Quy trình phát mại tài sản thế chấp ngân hàng được thực hiện bởi ngân hàng khi người vay vốn thế chấp tài sản bảo đảm để vay vốn ngân hàng nhưng không còn khả năng thanh toán khi đến hạn để thu hồi nợ của người vay. Bài viết này cung cấp cho bạn đọc các thông tin liên quan đến các vấn đề phát mại tài sản thế chấp ngân hàng theo quy định pháp luật hiện hành.
Quy trình phát mại tài sản thế chấp ngân hàng
Phát mại tài sản thế chấp ngân hàng là gì?
Để có thể vay vốn từ ngân hàng thì khách hàng cần phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN. Theo đó, một trong các điều kiện quan trọng để ngân hàng quyết định cho vay đó là có đủ khả năng tài chính để trả nợ. Theo đó, cách an toàn mà ngân hàng thường yêu cầu chứng minh nghĩa vụ tài chính của khách hàng đó là phải có tài sản thế chấp. Khi đến hạn trả nợ nhưng khách hàng không có khả năng chi trả thì ngân hàng có quyền phát mại tài sản. Đó là hình thức công bố và bán tài sản thế chấp công khai theo quy định của pháp luật, thanh lý hợp đồng vay vốn đã ký kết giữa hai bên.
Phương thức phát mại tài sản thế chấp ngân hàng
Ngân hàng có quyền yêu cầu và thực hiện xử lý tài sản thế chấp theo thỏa thuận của các bên.
Căn cứ theo quy định tài Điều 303 Bộ luật Dân sự 2015 về phương thức xử lý tài sản thế chấp bao gồm: Bán đấu giá tài sản; bên nhận tài sản tự bán tài sản; Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm hoặc các phương thức khác do các bên thỏa thuận.
Trình tự thủ tục phát mại tài sản thế chấp ngân hàng
Nhằm đảm bảo sự minh bạch, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quá trình phát mại tài sản thế chấp, pháp luật hiện hành đã có những quy định cụ thể về trình tự thủ tục theo đó việc xử lý tài sản phát mại được tiến công khai.
Trình tự thủ tục phát mại tài sản thế chấp ngân hàng
Thông báo xử lý phát mại tài sản thế chấp ngân hàng
Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm có nghĩa vụ phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác theo quy định của pháp luật.
Đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng dẫn đến bị giảm sút giá trị hoặc mất toàn bộ giá trị thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản đó.
Trong trường hợp không thông báo trước khi xử lý tài sản mà gây thiệt hại cho bên còn lại thì phải bồi thường thiệt hại.
Định giá tài sản
Các bên có thể lựa chọn thực hiện định giá tài sản theo 2 phương thức:
- Thỏa thuận về giá tài sản thế chấp
- Định giá thông qua tổ chức định giá tài sản khi xử lý tài sản bảo đảm.
Trường hợp không có thỏa thuận thì tài sản được định giá thông qua tổ chức định giá tài sản. Theo đó, việc định giá tài sản bảo đảm phải bảo đảm khách quan, phù hợp với giá thị trường.
Xử lý tài sản phát mại
Xử lý tài sản phát mại
- Thực hiện xử lý tài sản thế chấp theo các phương thức theo quy định của pháp luật. Số tiền thu được từ việc phát mại tài sản thế chấp sẽ được thanh toán trước cho chủ sở hữu tài sản thế chấp (người vay vốn).
- Số tiền có được từ việc xử lý tài sản thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản thế chấp được thanh toán theo thỏa thuận của các bên và theo quy định pháp luật. Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản thế chấp lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì số tiền chênh lệch phải được trả cho bên bảo đảm. Nếu số tiền này nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán được xác định là nghĩa vụ không có bảo đảm được xử lý theo quy định của pháp luật trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Chuyển quyền sở hữu tài sản cho người chủ sở hữu tiếp theo của tài sản thế chấp sau khi xử lý phát mại theo quy định pháp luật.
>>>Xem thêm: Quy trình xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ của ngân hàng
Nội dung trên đây bao gồm các thông tin về trình tự thủ tục phát mại tài sản thế chấp tại ngân hàng. Nếu quý khách vẫn còn vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi thông qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn luật dân sự. Xin cảm ơn.
April 15, 2021 at 01:00PM
Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/04/15/quy-trinh-phat-mai-tai-san-the-chap-ngan-hang/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét