Thứ Tư, 21 tháng 4, 2021

Người bị tâm thần gây thiệt hại thì kiện đòi bồi thường ai?

Người bị tâm thần gây thiệt hại thì kiện đòi bồi thường ai là câu hỏi được đặt ra khá nhiều vì theo quan điểm của nhiều người thì người bị bệnh tâm thần nếu gây thiệt hại thì sẽ không phải BỒI THƯỜNG gì, liệu quan điểm đấy có đúng theo pháp luật? Trong trường hợp như vậy thì quyền lợi của người bị thiệt hại được xử lý ra sao và nếu khởi kiện thì sẽ “khởi kiện” ai? Nếu bạn có thắc mắc về vấn đề này thì bài viết dưới đây sẽ hỗ trợ bạn.

Người bị tâm thần gây thiệt hại thì kiện ai

Người bị tâm thần gây thiệt hại thì kiện ai?

Người tâm thần được hiểu ra sao?

Bệnh tâm thần là bệnh do rối loạn hoạt động não bộ gây nên những biến đổi bất thường về lời nói, ý tưởng, hành vi, tác phong, tình cảm…

Căn cứ khoản 1 Điều 22 Bộ Luật dân sự 2015 người bị tâm thần thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Người bị tâm thần có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không khi phạm tội?

Căn cứ Điều 21 Bộ Luật hình sự 2015 quy định: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, theo quy định pháp luật nếu người bị tâm thần mất năng lực hành vi sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, nếu kết quả giám định y khoa kết luận chỉ bị hạn chế năng lực hành vi thì vẫn có thể bị truy cứu.

Trách nhiệm pháp lý của người bị tâm thần gây ra

Trách nhiệm bồi thường như nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 586 Bộ Luật dân sự 2015 quy định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân như sau:

  • Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường.
  • Nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình.
  • Nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

Như vậy, theo các quy định trên thì trách nhiệm pháp lý khi người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại sẽ là người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại.

>> Xem thêm: Bị người tâm thần đánh gây thương tích thì kiện ai?

Mức bồi thường thiệt hại

Căn cứ Điều 589 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về xác định thiệt hại về tài sản gồm:

  • Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
  • Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
  • Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

Căn cứ Điều 590 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm:

  • Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại
  • Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại
  • Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

Căn cứ Điều 591 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm:

  • Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này
  • Chi phí hợp lý cho việc mai táng
  • Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

Mức bồi thường thiệt hại do người tâm thần gây ra

Mức bồi thường thiệt hại do người tâm thần gây ra

Khi bị người tâm thần gây thiệt hại thì kiện ai?

Căn cứ khoản 3 Điều 586 Bộ Luật dân sự 2015 quy định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, khi người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại thì người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại. Như vậy, người bị thiệt hại có thể khởi kiện đối với người giám hộ của người bị tâm thần.

Thủ tục khởi kiện đòi bồi thường được xác định như sau:

Bước 1: Xác định tòa án có thẩm quyền và gửi đơn khởi kiện đòi bồi thường

Bước 2: Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. Kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

Bước 3: Kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện.

Bước 4: Sau khi xem xét đơn khởi kiện nếu hợp lệ sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí.

Bước 5: Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

Thủ tục khởi kiện đòi bồi thường người tâm thần gây thiệt hại

Thủ tục khởi kiện đòi bồi thường người tâm thần gây thiệt hại

Trên đây là bài viết tư vấn về người bị tâm thần gây thiệt hại thì kiện đòi bồi thường ai. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc có bất kỳ khó khăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề này thì hãy gọi ngay vào HOTLINE 1900.63.63.87 để được đội ngũ Luật sư công ty Luật Long Phan PMT TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ. Xin cảm ơn!

April 22, 2021 at 10:30AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/04/22/nguoi-bi-tam-than-gay-thiet-hai-thi-kien-doi-boi-thuong-ai/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...