Thứ Tư, 28 tháng 4, 2021

Pháp nhân có quyền được hưởng di sản thừa kế hay không?

Pháp nhân có quyền được hưởng di sản thừa kế không? Là vấn đề được nhiều người đứng đầu PHÁP NHÂN quan tâm. Bởi xã hội ngày càng phát triển, pháp nhân ra đời càng nhiều, và điều không thể phủ nhận là khối tài sản và mối quan của chủ thể pháp nhân vô cùng lớn và phức tạp. Vậy pháp luật quy định như thế nào về quyền hưởng di sản thừa kế của pháp nhân. Một tổ chức đủ điều kiện có tư cách pháp nhân khi nào? Bài viết này sẽ giúp các bạn đọc hiểu rõ về vấn đề này.

Pháp luật quy định về pháp nhân hưởng thừa kế di sản.

Pháp luật quy định về pháp nhân hưởng thừa kế di sản.

Pháp nhân

Pháp nhân là gì?

Pháp luật Việt Nam không đưa ra bất kỳ định nghĩa cụ thể về pháp nhân. Tuy nhiên thông qua Chương IV, Bộ luật Dân sự 2015, có thể hiểu pháp nhân là tổ chức có tư cách pháp lý độc lập, được hình thành khi đáp ứng các điều kiện của pháp luật và tự mình tham gia vào các giao dịch, hoạt động kinh tế – xã hội, chính trị…

Ví dụ: Công ty Cổ phần, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn…

Công ty trách nhiệm hữu hạn.

Công ty trách nhiệm hữu hạn.

Điều kiện để một tổ chức có tư cách pháp nhân

Căn cứ Điều 74, Bộ luật Dân sự 2015, để một tổ chức có tư cách pháp nhân, thì tổ chức đó phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  • Được thành lập theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan;
  • Cơ cấu được tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật Dân sự 2015;
  • Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
  • Nhân danh chính mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Dựa vào mục đích hình thành của pháp nhân, theo đó pháp nhân có hai loại:

  • Pháp nhân thương mại: Với mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. (Điều 75, Bộ luật Dân sự 2015);
  • Pháp nhân phi thương mại: Không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên. (Điều 76, Bộ luật Dân sự 2015).

Di sản thừa kế là gì?

Căn cứ Điều 612, Bộ luật Dân sự 2015, theo đó di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

Pháp luật không liệt kê di sản thừa kế bao gồm những loại nào, mà chỉ quy định chung là tài sản.

Căn cứ Điều 105, Bộ luật Dân sự 2015, quy định tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

Như vậy di sản thừa kế có thể là tiền, vật, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

Di sản thừa kế.

Di sản thừa kế.

Đối tượng được hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật

Trường hợp thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. (Điều 649, Bộ luật Dân sự 2015).

Hàng thừa kế khi chia di sản theo pháp luật theo thứ tự sau đây (Điều 651, Bộ luật Dân sự 2015):

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Như vậy, pháp luật đã quy định liệt kê cụ thể những đối tượng được hưởng thừa kế theo pháp luật. Những người này sẽ được chia thừa kế là những phần di sản được chia bằng nhau theo pháp luật nếu thừa kế rơi vào một trong các tình huống tại Điều 650, Bộ luật Dân sự 2015.

Trường hợp thừa kế theo di chúc

Di chúc (Điều 624, Bộ luật Dân sự 2015) là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

>>>Xem thêm: Điều kiện để di chúc có hiệu lực.

Căn cứ Khoản 1, Điều 626, Bộ luật Dân sự 2015, theo đó người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế của mình. Tuy nhiên tai Điều 644, để đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác, pháp luật cũng quy định trường hợp người được hưởng di sản là không phụ thuộc vào nội dung của di chúc bao gồm:

  • Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
  • Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Pháp nhân có phải là đối tượng được quyền hưởng di sản thừa kế hay không?

Căn cứ vào quy định về hàng thừa kế tại Điều 651, Bộ luật Dân sự, theo đó pháp luật đã liệt kê cụ thể những đối tượng sẽ được hưởng thừa kế theo pháp luật và pháp nhân không phải là một trong các đối tượng được liệt kê. Do đó, pháp nhân sẽ không được quyền hưởng di sản thừa kế trong trường hợp thừa kế theo pháp luật.

Đối với trường hợp thừa kế theo di chúc, pháp luật chỉ quy định người để lại di sản có quyền chỉ định người hưởng thừa kế của mình, mà không liệt kê gồm những đối tượng nào. Như vậy trong trường hợp này pháp nhân có thể có quyền hưởng di sản thừa kế, nếu người để lại di chúc có chỉ định và di chúc đáp ứng điều kiện có hiệu lực của pháp luật.

Trên đây là bài viết liên quan đến quyền được hưởng di sản của pháp nhân theo quy định của pháp luật. Nếu bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc hoặc có vấn đề chưa rõ cần được tư vấn Luật dân sự. Vui lòng liên hệ công ty LUẬT LONG PHAN PMT qua hotline: 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ DÂN SỰ tư vấn chi tiết. Xin cảm ơn.

April 29, 2021 at 07:00AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/04/29/phap-nhan-co-quyen-duoc-huong-di-san-thua-ke-hay-khong/

Thứ Ba, 27 tháng 4, 2021

Khi nào một người bị truất quyền thừa kế?

Khi nào một người bị truất quyền thừa kế là câu hỏi được đặt ra trong một số trường hợp một số người đương nhiên là người thừa kế tuy nhiên lại không được nhận thừa kế. Vậy khi nào một người bị TRUẤT QUYỀN thừa kế hưởng di sản? Thủ tục để truất quyền một người như thế nào là “hợp pháp”? Nếu bạn có thắc mắc về vấn đề này, thì bài viết dưới đây sẽ hỗ trợ bạn.

Khi nào bị truất quyền hưởng thừa kế?

Khi nào bị truất quyền hưởng thừa kế?

Thừa kế là gì?

Thừa kế được hiểu là chuyển dịch tài sản từ người đã mất sang người còn sống. Thừa kế gồm có: thừa kế theo pháp luật hay thừa kế theo di chúc.

Căn cứ Điều 624 và Điều 649 Bộ Luật dân sự 2015 quy định như sau:

  • Thừa kế theo di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
  • Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Truất quyền thừa kế là gì?

Truất quyền thừa kế không phải là thuật ngữ pháp lý nhưng theo khoản 1 Điều 626 Bộ Luật dân sự 2015 quy định người lập di chúc có quyền truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

Do đó, có thể hiểu truất quyền thừa kế là việc người để lại di sản thừa kế không muốn để lại tài sản của mình cho người nào đó, và việc này được ghi vào di chúc hợp pháp. Nếu không có việc truất quyền này thì người đó có thể đương nhiên nhận thừa kế hợp pháp.

Trường hợp bị truất quyền thừa kế

Bị người lập di chúc truất quyền thừa kế

Căn cứ khoản 1 Điều 626 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về người lập di chúc có quyền trất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

Do đó, có thể hiểu trường hợp bị truất quyền thừa kế theo di chúc là do người lập di chúc tự chỉ định người không được không được hưởng di sản và ý chí người này được ghi vào di chúc hợp pháp.

Bị truất quyền thừa kế theo pháp luật

Căn cứ khoản 1 Điều 621 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về người không được hưởng di sản như sau:

  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó.
  • Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.
  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng.
  • Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Tuy nhiên, những người trên vẫn được hưởng di sản nếu như người để lại di sản biết những hành vi trên nhưng theo ý chí tự nguyện vẫn để lại cho những người đó.

>> Xem thêm: Người giữ di chúc là người hưởng di sản thì có trái luật không?

Thủ tục truất quyền thừa kế

Khi tiến hành lập di chúc thì ta có thể tiến hành truất quyền thừa kế của ai đó trong bản di chúc. Căn cứ theo Điều 636 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:

Bước 1: Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Bước 2: Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố.

Bước 3: Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình.

Bước 4: Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc.

Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Bên cạnh đó, còn có trường hợp di chúc bằng văn bản không có người làm chứng thì người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Thủ tục truất quyền thừa kế

Thủ tục truất quyền thừa kế

Trường hợp người bị truất quyền thừa kế vẫn được hưởng di sản

Căn cứ khoản 1 Điều 644 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc bao gồm:

  • Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng.
  • Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Những người nêu trên vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất.

Bị truất quyền hưởng thừa kế nhưng vẫn được hưởng di sản theo pháp luật

Bị truất quyền hưởng thừa kế nhưng vẫn được hưởng di sản theo pháp luật

Trên đây là bài viết tư vấn về khi nào một người bị truất quyền thừa kế. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc có bất kỳ khó khăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề này thì hãy gọi ngay vào hotline 1900.63.63.87 để được đội ngũ Luật sư công ty Luật Long Phan PMT TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ. Xin cảm ơn!

April 28, 2021 at 07:00AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/04/28/khi-nao-mot-nguoi-bi-truat-quyen-thua-ke/

Di chúc bằng video có hiệu lực không?

Di chúc bằng video có hiệu lực không là câu hỏi được đặt ra khi trong một số trường hợp người lập di chúc không thể lập di chúc bằng văn bản. Lập di chúc BẰNG VIDEO theo pháp luật được xem là di chúc “bằng miệng”, trong trường hợp này thì di chúc có hiệu lực không? Hiệu lực của di chúc trong vòng bao lâu. Nếu bạn có thắc mắc về vấn đề này, thì bài viết dưới đây sẽ hỗ trợ bạn.

Di chúc bằng video có hiệu lực không?

Di chúc bằng video có hiệu lực không?

Di chúc là gì?

Di chúc là một giấy tờ hợp pháp thể hiện nguyện vọng, mong muốn của một người về cách phân chia tài sản mình có được sau khi chết. Trong di chúc, cá nhân hoặc nhóm người được chỉ định là người thực thi, quản lý tài sản cho đến khi được phân chia hết đúng theo di chúc.

Các hình thức của di chúc

Di chúc có thể được thể hiện trong một hai hình thức: di chúc bằng văn bản hoặc di chúc bằng miệng.

Di chúc bằng văn bản được thể hiện dưới dạng chữ viết (viết tay, đánh máy…). Di chúc bằng văn bản bao gồm 04 hình thức:

  • Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng
  • Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
  • Di chúc bằng văn bản có công chứng.
  • Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Di chúc miệng hay còn gọi là di chúc ngôn bày tỏ ý chí để lại tài sản thừa kế của mình. Chỉ được lập trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản.

Di chúc bằng video có được xem là có hiệu lực không?

Di chúc bằng video là gì?

Di chúc bằng video là hình thức di chúc bằng miệng được lập khi người đó còn sống muốn để lại tài sản cho người khác khi mình mất.

Căn cứ Điều 629 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về hình thức di chúc miệng như sau:

  • Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
  • Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

Điều kiện để di chúc bằng video có hiệu lực

Căn cứ khoản 5 Điều 630 Bộ Luật dân sự 2015 quy định như sau:

  • Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng.
  • Ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Riêng về phần làm chứng Điều 632 Bộ Luật dân sự 2015 quy định những người sau đây không được làm chứng:

  • Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
  • Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
  • Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Như vậy, di chúc bằng video được xem là di chúc có hiệu lực pháp luật khi thỏa mãn được điều kiện có hiệu lực quy định tại khoản 5 Điều 630 Bộ Luật dân sự 2015.

Điều kiện để di chúc bằng video có hiệu lực

Điều kiện để di chúc bằng video có hiệu lực

>>Xem thêm: Điều kiện để di chúc có hiệu lực.

Di chúc bằng video hiệu lực trong bao lâu?

Di chúc miệng có hiệu lực ngay từ khi di chúc miệng được thực hiện, tuy nhiên nếu sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ căn cứ theo khoản 2 Điều 629 Bộ Luật dân sự 2015.

Trường hợp di chúc bằng video không hợp pháp thì chia tài sản ra sao?

Di chúc bằng video không hợp pháp thì di chúc sẽ không có hiệu lực pháp luật, do vậy sẽ không làm pháp sinh quan hệ thừa kế theo di chúc. Nếu người để lại di chúc bằng video đã mất thì căn cứ Điều 651 Bộ Luật dân sự 2015 về chia tài sản thừa kế theo pháp luật.

Những người thừa kế theo quy định pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Chia di sản khi di chúc bằng video không có hiệu lực

Chia di sản khi di chúc bằng video không có hiệu lực

Trên đây là bài viết tư vấn về di chúc bằng video có hiệu lực không. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc có bất kỳ khó khăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề này thì hãy gọi ngay vào hotline 1900.63.63.87 để được đội ngũ Luật sư công ty Luật Long Phan PMT TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ chi tiết. Xin cảm ơn!

April 27, 2021 at 04:00PM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/04/27/di-chuc-bang-video-co-hieu-luc-khong/

Thứ Hai, 26 tháng 4, 2021

Con nuôi có được quyền hưởng thừa kế từ ông bà?

Con nuôi có được quyền hưởng thừa kế từ ông bà không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi lẽ, quan hệ con nuôingười nhận con nuôi không mặc nhiên pháp sinh quan hệ pháp lý mà phải được thực hiện theo trình tự pháp luật. Vậy pháp luật quy định điều kiện nhận con nuôi như thế nào? Con nuôi có phải đối tượng được hưởng thừa kế từ ông bà? Bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề này.

con nuôi hưởng thừa kế từ ông bàCon nuôi hưởng thừa kế từ ông bà.

Quy định pháp luật về con nuôi

Con nuôi là gì ai?

con nuôiCon nuôi

Căn cứ khoản 3, Điều 3, Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định: Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.

Hậu quả pháp lý của việc nhận nuôi con nuôi

Căn cứ Điều 24, Luật Nuôi con nuôi 2010, Điều 78, Luật Hôn nhân và gia đình 2014, việc nuôi con nuôi có hệ quả pháp lý sau:

  • Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con theo quy định của pháp luật liên quan;
  • Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi, theo yêu cầu của cha mẹ nuôi;
  • Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó;
  • Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.

Điều kiện để nhận nuôi con nuôi theo pháp luật

Điều kiện đối với người nhận con nuôi

Căn cứ Điều 14, Luật Nuôi con nuôi 2010, khi nhận nuôi con nuôi trong, người nhân nuôi phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
  • Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
  • Có tư cách đạo đức tốt.

Như vậy không phải mọi cá nhân đều được phép nuôi con nuôi, muốn nuôi con nuôi người nhận nuôi phải đáp ứng các điều kiện trên theo quy định của pháp luật.

Những trường hợp sau đây không được nhận con nuôi căn cứ Khoản 2, Điều 14, Luật Nuôi con nuôi 2010:

  • Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
  • Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
  • Đang chấp hành hình phạt tù;
  • Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

Như vậy, nếu một cá nhân rơi vào một trong các trường hợp trên thì sẽ không được nhận con nuôi.

Điều kiện đối với người được nhận nuôi

Căn cứ Điều 8, Luật Nuôi con nuôi 2010, người được nhận nuôi bao gồm các đối tượng sau đây:

  • Trẻ em dưới 16 tuổi.
  • Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi: Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi hoặc được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

Quy định chung về pháp luật thừa kế Việt Nam

pháp luật Việt Nam về thừa kếPháp luật Việt Nam về thừa kế.

Căn cứ Chương XXI, Bộ luật Dân sự 2015, pháp luật thừa kế Việt Nam quy định chung:

Mọi cá nhân đều có quyền để lại tài sản của mình cho người khác, và được quyền hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Di sản thừa kế bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong phần tài sản chung của người khác.

Nếu có di chúc thì chia theo di chúc, tuy nhiên nếu rơi vào một trong các trường hợp sau khi sẽ chia theo pháp luật (Điều 650, Bộ luật Dân sự 2015).

  • Không có di chúc;
  • Di chúc không hợp pháp;
  • Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
  • Người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Pháp luật quy định con nuôi hưởng thừa kế từ ông bà

Trường hợp con nuôi chưa đăng ký

Căn cứ Luật Nuôi con nuôi 2010, để việc nuôi con nuôi hợp pháp theo quy định của pháp luật thì người nhận con nuôi phải đủ điều kiện tại Điều 14, và sẽ phải tiến hành đăng ký nhận nuôi với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Mặt khác, căn cứ Khoản 1, Điều 78, Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Khoản 1, Điều 24, Luật Nuôi con nuôi, cha nuôi, mẹ nuôi, các thành viên khác trong gia đình và con nuôi có quyền và nghĩa vụ với nhau kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi được xác lập theo quy định của Luật nuôi con nuôi.

Như vậy, việc nhận con nuôi chưa đăng ký không, đã không làm phát sinh, xác lập quan hệ nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật. Do đó, các quyền và nghĩa vụ của ông bà, cha mẹ nuôi cũng không phát sinh với con nuôi và ngược lại.

Do đó, trường hợp con nuôi chưa đăng ký sẽ không được quyền hưởng thừa kế từ ông bà.

Trường hợp con nuôi đã đăng ký

Trường hợp con nuôi đăng ký, cha nuôi, mẹ nuôi, các thành viên khác trong gia đình và con nuôi có quyền và nghĩa vụ với nhau kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi được xác lập theo quy định của Luật nuôi con nuôi.

Khi đó, con nuôi cũng có quyền và nghĩa vụ như con ruột, cháu ruột đối với cha, mẹ, ông bà.

Căn cứ Khoản 1, Điều 651, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hàng thừa kế, con nuôi sẽ là hàng thừa kế thứ nhất đối với cha mẹ, tuy nhiên quy định tại điểm b, Khoản 1, Điều này thì chỉ có cháu ruột mới là hàng thừa kế thứ hai của ông bà, mà không có cháu nuôi.

Căn cứ Điều 652, Bộ luật Dân sự 2015, quy định về thừa kế thế vị, con sẽ được hưởng lại di sản của cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản mà nếu còn sống cha, mẹ sẽ hưởng phần di sản này.

Do đó, con nuôi có quyền được hưởng quyền thừa kế của ông bà nếu cha, mẹ nuôi được ông bà để lại di sản nhưng cũng chết.

Trên đây là bài viết liên quan đến vấn đề con nuôi có quyền hưởng thừa kế từ ông bà. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc liên quan đến thừa kế hoặc con nuôi, cần tư vấn Luật Dân sư. Vui lòng liên hệ Công ty LUẬT LONG PHAN PMT qua hotline: 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ DÂN SỰ tư vấn. Xin cảm ơn.

April 27, 2021 at 01:00PM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/04/27/con-nuoi-co-duoc-quyen-huong-thua-ke-tu-ong-ba/

Chủ Nhật, 25 tháng 4, 2021

Bán hàng online phải đóng những loại thuế gì?

Bán hàng online phải đóng những loại thuế gì là vấn đề đang nhận được sự quan tâm rất lớn của nhiều bạn đọc. Đặc biệt là trong bối cảnh công nghệ thông tin có sự phát triển vượt bậc với sự xuất hiện của các thiết bị điện tử thông minh đã dẫn đến nhiều người lựa chọn hình thức bán hàng online để kinh doanh, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Vậy bán hàng online phải đóng những loại thuế gì sẽ được giải đáp trong bài viết này.

Bán hàng online phải đóng những loại thuế gì?

Bán hàng online phải đóng những loại thuế gì?

Các trường hợp bán hàng online phải đóng thuế?

Việc bán hàng online được tiến hành bằng nhiều hình thức khác nhau có thể thông qua các diễn đàn hoặc các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram,.. Tuy nhiên, pháp luật thuế hiện hành không có quy định riêng áp dụng đối với người bán hàng online. Theo đó không phải bất cứ ai buôn bán bằng hình thức online cũng phải nộp thuế mà còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Những quy định trong bài viết này chỉ áp dụng đối với các cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán.

Căn cứ theo quy định tại thông tư số 92/2015/TT-BTC quy định về đối tượng nộp thuế theo phương pháp khoán bao gồm: Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (sau đây gọi là cá nhân nộp thuế khoán) là cá nhân kinh doanh có phát sinh doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh trừ cá nhân kinh doanh hướng dẫn tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Thông tư này.

Các loại thuế, phí phải nộp khi bán hàng online

Các loại thuế, phí phải nộp khi bán hàng online

Các loại thuế, phí phải nộp khi bán hàng online

Theo quy định tại Điều 1 Thông tư 92/2015/TT-BTC, cá nhân kinh doanh phải nộp thuế là cá nhân cư trú bao gồm cá nhân và hộ gia đình có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật không bao gồm cá nhân có thu nhập dưới 100 triệu đồng/năm. Như vậy, người bán hàng online có thu nhập từ 100 triệu đồng/năm phải nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng.

Thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng

Số tiền thuế phải nộp khi thuộc một trong các trường hợp kinh doanh online phải nộp thuế được tính theo phương pháp khoán. Theo thông tư 92/2015/TT-BTC số tiền thuế được xác định như sau:

Số thuế giá trị gia tăng (GTGT) phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT

Số thuế thu nhập cá nhân (TNCN) phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

Trong đó,

  • Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
  • Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.
  • Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán.
  • Tỷ lệ tính thuế: Bán hàng online là hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa có tỷ lệ thuế GTGT là 1%; tỷ lệ thuế TNCN là 0,5%.

Lệ phí môn bài

Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP áp dụng đối với hoạt động kinh doanh của tổ chức, cá nhân đối thì các đối tượng bán hàng online phải nộp lệ phí môn bài tương ứng với mức doanh thu/năm theo quy định của pháp luật.

Như vậy, người bán hàng online có nghĩa vụ nộp thuế GTGT, thuế TNCN và lệ phí môn bài nếu có doanh thu bán hàng online trên 100 triệu đồng/năm.

>>>Xem thêm: Đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp

Thủ tục nộp thuế khi bán hàng online

Hồ sơ nộp thuế

Hồ sơ nộp thuế

Hồ sơ nộp thuế

Để có thể nộp thuế khi bán hàng online phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký thuế đối với người nộp thuế là hộ gia đình, cá nhân kinh doanh gồm:

  • Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu 03-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này.
  • Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có).
  • Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu.

Cơ quan thuế có trách nhiệm cấp chứng nhận đăng ký thuế chậm nhất không quá 03 (ba) ngày làm việc đối với các hồ sơ đăng ký thuế tính từ ngày nhận được đủ hồ sơ đăng ký thuế.

Sau khi nhận được mã số thuế cá nhân, người bán hàng online phải thực hiện quy trình thông báo website thương mại điện tử bán hàng theo quy trình thông báo theo quy định pháp luật.

>>> Xem thêm: Thủ tục kê khai thuế đất phi nông nghiệp

Thời hạn kê khai và nộp thuế

  • Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế:

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ 20 (hai mươi) của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quý chậm nhất là ngày thứ 30 (ba mươi) của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế .

Thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi) kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.

  • Thời hạn nộp thuế: chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp tờ khai thuế tháng, quý, quyết toán thuế.

Trên đây là bài viết liên quan đến vấn đề bán hàng online có phải đóng thuế hay không. Nếu như quý bạn đọc vẫn còn băn khoăn hay mong muốn TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ để tìm hiểu sâu hơn về việc đóng thuế khi bán hàng online hoặc cần tìm dịch vụ luật sư dân sự để xử lý các vấn đề liên quan thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900636387. Xin cảm ơn.

April 26, 2021 at 01:27PM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/04/26/ban-hang-online-phai-dong-nhung-loai-thue-gi/

Hướng dẫn thủ tục kháng cáo vụ án dân sự

Thủ tục kháng cáo vụ án dân sự là hành vi tố tụng sau khi xử sơ thẩm, nếu đương sự không đồng ý với phán quyết của tòa sơ thẩm thì có quyền chống án và yêu cầu tòa cấp trên xét xử một lần nữa theo trình tự phúc thẩm. Hiện nay cũng có rất nhiều bản án dân sự đưa ra mà đương sự không đồng tình với quan điểm của Tòa. Vậy hồ sơ, thủ tục trình tự thực hiện nheu thế nào mời quý bạn đọc tham khảo bài viết bên dưới.

Kháng cáo vụ án dân sự

Kháng cáo vụ án dân sự

Kháng cáo là gì?

Kháng cáo là quyền cơ bản của công dân khi cho rằng bản án, quyết định của tòa án không đúng quy định pháp luật. Người có quyền kháng cáo thể hiện sự không đồng tình của mình về các quyết định của Tòa án trong bản án hoặc quyết định sơ thẩm và đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại bản án hoặc quyết định đó.

Người có quyền kháng cáo vụ án dân sự

Theo quy định tại Điều 271 BLTTDS 2015 chỉ rõ:

Người có quyền kháng cáo vụ án dân sự là đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.

Đơn kháng cáo

Nội dung chính của đơn kháng cáo

Tại Khoản 1 Điều 272 BLTTDS nội dung chính của đơn kháng cần có sau đây:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo
  • Tên, địa chỉ, số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo
  • Kháng cáo toàn bộ hoặc một phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật
  • Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo
  • Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.

Thời hạn kháng cáo

Theo quy định tại Điều 273 BLTTDS 2015:

  • Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án, đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.

  • Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, kể từ ngày đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết theo quy định của Bộ luật này.
  • Trường hợp đơn kháng cáo được gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo được xác định căn cứ vào ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trường hợp người kháng cáo đang bị tạm giam thì ngày kháng cáo là ngày đơn kháng cáo được giám thị trại giam xác nhận.

Thực hiện kháng cáo thay cho đương sự

Thực hiện kháng cáo thay cho đương sự

Kháng cáo thay

Những trường hợp kháng cáo thay được quy định tại Khoản 3, 4, 5 Điều 272 BLTTDS như sau:

Người kháng cáo quy định tại Điều 271 BLTTDS 2015 này nếu không tự mình kháng cáo thì có thể ủy quyền cho người khác đại diện cho mình kháng cáo. Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo ủy quyền của người kháng cáo, của người kháng cáo ủy quyền kháng cáo, số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo ủy quyền kháng cáo và văn bản ủy quyền. Ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo ủy quyền phải ký tên hoặc điểm chỉ.

Người đại diện theo pháp luật của đương sự là cơ quan, tổ chức có thể tự mình làm đơn kháng cáo. Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi tên, địa chỉ, số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của đương sự là cơ quan, tổ chức; họ, tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của đương sự là cơ quan, tổ chức. Ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo pháp luật phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó, trường hợp doanh nghiệp kháng cáo thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Người đại diện theo pháp luật của đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có thể tự mình làm đơn kháng cáo. Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo pháp luật; họ, tên, địa chỉ của đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự. Ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo pháp luật phải ký tên hoặc điểm chỉ.

Theo đó BLTTDS không quy định bắt buộc chỉ có đương sự mới có quyền tự mình kháng cáo mà vẫn có thể ủy quyền hoặc một số cơ quan tổ chức đại diện có thể thực hiện việc kháng cáo thay.

Nơi tiếp nhận đơn kháng cáo

Căn cứ theo quy định tại Khoản 7 Điều 272 BLTTDS quy định nơi tiếp nhận đơn kháng cáo như sau:

Đơn kháng cáo phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo. Trường hợp đơn kháng cáo được gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm thì Tòa án đó phải chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định của BLTTDS.

Thay đổi , bổ sung, rút kháng cáo

Thay đổi , bổ sung, rút kháng cáo

>>> Xem thêm: TƯ VẤN THỦ TỤC KHÁNG CÁO QUYẾT ĐỊNH TẠM ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ

Trường hợp thay đổi, bổ sung rút, kháng cáo

Theo quy định tại Điều 284 BLTTDS 2015 các trường hợp thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo được quy định chi tiết như sau: 6

  • Trường hợp chưa hết thời hạn kháng cáo theo quy định tại Điều 273 của Bộ luật này thì người đã kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo mà không bị giới hạn bởi phạm vi kháng cáo ban đầu.
  • Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, nhưng không được vượt quá phạm vi kháng cáo ban đầu, nếu thời hạn kháng cáo hết.
  • Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền rút kháng cáo. Tòa án cấp phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với những phần của vụ án mà người kháng cáo đã rút kháng cáo.

Việc đình chỉ xét xử phúc thẩm trước khi mở phiên tòa do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định, tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định.

  • Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, trước khi mở phiên tòa phải được lập thành văn bản và gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm phải thông báo cho các đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo.

Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, tại phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa.

Như vậy, để thực hiện việc kháng cáo hợp lệ cần chú trọng những yếu tố như quyền kháng cáo, đơn kháng cáo, thời hạn kháng cáo để đảm bảo thủ tục kháng cáo được chính xác nhằm đảm bảo quyền lợi của các đương sự.

>> Xem thêm: MẪU ĐƠN KHÁNG CÁO DÂN SỰ

Trên đây là bài viết của chúng tôi hướng dẫn về thủ tục kháng cáo một vụ án dân sự, nếu bạn đọc có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến thủ tục kháng cáo trên vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua số hotline 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ DÂN SỰ trực tiếp TƯ VẤN TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ chi tiết. Xin cảm ơn!

April 26, 2021 at 07:18AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/04/26/huong-dan-thu-tuc-khang-cao-vu-an-dan-su/

Thứ Sáu, 23 tháng 4, 2021

Tiệm cầm đồ có quyền bán tài sản cầm cố không?

Tiệm cầm đồ có quyền bán tài sản cầm cố không? Nếu bên cầm cố tài sản không thực hiện đúng nghĩa vụ thì phần TÀI SẢN CẦM CỐ sẽ xử lý như thế nào? Và tiệm cầm đồ sẽ có những quyền gì? Nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của các bên, bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc trên.

Cầm cố tài sản ở tiệm cầm đồ.

Cầm cố tài sản ở tiệm cầm đồ.

Thế nào là cầm cố tài sản?

Căn cứ theo Điều 309 Bộ luật dân sự 2015 thì cầm cố tài sản là là việc một bên (hay còn gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho tiệm cầm đồ (hay còn gọi là bên nhận cầm cố).

Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 thì:

  • Tài sảnvật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
  • Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Mục đích của việc cầm cố tài sản.

Mục đích của bên cầm cố giao tài sản cho bên nhận cầm cố nhằm để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Việc cầm cố tài sản phải được các bên thỏa thuận bằng HỢP ĐỒNG, và lập thành văn bản.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 310 Bộ luật dân sự 2015 thì Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Thời hạn cho việc cầm cố theo quy định tại Điều 315 Bộ luật dân sự 2015 là khi:

  • Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.
  • Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
  • Tài sản cầm cố đã được xử lý.
  • Theo thỏa thuận của các bên.

Quyền và nghĩa vụ của các bên

Quyền và nghĩa vụ của tiệm cầm đồ

Căn cứ tại khoản 2 Điều 314 Bộ luật dân sự 2015 thì một trong các quyền của tiệm cầm đồ:

  • Xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Và một số nghĩa vụ của tiệm cầm đồ là theo quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 313 Bộ luật dân sự 2015:

  • KHÔNG ĐƯỢC BÁN, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.
  • Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

Việc xử lý tài sản cầm cố theo Điều 303 Bộ luật dân sự 2015 sẽ do các bên thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố sau đây:

  • Bán đấu giá tài sản;
  • Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
  • Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
  • Phương thức khác.

Bán đấu giá tài sản cầm cố.

Bán đấu giá tài sản cầm cố.

Nếu các bên không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều 303 Bộ luật dân sự 2015 thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.

>>>  Xem thêm: Hủy hợp đồng mua bán tài sản đang thi hành án.

Tiệm cầm đồ theo quy định tại Điều 299 Bộ luật dân sự 2015 thì chỉ có quyền bán tài sản cầm cố khi:

  • Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên cầm cố không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
  • Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
  • Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định

Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố

Quyền của bên cầm cố tại khoản 2, khoản 4 Điều 312 Bộ luật dân sự 2015 là:

  • Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.
  • Được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý hoặc theo quy định của luật.

Nghĩa vụ của bên cầm cố theo khoản 1 Điều 311 Bộ luật dân sự 2015: giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận.

Cầm cố tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ.

Hậu quả pháp lý của việc tiệm cầm đồ tự ý bán tài sản cầm cố

Theo Điều 18 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP thì khi tiệm cầm đồ bán tài sản cầm cố, đem tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác trái với quy định về nghĩa vụ tại khoản 2 Điều 313 Bộ luật dân sự 2015 của tiệm cầm đồ thì bên cầm cố có quyền đòi lại tài sản đó và yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra.

Nếu giữa bên cầm cố và tiệm cầm đồ không thỏa thuận được về cách giải quyết thì bên cầm cố có quyền khởi kiện tại Tòa án để bảo vệ quyền lợi của mình.

Vai trò của Luật sư:

  • Tư vấn quy trình bán, bán đấu giá tài sản đúng pháp luật.
  • Tư vấn thủ tục khởi kiện khi tài sản cầm cố bị bán trái pháp luật.
  • Soạn thảo hồ sơ khởi kiện đòi tài sản cầm cố theo yêu cầu.

>>> Xem thêm: Thủ tục mời luật sư khi bị ngân hàng kiện đòi phát mãi tài sản.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề Tiệm cầm đồ có quyền bán tài sản cầm cố không? Nếu bạn đọc thắc mắc và có nhu cầu Luật Sư Dân Sự để được TƯ VẤN PHÁP LUẬT DÂN SỰ hãy liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT theo hotline: 1900.63.63.87 để được để được hỗ trợ pháp lý nhanh chóng, hiệu quả.

April 24, 2021 at 10:00AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/04/24/tiem-cam-do-co-quyen-ban-tai-san-cam-co-khong/

Thứ Năm, 22 tháng 4, 2021

Hướng dẫn đòi bồi thường thiệt hại do súc vật của người khác gây ra

Đòi bồi thường thiệt hại do súc vật của người khác gây ra là một vấn đề được khá nhiều người quan tâm và chú ý bởi tính thực tiễn trong cuộc sống ngày nay. Mục đích của việc BỒI THƯỜNG nhằm bảo vệ tốt nhất quyền của mình khi bị súc vật gây ra thiệt hại. Vậy việc “yêu cầu đòi bồi thường do súc vật gây ra” được pháp luật hiện hành quy định như thế nào, bài viết này sẽ tư vấn về trách nhiệm bồi thường do súc vật của người khác gây ra.

Bồi thường thiệt hại khi bị súc vật của người khác gây ra.

Bồi thường thiệt hại khi bị súc vật của người khác gây ra.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Theo Khoản 1 Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra.

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Theo khoản 3 điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại pháp luật có quy định như sau:

Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi bị súc vật của người khác gây ra.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi bị súc vật của người khác gây ra.

Xác định thiệt hại

Theo điều 603 Bộ luật Dân sự 2015 về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra, pháp luật có quy định như sau:

  • Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
  • Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
  • Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

Theo điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 về nguyên tắc bồi thường thiệt hại pháp luật có quy định:

  • Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
  • Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
  • Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
  • Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

>>> Xem thêm: Thả rông chó cắn chết người có phải chịu trách nhiệm hình sự?

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường

Theo điều 588 Bộ luật Dân sự 2015 thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại được pháp luật quy định như sau:

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Hướng xử lý khi bị súc vật của người khác gây ra

Theo Khoản 6 Điều 26 Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự 2015 thì tranh chấp này là về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nên thuộc thẩm quyền của Tòa án.

Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự 2015 thì bên khởi kiện có thể thực hiện nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện đối với những tranh chấp dân sự tại Điều 26 Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự. Hồ sơ khởi kiện tranh chấp tài sản bao gồm:

  • Đơn khởi kiện (theo mẫu);
  • Giấy chứng tỷ lệ thương tật;
  • Giấy tờ tùy thân của người khởi kiện;
  • Tài liệu, chứng cứ kèm theo như giấy khám bệnh, giấy nộp viện phí,…

Sau khi nhận được đơn khởi kiện, thẩm phán được phân công xem xét đơn khởi kiện và tiến hành thủ tục thụ lý nếu hồ sơ khởi kiện đầy đủ và hợp lệ. Người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm theo giấy báo của Tòa án. Vụ án được thụ lý kể từ thời điểm Tòa án nhận được biên lai nộp tiền tạm ứng án phí từ người khởi kiện. Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án, kể từ ngày thụ lý là từ 04 đến 06 tháng.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn xử lý bồi thường thiệt hại do vật nuôi gây ra.

Hướng xử lý khi bị súc vật của người khác gây ra.

Hướng xử lý khi bị súc vật của người khác gây ra.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về hướng dẫn bồi thường khi bị súc vật của người khác gây ra. Nếu bạn đọc có thắc mắc về trách nhiệm bồi thường hay những vấn đề phát sinh trong việc đòi bồi thường vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua số hotline 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ chi tiết và kịp thời. Xin cảm ơn!

April 23, 2021 at 10:03AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/04/23/huong-dan-doi-boi-thuong-thiet-hai-do-suc-vat-cua-nguoi-khac-gay-ra/

Giấy vay tiền có cần công chứng không?

Giấy vay tiền hay còn gọi là hợp đồng vay tài sảnthỏa thuận hợp tác giữa các bên, theo đó bên cho vay sẽ giao tài sản cho bên vay. Khi kết thúc thời hạn vay, “bên vay phải hoàn trả” lại tài sản theo đúng số lượng, chất lượng và tiền lãi tương ứng, nếu có. Vậy giấy vay tiền có cần công chứng không, chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu chi tiết vấn đề trên qua bài viết sau đây.

Mẫu giấy vay tiền

Mẫu giấy vay tiền

Giấy vay tiền

Hình thức cho vay tiền có thể được thỏa thuận bằng lời nói hoặc bằng văn bản và các bên thực hiện giao nhận tiền với nhau. giấy vay tiền là hình thức thể hiện một giao dịch vay mượn hoàn thành khi các bên và người làm chứng nếu có cùng ký tên xác nhận hành vi giao nhận.

Giấy vay tiền hợp lệ khi nào?

Hiện nay để đảm bảo cho việc vay tiền được hoàn trả người cho vay, mọi người đa số sử dụng giấy vay tiền hoặc thực hiện một hợp đồng vay. Tuy nhiên, để soạn một giấy vay tiền, hợp đồng cho vay bao gồm các điều khoản, nội dung pháp lý hoàn chỉnh sẽ rất khó vì không phải ai cũng am hiểu nội dung pháp luật chi tiết.

Theo đó, đối với một giấy vay tiền hợp lệ cần bảo đảm có các nội dung pháp luật dân sự cơ bản sau:

Hình thức của giấy vay nợ có thể là lời nói, văn bản hoặc bằng hành vi. Dù được viết tay hay đánh máy thì chúng đều có giá trị pháp lý ngang nhau.

Giấy vay nợ phải đáp ứng được các điều kiện pháp lý thông thường của Bộ luật dân sự:

  • Cả 2 bên đi vay và cho vay đều phải có năng lực hành vi dân sự.
  • Mục đích và nội dung giao dịch không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
  • Người tham gia giao dịch phải hoàn toàn tự nguyện.

Giấy vay tiền phải có đủ chữ ký và dấu vân tay theo đúng giấy Chứng minh nhân dân để đảm bảo chắc chắn hiệu lực của pháp luật.

Hiệu lực pháp lý giấy vay tiền

Hiệu lực pháp lý giấy vay tiền

Giá trị pháp lý

Có công chứng

Để có thể chắc chắn được giấy vay tiền có thể đảm bảo quyền lợi nếu sau này giữa hai bên có tranh chấp phát sinh thì nên công chứng, chứng thực giấy vay tiền hoặc ít nhất là có người làm chứng thì mới xác định được chắc chắn vào thời điểm ký giấy vay tiền là bên vay và bên cho vay cả hai bên đều hoàn toàn tự nguyện, minh mẫn, sáng suốt, không bị đe dọa, lừa dối hoặc ép buộc.

Không công chứng

Như đã trình bày ở phần trên giấy vay tiền vẫn có thể có hiệu lực pháp luật mà không cần công chứng. Tuy nhiên, công chứng được xem như biện pháp đảm bảo quyền lợi bên cho vay nếu như đôi bên có phát sinh tranh chấp. Cho nên, thủ tục công chứng được khuyến khích khi hai bên viết giấy vay tiền hoặc thành lập hợp đồng vay, túy vấn đề này không bắt buộc.

Thủ tục thực hiện công chứng giấy vay tiền

Thủ tục thực hiện công chứng giấy vay tiền

Hướng xử lý khi bên vay vi phạm nghĩa vụ trả tiền

Nguyên tắc giải quyết theo pháp luật dân sự của Việt Nam thì luôn ưu tiên tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, đồng thời không hình sự hóa các vấn đề dân sự. Vậy nên khuyến khích các bên giải quyết theo pháp luật dân sự trước khi yêu cầu giải quyết tranh chấp đến Tòa án nhân dân.

Trường hợp khi đã giải quyết theo pháp luật dân sự nhưng không thành hoặc người vay có hành vi trốn tránh nghĩa vụ trả tiền theo như những gì đã thỏa thuận trước đó thì có thể trình báo cơ quan công an hoặc gửi đơn yêu cầu khởi tố tới Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan công an điều tra cấp huyện về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật hình sự hiện hành.

Hồ sơ khi thực hiện công chứng

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Căn cứ theo quy định tại Điều 40 và Điều 41 Luật Công chứng 2014, khi công chứng giấy vay tiền, hợp đồng vay tiền các bên cần chuẩn bị các giấy tờ sau: Giấy vay tiền hoặc hợp đồng vay đã soạn sẵn, bản sao các giấy tờ tùy thân của bên cho vay và bên vay, giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, bên cho vay chuẩn bị giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tiền, sổ tiết kiệm, sao kê tài khoản, xác nhận của ngân hàng tại thời điểm lập giấy vay hoặc hợp đồng vay.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Hai bên mang đầy đủ giấy tờ đến văn phòng công chứng. Văn phòng công chứng nhận hồ sơ sẽ kiểm tra, nếu thấy đủ điều kiện thì sẽ nhận hồ sơ, nếu thiếu sẽ yêu cầu bổ sung hoặc chối từ tiếp nhận nếu không đủ điều kiện công chứng theo Luật định.

Bước 3: Tiến hành công chứng

Trường hợp văn phòng công chứng soạn thảo hợp đồng thì ngay sau khi nhận đủ hồ sơ, công chứng viên sẽ tiến hành soạn thảo hợp đồng.

Nếu người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng thì ký vào từng trang của hợp đồng. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ trong hồ sơ để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.

Trường hợp hợp đồng do hai bên soạn sẵn, công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, nếu trong dự thảo có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng mà không vi phạm quy định theo pháp luật.

Bước 4: Nộp lệ phí và nhận giấy vay hoặc hợp đồng đã công chứng.

Bên công chứng nộp lệ phí, thù lao công chứng, nhận giấy vay tiền hoặc hợp đồng đã công chứng.

Như vậy, giấy vay tiền trên thực tế là không bắt buộc công chứng. Tuy nhiên, để đảm quyền lợi của đôi bên khi phát sinh tranh chấp do quá hạn mà không trả tiền vay, không trả lãi vay hoặc những rủi ro không lường trước thì công chứng được khuyến khích thực hiện như một biện pháp đảm bảo.

>>> Xem thêm: MẪU HỢP ĐỒNG VAY TIỀN

Trên đây là bài viết của chúng tôi giải đã đáp về vấn đề giấy vay tiền có cần phải công chứng. Nếu bạn đọc có hoặc còn bất cứ thắc mắc nào về giấy vay tiền hoặc vấn đề liên quan vui lòng liên hệ đến Công ty Luật Long Phan PMT qua số hotline 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ DÂN SỰ trao đổi và tư vấn luật dân sự chi tiết. Xin cảm ơn!

April 22, 2021 at 04:01PM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/04/22/giay-vay-tien-co-can-cong-chung-khong/

Thứ Tư, 21 tháng 4, 2021

Có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cùng lúc nộp đơn khởi kiện không?

Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cùng lúc nộp đơn khởi kiện là một biện pháp tố tụng dân sự nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự. Vậy việc “yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời” được pháp luật hiện hành quy định như thế nào và người dân cần biết những gì để có thể ĐẢM BẢO QUYỀN LỢI của mình. Bài viết này sẽ tư vấn về thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cùng lúc nộp đơn khởi kiện.

Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Biện pháp khẩn cấp tạm thời

Khái niệm về biện pháp khẩn cấp tạm thời

Mặc dù quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời không phải là quy định mới nhưng Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 vẫn chưa có quy định về khái niệm này. Tuy nhiên, thông qua các quy định liên quan đến các biện pháp khẩn cấp tạm thời thì có thể hiểu: biện pháp khẩn cấp tạm thời là những biện pháp được quy định Bộ luật Tố tụng dân sự và các văn bản quy phạm pháp luật khác do cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền quyết định áp dụng nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, chứng cứ, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết vụ án hoặc thi hành án trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự.

Các biện pháp khẩn cấp tạm thời

Theo điều 114 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015, các biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định như sau:

  • Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.
  • Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng.
  • Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm p phạm.
  • Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
  • Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động.
  • Kê biên tài sản đang tranh chấp.
  • Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.
  • Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.
  • Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác.
  • Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ.
  • Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.
  • Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định.
  • Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ.
  • Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình.
  • Tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu.
  • Bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án.
  • Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà luật có quy định.

Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cùng lúc nộp đơn khởi kiện

Theo khoản 2 điều 111 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 thì quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sẽ được thực hiện đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện.

>> Xem thêm: Khi nào được yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong án dân sự?

Quyền yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời

Quyền yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Thẩm quyền và thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Theo khoản 1 điều 112 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 thì thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vào thời điểm trước khi mở phiên tòa do một Thẩm phán xem xét, quyết định.

Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Theo khoản 1 Điều 133 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 thì đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chính sau đây:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn;
  • Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
  • Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.

Tùy theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu phải cung cấp cho Tòa án chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.

>>>  Xem thêm:

Hiệu lực của quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Theo khoản 1 điều 139 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 quy định: quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có hiệu lực thi hành ngay.

Hiệu lực của quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Hiệu lực của quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

>>> Xem thêm: Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong thời gian vụ án bị tạm đình chỉ.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cùng lúc nộp đơn khởi kiện. Nếu bạn đọc có thắc mắc về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hay những vấn đề phát sinh trong việc yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua số hotline 1900.63.63.87 để được Luật sư dân sự trực tiếp TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ chi tiết. Xin cảm ơn!

April 22, 2021 at 01:00PM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/04/22/co-the-ap-dung-bien-phap-khan-cap-tam-thoi-cung-luc-nop-don-khoi-kien-khong/

Người bị tâm thần gây thiệt hại thì kiện đòi bồi thường ai?

Người bị tâm thần gây thiệt hại thì kiện đòi bồi thường ai là câu hỏi được đặt ra khá nhiều vì theo quan điểm của nhiều người thì người bị bệnh tâm thần nếu gây thiệt hại thì sẽ không phải BỒI THƯỜNG gì, liệu quan điểm đấy có đúng theo pháp luật? Trong trường hợp như vậy thì quyền lợi của người bị thiệt hại được xử lý ra sao và nếu khởi kiện thì sẽ “khởi kiện” ai? Nếu bạn có thắc mắc về vấn đề này thì bài viết dưới đây sẽ hỗ trợ bạn.

Người bị tâm thần gây thiệt hại thì kiện ai

Người bị tâm thần gây thiệt hại thì kiện ai?

Người tâm thần được hiểu ra sao?

Bệnh tâm thần là bệnh do rối loạn hoạt động não bộ gây nên những biến đổi bất thường về lời nói, ý tưởng, hành vi, tác phong, tình cảm…

Căn cứ khoản 1 Điều 22 Bộ Luật dân sự 2015 người bị tâm thần thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Người bị tâm thần có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không khi phạm tội?

Căn cứ Điều 21 Bộ Luật hình sự 2015 quy định: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, theo quy định pháp luật nếu người bị tâm thần mất năng lực hành vi sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, nếu kết quả giám định y khoa kết luận chỉ bị hạn chế năng lực hành vi thì vẫn có thể bị truy cứu.

Trách nhiệm pháp lý của người bị tâm thần gây ra

Trách nhiệm bồi thường như nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 586 Bộ Luật dân sự 2015 quy định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân như sau:

  • Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường.
  • Nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình.
  • Nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

Như vậy, theo các quy định trên thì trách nhiệm pháp lý khi người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại sẽ là người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại.

>> Xem thêm: Bị người tâm thần đánh gây thương tích thì kiện ai?

Mức bồi thường thiệt hại

Căn cứ Điều 589 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về xác định thiệt hại về tài sản gồm:

  • Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
  • Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
  • Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

Căn cứ Điều 590 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm:

  • Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại
  • Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại
  • Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

Căn cứ Điều 591 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm:

  • Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này
  • Chi phí hợp lý cho việc mai táng
  • Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

Mức bồi thường thiệt hại do người tâm thần gây ra

Mức bồi thường thiệt hại do người tâm thần gây ra

Khi bị người tâm thần gây thiệt hại thì kiện ai?

Căn cứ khoản 3 Điều 586 Bộ Luật dân sự 2015 quy định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, khi người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại thì người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại. Như vậy, người bị thiệt hại có thể khởi kiện đối với người giám hộ của người bị tâm thần.

Thủ tục khởi kiện đòi bồi thường được xác định như sau:

Bước 1: Xác định tòa án có thẩm quyền và gửi đơn khởi kiện đòi bồi thường

Bước 2: Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. Kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

Bước 3: Kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện.

Bước 4: Sau khi xem xét đơn khởi kiện nếu hợp lệ sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí.

Bước 5: Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

Thủ tục khởi kiện đòi bồi thường người tâm thần gây thiệt hại

Thủ tục khởi kiện đòi bồi thường người tâm thần gây thiệt hại

Trên đây là bài viết tư vấn về người bị tâm thần gây thiệt hại thì kiện đòi bồi thường ai. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc có bất kỳ khó khăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề này thì hãy gọi ngay vào HOTLINE 1900.63.63.87 để được đội ngũ Luật sư công ty Luật Long Phan PMT TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ. Xin cảm ơn!

April 22, 2021 at 10:30AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/04/22/nguoi-bi-tam-than-gay-thiet-hai-thi-kien-doi-boi-thuong-ai/

Hướng dẫn đề nghị thay đổi thẩm phán giải quyết vụ án

Hướng dẫn đề nghị thay đổi thẩm phán giải quyết vụ án được pháp luật quy định ra sao là câu hỏi được đặt ra khá phổ biến khi một số trường hợp như xét thấy thẩm phán không công tâm. Quyền được đề nghị thay đổi thẩm phán là một quyền cơ bản của công dân, tuy nhiên không phải khi nào yêu cầu THAY ĐỔI cũng được chấp nhận. Vậy việc thay đổi thẩm phán giải quyết vụ án được “hướng dẫn” ra sao? Nếu bạn có thắc mắc về vấn đề này thì bài viết dưới đây sẽ hỗ trợ bạn.

Đề nghị thay đổi thẩm phán giải quyết vụ án

Đề nghị thay đổi thẩm phán giải quyết vụ án

Trường hợp nào được thay đổi thẩm phán

Đối với thủ tục tố tụng dân sự

Căn cứ Điều 53 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:

  • Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 52 của Bộ luật này.
  • Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau; trong trường hợp này, chỉ có một người được tiến hành tố tụng.
  • Họ đã tham gia giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ việc dân sự đó và đã ra bản án sơ thẩm, bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, quyết định giải quyết việc dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thì vẫn được tham gia giải quyết vụ việc đó theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
  • Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.

Căn cứ vào khoản 14 Điều 70 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 về quyền của đương sự được yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng. Như vậy, nếu đương sự xét thấy thẩm phán thuộc các trường hợp nêu trên có thể yêu cầu thay đổi thẩm phán khác.

Đối với thủ tục tố tụng hình sự

Căn cứ Điều 53 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định:

  • Trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ luật này;
  • Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau;
  • Đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.

Như vậy, nếu xét thấy thẩm phán thuộc các trường hợp nêu trên có thể yêu cầu thay đổi thẩm phán khác.

Truongeg hợp được thay đổi thẩm phán

Trường hợp được thay đổi thẩm phán

Thay đổi thẩm phán giải quyết vụ án

Người có quyền yêu cầu thay đổi thẩm phán

Theo thủ tục tố tụng dân sự thì căn cứ khoản 14 Điều 70 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 thì đương sự có quyền yêu cầu trực tiếp thay đổi thẩm phán để bảo vệ quyền lợi của mình. Bên cạnh đó thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cũng có quyền yêu cầu thay đổi thẩm phán căn cứ theo khoản 4 Điều 76 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015.

Theo thủ tục tố tụng hình sự căn cứ điểm k Khoản 1 Điều 42 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 thì Kiểm sát viên có quyền yêu cầu thay đổi thẩm phán nếu xét thấy trường hợp thuộc điều 53 của bộ luật này.

Thẩm quyền giải quyết yêu cầu thay đổi thẩm phán

Theo thủ tục tố tụng dân sự căn cứ Điều 240 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 quy định: Trường hợp có người yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng thì Hội đồng xét xử phải xem xét, quyết định theo thủ tục do Bộ luật này quy định và có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận; trường hợp không chấp nhận thì phải nêu rõ lý do.

Theo thủ tục tố tụng hình sự thì căn cứ Khoản 2 Điều 53 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau: trước khi mở phiên tòa thì do Chán án hoặc Phó Chánh án Tòa án được phân công giải quyết vụ án quyết định nếu thẩm phán bị thay đổi là chánh án tòa án thì do Chánh án Tòa án trên một cấp quyết định, tại phiên tòa thì do Hội đồng xét xử quyết định.

Thẩm quyền yêu cầu thay đổi thẩm phán

Thẩm quyền giải quyết yêu cầu thay đổi thẩm phán

>> Xem thêm: Được quyền thay đổi thẩm phán đang giải quyết trong vụ án dân sự hay không?

Trình tự, thủ tục thay đổi thẩm phán

Trong thủ tục tố tụng dân sự

Căn cứ Điều 56 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:

Bước 1: Trước khi mở phiên tòa đương sự gửi đơn thay đổi thẩm phán đến Chánh án Tòa án nơi có thẩm phán thụ lý vụ án.

Bước 2: Chánh án tòa án xem xét và giải quyết đơn yêu cầu. Chánh án ra quyết định thay đổi thẩm phán và gửi thông báo đến đương sự bằng văn bản.

Bước 3: Tại phiên tòa việc thay đổi Thẩm phán do Hội đồng xét xử quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi. Hội đồng xét xử thảo luận tại phòng nghị án và quyết định theo đa số.

Bước 4: Quyết định thay đổi thẩm phán của Hội đồng xét xử phải được lập thành văn bản. Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa. Chánh án Tòa án quyết định cử Thẩm phán thay thế người bị thay đổi.

Trong thủ tục tố tụng hình sự

Căn cứ khoản 2 Điều 53 Bộ Luật tố tụng hình sự quy định như sau:

Bước 1: Tại thủ tục bắt đầu tại phiên tòa, trước khi diễn ra phần xét hỏi sẽ được chủ tọa phiên tòa hỏi có thay đổi thẩm phán hay không.

Bước 2: Nếu có đề nghị thay đổi thì sẽ được hội đồng xem xét và quyết định tại phòng nghị án. Khi xem xét thay đổi thành viên nào thì thành viên đó được trình bày ý kiến của mình, Hội đồng quyết định theo đa số.

Bước 3: Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa.

Trên đây là bài viết liên quan đến vấn đề hướng dẫn thay đổi thẩm phán giải quyết vụ án. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc có bất kỳ khó khăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề này thì hãy gọi ngay vào HOTLINE 1900.63.63.87 để được đội ngũ Luật sư công ty Luật Long Phan PMT TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ. Xin cảm ơn!

April 22, 2021 at 07:22AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/04/22/huong-dan-de-nghi-thay-doi-tham-phan-giai-quyet-vu-an/

Khởi kiện đòi bồi thường khi công chứng viên công chứng giấy tờ giả

Khởi kiện đòi bồi thường khi công chứng viên công chứng giấy tờ giả được pháp luật quy định ra sao khi các văn bản được công chứng có giá trị pháp lý kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu, nên khi căn cứ vào việc các “giấy tờ giả” được công chứng nên dẫn đến các giao dịch giả tạo gây ra thiệt hại. Trong trường hợp này thì việc KHỞI KIỆN yêu cầu bồi thường theo bộ luật tố tụng dân sự ra sao? Nếu bạn có thắc mắc về vấn đề này thì bài viết dưới đây sẽ hỗ trợ bạn.

Khởi kiện đòi bồi thường công chứng giấy tờ giả

Khởi kiện đòi bồi thường công chứng giấy tờ giả

Công chứng là gì?

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2020:

“Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”.

Công chứng được hiểu ra sao?

Công chứng được hiểu ra sao?

Khi nào được xem là công chứng giấy tờ giả?

Giấy tờ giả tức là những giấy tờ không phải là thật, không được làm ra theo đúng quy trình, trình tự, thủ tục, tiêu chuẩn mà pháp luật quy định, không do cơ quan có thẩm quyền cấp một cách hợp pháp, mà được làm ra với bề ngoài giống như thật. Khi công chứng những giấy tờ đó được xem là công chứng giấy tờ giả.

Các văn bản có giá trị pháp lý kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu nên khi công chứng giấy tờ giả gây hậu quả rất nghiệm trọng. Ví dụ như trường hợp công chứng giấy tờ giả dùng để ký hợp đồng chuyển nhượng nhà, đất, mua bán… gây ra thiệt hại cho bên trực tiếp yêu cầu công chứng hay bên thứ ba không trực tiếp công chứng.

Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường do công chứng giấy tờ giả

Trường hợp người bị thiệt hại là người yêu cầu công chứng

Áp dụng khoản 1 Điều 38 Luật Công chứng 2014: “Tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức khác do lỗi mà công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình gây ra trong quá trình công chứng”

Điều đó có nghĩa là trách nhiệm (nghĩa vụ) bồi thường của tổ chức hành nghề công chứng chỉ phải bồi thường khi công chứng viên của tổ chức này có lỗi.

Để quy trách nhiệm bồi thường của tổ chức hành nghề công chứng, thì theo quy định này, phải tồn tại thiệt hại, không có thiệt hại thì tổ chức hành nghề công chứng không phải bồi thường cho dù công chứng viên có lỗi.

Nói cách khác, tổ chức hành nghề công chứng không có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại cho người yêu cầu công chứng khi chính người yêu cầu công chứng cũng có lỗi một phần, tổ chức hành nghề công chứng chỉ bồi thường thiệt hại tương ứng với phần lỗi của mình.

Trường hợp người bị thiệt hại là người không yêu cầu công chứng

Áp dụng Điều 597 và Điều 600 Bộ Luật dân sự 2015 trường hợp để người bị thiệt hại là người không yêu cầu công chứng được tổ chức hành nghề công chứng bồi thường:

  • Thứ nhất, có thiệt hại thực tế.
  • Thứ hai, thiệt hại do công chứng viên (người của pháp nhân hay người làm công của doanh nghiệp tư nhân) gây ra.
  • Thứ ba, thiệt hại do công chứng viên gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao hay trong khi thực hiện công việc được giao.

Nếu muốn quy trách nhiệm cho tổ chức hành nghề công chứng đối với thiệt hại do công chứng viên của tổ chức này gây ra thì phải hội đủ các điều kiện của Điều 597, 600 Bộ Luật dân sự 2015. Nếu trách nhiệm thực hiện thay không thỏa mãn thì vẫn còn trách nhiệm của công chứng viên nên người bị thiệt hại có quyền yêu cầu trực tiếp công chứng phải bồi thường thiệt hại.

