Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2021

Thủ tục tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài.

Tống đạt là việc chuyển các giấy tờ đến tận tay người nhận. Theo nghĩa pháp lý, tống đạt là việc chuyển đến đương sự giấy tờ cần thiết của cơ quan tư pháp ? Bài viết sau đây Long Phan PMT sẽ tư vấn cho các bạn biết những vấn đề pháp lý cần thiết về các thủ tục tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài chính xác và đầy đủ nhất.

Thủ tục tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài

                Thủ tục tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài

Các văn bản tố tụng phải tống đạt giấy tờ, thông báo văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài.

Các văn bản tố tụng phải cấp, tống đạt hoặc thông báo cho những người có liên quan đến vụ việc dân sự là những văn bản tố tụng liên quan đến các quyền và nghĩa vụ của họ. Trên cơ sở đó, phạm vi các văn bản tố tụng phải cấp, tống đạt hoặc thông báo được Điều 171 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định bao gồm:

– Thông báo, giấy báo, giấy triệu tập, giấy mời trong tố tụng dân sự;

– Bản án, quyết định của toà án;

– Quyết định kháng nghị của viện kiểm sát; các văn bản của cơ quan thi hành án dân sự;

– Các văn bản tố tụng khác mà pháp luật có quy định.

Trong quá trình tố tụng, tuỳ theo loại văn bản tố tụng cơ quan ban hành văn bản tố tụng và người có thẩm quyền của các cơ quan này tiến hành việc cấp, tống đạt hoặc thông báo cho những người tham gia tố tụng và những người liên quan đến đến việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự.

Trong trường hợp cơ quan ban hành văn bản tố tụng hay người có thẩm quyền của cơ quan này không thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo thì những người tham gia tố tụng hoặc người có liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự có quyền yêu cầu họ cấp, tống đạt hoặc thông báo cho mình các văn bản này theo thủ tục và trong thời hạn pháp luật quy định.

Nếu không được đáp ứng thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền của các cơ quan này hay cơ quan quản lý cấp trên của cơ quan đó giải quyết.

Nghĩa vụ của người thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng

Theo nguyên tắc này, Điều 170, Điều 172 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định: Tòa án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án có nghĩa vụ cấp, tống đạt hoặc thông báo các văn bản tố tụng cho những người liên quan đến vụ việc dân sự. Người tiến hành tố tụng hoặc cán bộ của tòa án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án có quyền hạn và nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan này trong việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng.

Ngoài ra, uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người tham gia tố tụng dân sự cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người tham gia tố tụng dân sự làm việc; đương sự, người đại diện của đương sự hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; nhân viên tổ chức dịch vụ bưu chính, người có chức năng tống đạt và những người khác mà pháp luật có quy định cũng có nghĩa vụ thực hiện cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng.

Người có nghĩa vụ thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo các văn bản tố tụng phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Trong trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đó của mình thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà những người này có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Phương thức thực hiện việc tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài

Nội dung về các phương thức tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án cho đương sự ở nước ngoài được ghi nhận tại Điều 474, bao gồm có 6 phương thức cơ bản:

Phương thức 1: Theo phương thức được quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định về tống đạt đó là các hiệp định tương trợ tư pháp. Ngoài ra, hoạt động tống đạt còn được điều chỉnh trong Công ước Lahay năm 1965 về tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại (công ước tống đạt). Các điều ước quốc tế này đều quy định các nước thành viên chỉ định cơ quan trung ương (đầu mối) để thực hiện ủy thác tư pháp. Cơ quan trung ứng ở phía Việt nam thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự nói chung, ủy thác tư pháp tống đạt giấy tờ nói riêng là Bộ Tư pháp.

Phương thức 2: Theo đường ngoại giao đối với đương sự cư trú ở nước mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế.

Theo phương thức này, nếu đương sự có nơi cư trú hoặc có trụ sở tại các nước chưa cùng với Việt nam là thành viên của Hiệp định tương trợ tư pháp và Công ước tống đạt, toà án thực hiện việc tống đạt văn bản tố tụng theo phương thức ngoại giao.

Cơ quan ngoại giao của Việt Nam có trách nhiệm: (i) Tiếp nhận các yêu cầu tống đạt của phía nước ngoài và chuyển về cơ quan đầu mối là Bộ tư pháp để thực hiện; (ii) Tiếp nhận và thực hiện các yêu cầu tống đạt giấy tờ gửi ra nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền trong nước do Bộ Tư pháp chuyển đến.

Đối với trường hợp thực hiện yêu cầu tống đạt giấy tờ gửi ra nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền trong nước do Bộ tư pháp chuyển đến, cơ quan ngoại giao sẽ thực hiện theo hai cách:

(1) Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài sẽ trực tiếp thực hiện tống đạt giấy tờ cho công dân Việt Nam ở nước ngoài;

(2) Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gửi cho cơ quan có thẩm quyền của phía nước ngoài đề nghị thực hiện các yêu cầu tống đạt giấy tờ cho công dân của họ, hoặc người nước ngoài cư trú tại nước đó.

Phương thức 3: Theo đường dịch vụ bưu chính đến địa chỉ của đương sự đang cư trú ở nước ngoài với điều kiện pháp luật nước đó đồng ý với phương thức tống đạt này.

Theo phương thức này, tòa án có thẩm quyền tống đạt trực tiếp cho đương sự ở nước ngoài thông qua dịch vụ bưu chính. Kênh tống đạt bưu chính được thực hiện nếu đáp ứng hai điều kiện:

– Một là, việc tống đạt bằng bưu chính được chấp nhận theo pháp luật của nước yêu cầu và đáp ứng các điều kiện mà pháp luật nước đó quy định cho việc tống đạt bằng bưu chính.

– Hai là, nước được yêu cầu không phản đối việc sử dụng kênh tống đạt này. Việc chấp nhận kênh bưu chính hay không phụ thuộc vào lựa chọn của quốc gia đưa ra tuyên bố và không đồng nhất với việc nội luật của quốc gia đó có coi tống đạt qua bưu chính là kênh tống đạt hợp lệ hay không.

Để cụ thể hóa điều kiện này, Công văn 33/TANDTC-HTQT nêu rõ:

Nếu nước nơi đương sự có địa chỉ không phản đối, thì nước khác có thể tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự theo đường bưu chính, không phân biệt đương sự đó là tổ chức hoặc cá nhân có quốc tịch nước tống đạt, nước sở tại hoặc không quốc tịch.

Đương sự bao gồm: công dân Việt Nam, công dân Việt Nam có cả quốc tịch nước khác, người nước ngoài, tổ chức nước ngoài có địa chỉ tại các nước không phản đối nước khác tống đạt văn bản tố tụng

Phương thức 4: Theo đường dịch vụ bưu chính đến cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài để tống đạt cho đương sự là công dân Việt Nam ở nước ngoài.

Theo phương thức này, toà án có thể gửi văn bản tống đạt theo đường bưu chính đến cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để tống đạt cho đương sự là công dân Việt Nam mà không phải gửi qua Bộ Tư pháp và Bộ ngoại giao Việt Nam.

Như vậy, quy trình tống đạt theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có sự thay đổi, khi tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự là công dân Việt Nam ở nước ngoài, thì các toà án cấp tỉnh và toà án cấp cao sẽ gửi hồ sơ trực tiếp cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài mà không gửi qua Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao như trước đây. Quy trình này giảm bớt thủ tục hành chính và cơ quan trung gian trong việc thực hiện tống đạt văn bản tố tụng.

Phương thức 5: Đối với cơ quan, tổ chức nước ngoài có văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam thì việc tống đạt có thể được thực hiện qua văn phòng đại diện, chi nhánh của họ tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này.

Đây là phương thức tống đạt bổ sung nhằm tận dụng những điều kiện thuận lợi nhất, giúp đương sự ở nước ngoài dễ nhắm bắt và tiếp cận được các thông tin, giấy tờ liên quan đến tố tụng. Hoạt động tống đạt này khá đơn giản, thực hiện như hoạt động tống đạt văn bản tố tụng trong nước.

Phương thức 6: Theo đường dịch vụ bưu chính cho người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền tại Việt Nam của đương sự ở nước ngoài.

Đây là trường hợp người tham gia tố tụng tại tòa án Việt Nam là người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền của đương sự ở nước ngoài. Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền có thể tống đạt giấy tờ theo đường dịch vụ bưu chính cho người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền của họ tại Việt Nam.

Đây là trường hợp người tham gia tố tụng tại tòa án Việt Nam là người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền của đương sự ở nước ngoài. Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền có thể tống đạt giấy tờ theo đường dịch vụ bưu chính cho người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền của họ tại Việt Nam.

Phương thức thực hiện việc tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài

Phương thức thực hiện việc tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài

Thông báo về ủy thác tư pháp

Ngày 29/10/2020, Tòa án nhân dân tối cao có công văn số 181/TANDTC-HTQT về việc tố đạt văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài trong các vụ việc dân sự, vụ án hành chính

Hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới đang diễn biến phức tạp, nhiều quốc gia đang tiếp tục thực hiện việc giãn cách xã hội để phòng, chống dịch lây lan trên diện rộng. Do đó, việc gửi hồ sơ ra nước ngoài và việc thực hiện, trả kết quả thực hiện tống đạt giấy tờ, tài liệu cho Tòa án Việt Nam gặp khó khăn, chậm trễ hoặc không thực hiện được.

Để bảo đảm thuận tiện cho việc tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài theo quy định của Công ước tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại (Công ước tống đạt giấy tờ) và phương thức tống đạt khác quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án nhân dân tối cao cung cấp cho các Tòa án một số thông tin liên quan sau đây:

Về việc gửi hồ sơ ủy thác tư pháp ra nước ngoài thông qua Bộ Tư pháp

Ngày 5/8/2020 Tổng công ty bưu điện Việt Nam có Công văn số 3386/BĐVN- DVBC thông báo danh sách các nước chấp nhận dịch vụ bưu phẩm, bưu kiện bay đi quốc tế và thủy bộ đi quốc tế (được gửi kèm Công văn này). Trên tinh thần đó, các Tòa án có thể tiếp tục lập hồ sơ ủy thác tư pháp để gửi đến Bộ Tư pháp nếu đương sự có địa chỉ tại một trong các nước nêu trên.

Các Tòa án cần lưu ý hiện nay do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên việc tống đạt giấy tờ tại Vương quốc Anh, Ấn Độ và tiểu bang Victoria của Úc đang bị tạm ngừng. Do đó, hồ sơ ủy thác thông qua Bộ Tư pháp đến các nước, tiểu bang nêu trên sẽ bị ảnh hưởng và chưa thực hiện được.

Đối với việc tống đạt tài liệu, giấy tờ cho đương sự có địa chỉ tại Hoa Kỳ, theo thông báo mới nhất của Công ty dịch vụ pháp lý ABC, việc tống đạt giấy tờ, tài liệu tại Hoa Kỳ đã được tiến hành bình thường trên toàn bộ 50 tiểu bang của nước này.

Trong bối cảnh dịch bệnh như đã nêu ở trên, các Tòa án cần cân nhắc, thông báo cho đương sự ở nước ngoài biết về việc Tòa án sẽ tiến hành các hoạt động tố tụng vào thời điểm chậm nhất mà Điều 476 Bộ luật Tố tụng dân sự cho phép để bảo đảm tối đa quyền, nghĩa vụ tham gia tố tụng của đương sự.

Về việc tống đạt giấy tờ đến một số nước thành viên mới của Công ước tống đạt giấy tờ và cập nhật thông tin về một số nước thành viên khác

Tính đến ngày 29/10/2020, Công ước tống đạt giấy tờ có 78 nước thành viên, bao gồm cả Việt Nam. Trong đó, có một số nước mới gia nhập Công ước này như: Cộng hòa Áo, Cộng hòa Phi-líp-pin.

Việc tống đạt giấy tờ tại Cộng hòa Áo (Austria)

Việc tống đạt cho Nhà nước Áo, bao gồm các cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền, cá nhân được Nhà nước Áo ủy quyền thực hiện công vụ phải được thực hiện theo kênh ngoại giao mà không áp dụng Công ước tống đạt giấy tờ.

Văn bản tố tụng cần tống đạt cho đương sự tại Cộng hòa Áo phải được lập bằng hoặc gửi kèm bản dịch ra tiếng Đức.

Cộng hòa Áo phản đối việc tống đạt giấy tờ thực hiện trực tiếp qua các cơ quan ngoại giao hoặc lãnh sự của nước ngoài trên lãnh thổ của mình, trừ khi giấy tờ đó được tống đạt cho công dân của nước có cơ quan ngoại giao hoặc lãnh sự đó.

Cộng hòa Áo phản đối việc áp dụng các phương thức tống đạt giấy tờ quy định tại Điều 10 của Công ước trên lãnh thổ của mình. Do đó, việc tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự ở nước này bằng đường dịch vụ bưu chính quốc tế là không hợp lệ.

