàng online hoặc cần tìm dịch vụ luật sư dân sự để xử lý các vấn đề liên quan thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900636387. Xin cảm ơn.

April 26, 2021 at 01:27PM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/04/26/ban-hang-online-phai-dong-nhung-loai-thue-gi/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...