>> Xem thêm: Hướng dẫn xử lý khi mua đất có công chứng nhưng sổ giả.

Thủ tục kiện đòi bồi thường

Nội dung đơn khởi kiện

Căn cứ Điều 189 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 nội dung cơ bản của đơn khởi kiện gồm:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
  • Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Bên cạnh đó, người làm đơn khởi kiện còn phải đáp ứng yêu cầu về năng lực hành vi dân sự, năng lực nhận thức.

Thủ tục khởi kiện đòi bồi thường công chứng giấy tờ giả

Thủ tục khởi kiện đòi bồi thường công chứng giấy tờ giả

Hồ sơ khởi kiện

  • Đơn khởi kiện (theo mẫu). Trong đơn trình bày rõ nội dung, căn cứ chứng minh công chứng viên công chứng giấy tờ giả, đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại…
  • Chứng minh nhân dân/ hộ chiếu, sổ hộ khẩu (bản sao)
  • Trường hợp người yêu cầu bồi thường là người đại diện theo ủy quyền của người bị thiệt hại: Giấy ủy quyền hợp pháp (bản sao).
  • Tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có).
    Số bộ hồ sơ : 01 bộ

Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án

Bước 1: Gửi đơn khởi kiện yêu cầu bồi thường

Bước 2: Tòa án thụ lý đơn khởi kiện yêu cầu bồi thường. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện có đủ điều kiện thụ lý hay không. Đồng thời, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện để người khởi kiện đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.

Bước 3: Ra thông báo nộp tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Khi đó, Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án và giải quyết vụ án theo đúng trình tự pháp luật.

Trên đây là bài viết tư vấn về khởi kiện đòi bồi thường khi công chứng viên công chứng giấy tờ giả. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc có bất kỳ khó khăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề này thì hãy gọi ngay vào HOTLINE 1900.63.63.87 để được đội ngũ Luật sư công ty Luật Long Phan PMT TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ. Xin cảm ơn!

April 21, 2021 at 04:20PM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/04/21/khoi-kien-doi-boi-thuong-khi-cong-chung-vien-cong-chung-giay-to-gia/

Thứ Ba, 20 tháng 4, 2021

Thủ tục xem xét thẩm định tại chỗ trong vụ án dân sự

Thủ tục xem xét thẩm định tại chỗ trong vụ án dân sự là một trong những biện pháp giúp Tòa án thu thập chứng cứtrong quá trình giải quyết vụ án dân sự. Vậy “thủ tục xem xét thẩm định tại chỗ trong vụ án dân sự” được pháp luật hiện hành quy định như thế nào và người dân cần biết những gì để có thể YÊU CẦU TÒA ÁN thực hiện việc xem xét thẩm định tại chỗ. Bài viết này sẽ tư vấn về thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cùng lúc nộp đơn khởi kiện.

Thủ tục xem xét thẩm định taij chỗ trong vụ án dân sự

Thủ tục xem xét thẩm định tại chỗ trong vụ án dân sự.

Chi phí xem xét thẩm định tại chỗ

Khái niệm chi phí xem xét thẩm định tại chỗ

Theo khoản 2 điều 155 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 thì tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ được định nghĩa như sau:

Chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ là số tiền cần thiết và hợp lý phải chi trả cho việc xem xét, thẩm định tại chỗ căn cứ vào quy định của pháp luật.

Mục đích của biện pháp xem xét thẩm định tại chỗ

Khi giải quyết vụ việc dân sự sẽ có những vụ việc đòi hỏi phải xem xét, thẩm định tại chỗ, do không di dời được hoặc nếu di dời sẽ làm mất hiện trạng vụ việc gây khó khăn trong việc giải quyết vụ việc dân sự. Việc xem xét, thẩm định tại chỗ làm phát sinh các chi phí liên quan và chi phí này được gọi là chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.

Nghĩa vụ chịu chi phí xem xét thẩm định tại chỗ

Theo điều 157 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015, nghĩa vụ chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ được pháp luật quy định như sau:

Trường hợp các bên đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ được xác định như sau:

  • Đương sự phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận.
  • Trường hợp yêu cầu Tòa án chia tài sản chung thì mỗi người được chia tài sản phải chịu phần chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ theo tỷ lệ giá trị phần tài sản mà họ được chia.
  • Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải nộp chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.
  • Trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217, điểm b khoản 1 Điều 299 của Bộ luật này thì nguyên đơn phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.

Trường hợp đình chỉ giải quyết việc xét xử phúc thẩm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 289, khoản 3 Điều 296 của Bộ luật này thì người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.

  • Đối với các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án khác theo quy định của Bộ luật này thì người yêu cầu xem xét, thẩm định phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.

Thẩm quyền quyết định việc xem xét thẩm định tại chỗ

Theo khoản 1 điều 101 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015, thẩm quyền quyết định việc xem xét, thẩm định tại chỗ được pháp luật quy định như sau:

  • Theo yêu cầu của đương sự hoặc;
  • Khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán tiến hành việc xem xét, thẩm định tại chỗ với sự có mặt của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng cần xem xét, thẩm định và phải báo trước việc xem xét, thẩm định tại chỗ để đương sự biết và chứng kiến việc xem xét, thẩm định đó.

Thẩm quyền quyết định việc xem xét thẩm định tại chỗ

Thẩm quyền quyết định việc xem xét thẩm định tại chỗ.

Trình tự và thủ tục thực hiện việc xem xét thẩm định tại chỗ

Nội dung đơn yêu cầu thực hiện việc xem xét thẩm định tại chỗ

Đơn yêu cầu xem xét thẩm định tại chỗ cần phải có những nội dung sau:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn;
  • Tên đơn yêu cầu (Đơn yêu cầu xem xét, thẩm định tại chỗ);
  • Tên cơ quan có thẩm quyền (Tòa án nơi đang thụ lý và giải quyết vụ án);
  • Thông tin người yêu cầu;
  • Nội dung yêu cầu xem xét thẩm định tại chỗ;
  • Trình bày lý do yêu cầu xem xét thẩm định tại chỗ;
  • Chữ ký (ghi đầy đủ họ và tên) của người yêu cầu.

>>> Xem thêm: Mẫu đơn yêu cầu xem xét thẩm định tại chỗ.

Trình tự thực hiện việc xem xét thẩm định tại chỗ

Bước 1: Đương sự nộp đơn yêu cầu gửi đến Tòa án, kèm theo là các tài liệu, chứng cứ liên quan đến tranh chấp.

Bước 2: Sau khi nhận được đơn yêu cầu, Thẩm phán sẽ tiến hành các công việc xem xét, thẩm định tại chỗ.

Bước 3: Lập biên biên xem xét, thẩm định tại chỗ. Biên bản ghi rõ kết quả xem xét, thẩm định, mô tả rõ hiện trường, có chữ ký của người xem xét, thẩm định hoặc điểm chỉ của đương sự (nếu có mặt), của các cơ quan có thẩm quyền khác.

Bước 4: Thẩm phán ban hành quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ. Nội dung quyết định được quy định tại (khoản 2 Điều 9 Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP). Quyết định được gửi cho UBND cấp xã, đồng thời gửi cho đương sự để họ biết và chứng kiến việc xem xét, thẩm định tại chỗ quy định tại (khoản 3 và khoản 4 Điều 9 Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP).

Lưu ý: Việc xem xét, thẩm định tại chỗ phải được lập thành biên bản, ghi rõ kết quả, có chữ ký của người xem xét, thẩm định và chữ ký hoặc điểm chỉ của đương sự nếu họ có mặt, của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng được xem xét, những người khác được mời tham gia.

Trinhf tự thực hiện việc xem xét thẩm định tại chỗ

Trình tự thực hiện việc xem xét thẩm định tại chỗ.

>>> Xem thêm: Có cần thiết phải thực hiện thủ tục xem xét, thẩm định tại chỗ trong vụ án tranh chấp đất không?

Trên đây là bài viết của chúng tôi về thủ tục xem xét thẩm định tại chỗ trong vụ án dân sự. Nếu bạn đọc có thắc mắc về thủ tục xem xét thẩm định tại chỗ hay những vấn đề phát sinh trong việc yêu cầu Tòa án áp dụng việc xem xét thẩm định tại chỗ vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua số hotline 1900.63.63.87 để được Luật sư dân sự trao đổi và TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ chi tiết hơn. Xin chân thành cảm ơn!

April 21, 2021 at 01:03PM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/04/21/thu-tuc-xem-xet-tham-dinh-tai-cho-trong-vu-an-dan-su/

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...