Cơ quan trung ương có thẩm quyền của Cộng hòa Áo là Bộ Tư pháp liên bang. Địa chỉ của Bộ Tư pháp liên bang của Cộng hòa Áo (Federal Ministry of Justice): Die Österreichische Justiz, Palais Trautson, Museumstrasse 7, 1070 Vienna, Austria.

Cộng hòa Phi-líp-pin (Philippines)

Văn bản tố tụng cần tống đạt cho đương sự tại Phi-líp-pin phải được lập bằng hoặc gửi kèm bản dịch ra tiếng Anh hoặc tiếng Phi-líp-pin.

Phi-líp-pin phản đối việc tống đạt giấy tờ tư pháp trực tiếp thông qua viên chức ngoại giao hoặc lãnh sự với những người ở trên lãnh thổ của mình, trừ khi giấy tờ được tống đạt cho công dân của nước của nước có cơ quan ngoại giao hoặc lãnh sự đó.

Phi-líp-pin phản đối việc chuyển giao giấy tờ theo các kênh tại Điều 10 a và c của Công ước (kênh bưu điện; kênh tống đạt trực tiếp từ bất kỳ cá nhân nào có liên quan trong thủ tục tố tụng qua nhân viên tư pháp, cán bộ hoặc người có thẩm quyền của nước được yêu cầu).

Cơ quan có thẩm quyền bổ sung đối với việc tống đạt giấy tờ ngoài tư pháp là Liên đoàn luật sư của Phi-líp-pin (the Integrated Bar of the Philippines).

Thụy sĩ (Switzerland):

Theo danh sách các cơ quan trung ương có thẩm quyền của Thụy sĩ tại từng tiểu bang.

Khi lập yêu cầu ủy thác theo quy định tại Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 19/10/2016 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao quy định về trình tự, thủ tục tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự ghi tên cơ quan trung ương có thẩm quyền của tiểu bang tương ứng với băng nơi đương sự có địa chỉ cần tống đạt./.

Chi phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự

Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài

Theo Điều 152 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài được quy định như sau:

  • Nguyên đơn, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm hoặc đương sự khác trong vụ án phải nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài khi yêu cầu của họ làm phát sinh việc ủy thác tư pháp ra nước ngoài.
  • Người yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm hoặc đương sự khác trong việc dân sự phải nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài khi yêu cầu của họ làm phát sinh việc ủy thác tư pháp ra nước ngoài.

Chi phí thực tế thực hiện ủy thác tư pháp

Theo Điều 7 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC về thu, nộp chi phí thực tế thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam quy định các chi phí thực tế phát sinh trong nước do người có nghĩa vụ nộp chi phí thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam thanh toán trực tiếp cho người cung cấp dịch vụ.

Đối với chi phí thực tế do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thu:

  • Trường hợp chi phí thực tế đã xác định được theo quy định của phía nước ngoài tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp của Việt Nam lập hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thông báo người có nghĩa vụ nộp chi phí thực hiện ủy thác thanh toán chi phí này với cơ quan có thẩm quyền nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc gia liên quan.
  • Trường hợp chi phí thực tế chưa xác định được tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp của Việt Nam lập hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp của Việt Nam thông báo cho người có nghĩa vụ nộp chi phí thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam phải nộp tạm ứng 3 triệu đồng tại cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh nơi cơ quan có thẩm quyền ủy thác tư pháp về dân sự của Việt Nam có trụ sở.

Chi phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự

 Chi phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự

Liên hệ Luật sư

Luật Long Phan PMT nhận hỗ trợ dịch vụ luật sư trực tuyến 24/7 qua các hình thức như sau:

  • Tư vấn pháp luật qua EMAIL: pmt@luatlongphan.vn
  • Tư vấn pháp luật qua FACEBOOK: Fanpage Luật Long Phan
  • Tư vấn luật qua ZALO: 1900636387
  • Cần dịch vụ luật sư nhà đất vui lòng liên hệ TỔNG ĐÀI ĐIỆN THOẠI 1900 63.63.87
  • Gặp trực tiếp luật sư nhà đất tại TRỤ SỞ CÔNG TY: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP. HCM
  • Tại Văn Phòng Luật sư Quận Bình Thạnh: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, TP.HCM

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về của Long Phan PMT về thủ tục tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn hoặc muốn gặp trực tiếp luật sư, vui lòng liên hệ tới Hotline 1900636387 để được tư vấn chi tiết hơn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn. 



Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...