Hướng xử lý khi người nhận thừa kế không thể đứng tên tài sản được nhận, hiện nay đang được nhận là một tình huống pháp lý khá phức tạp khi không thể đáp ứng được nguyện vọng của cả người để lại di sản lẫn người nhận thừa kế. Có thể thấy lúc này người nhận thừa kế đang bị hạn chế quyền đối với tài sản được thừa kế. Đối với trường hợp nêu trên hướng xử lý như thế nào? Sau đây, Công ty Luật Long Phan PMT sẽ đưa ra hướng giải quyết trong bài viết dưới đây.
Hướng xử lý khi người nhận thừa kế không thể đứng tên tài sản được nhận
Điều kiện để trở thành người thừa kế
Theo quy định tại Điều 613 Bộ luật dân sự năm 2015 thì người thừa kế gồm cá nhân và tổ chức.
- Điều kiện nhận thừa kế đối với cá nhân: phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Ngoài ra, người thừa kế phải không thuộc trường hợp người không được quyền hưởng di sản quy định tại Điều 621 trừ tường hợp người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.
- Điều kiện nhận thừa kế đối với tổ chức: phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức được người để lại di sản chỉ định trong di chúc là người thừa kế mà không tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì sẽ không được hưởng di sản.
>>>Xem thêm: Thủ tục khai di sản thừa kế theo di chúc, theo pháp luật
Điều kiện để một số chủ thể đặc biệt được đứng tên trên tài sản thừa kế là bất động sản
Chủ thể đặc biệt ở đây là Người nước ngoài, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Đây chính là hai đối tượng bị hạn chế quyền đối với di sản thừa kế là bất động sản theo quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể là Luật Đất đai năm 2013 và Luật Nhà ở 2014. Do đó, khi được nhận di sản thừa kế là bất động sản thì 2 đối tượng này ngoài đáp ứng điều kiện quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì còn phải đáp ứng điều kiện quy định trong pháp luật chuyên ngành để được công nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất.
Đối với tài sản được thừa kế là nhà ở
Theo quy định tại Điều 8 Luật Nhà ở 2014 để được công nhận quyền sở hữu nhà ở thông qua hình thức nhận thừa kế thì chủ thể là Người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam
- Có nhà ở hợp pháp thông qua hình thức nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân…
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7, điểm c khoản 2 Điều 8, Điều 160 Luật Nhà ở 2014 đối với chủ thể là Ngước ngoài thì được nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định.
- Được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.
- Chính phủ quy định chi tiết giấy tờ chứng minh cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Đối với tài sản được thừa kế là quyền sử dụng đất
Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 169 Luật Đất đai 2013 thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
>>>Xem thêm: Hướng dẫn chia thừa kế đất đai không có di chúc
Trường hợp người nhận thừa kế không thể đứng tên tài sản được nhận
Theo quy định tại khoản 1 Điều 186 Luật Đất đai năm 2013 thì trường hợp Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với đất ở tại Việt Nam thì sẽ không có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Ngoài ra, cũng dựa trên cơ sở pháp lý đã nêu trên, người nước ngoài cũng là đối tượng không được quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam nên sẽ không thể đứng tên trên tài sản được nhận là bất động sản gồm nhà ở và quyền sử dụng đất (trừ trường hợp là nhà ở thương mại).
Người nhận thừa kế không thể đứng tên tài sản được nhận
Cách giải quyết khi người nhận thừa kế không thể đứng tên tài sản được nhân
Theo quy định tại khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai năm 2013, trường hợp người nhận thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài không thể đứng tên tài sản được nhận thì họ sẽ được nhận giá trị (bằng tiền) của bất động sản đó. Cụ thể, họ sẽ được phép chuyển nhượng hoặc tặng cho theo quy định của pháp luật.
Cách giải quyết khi người nhận thừa kế không thể đứng tên tài sản được nhận
>>>Xem thêm: Chia tài sản thừa kế có người không đồng ý giải quyết như thế nào?
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về hướng dẫn người nhận thừa kế không thể đứng tên tài sản được nhận. Nếu quý đọc giả còn thắc mắc có thể liên quan đến TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ sẽ tư vấn cụ thể vấn đề này hoặc có nhu cầu tìm hỗ trợ, vui lòng liên hệ qua HOTLINE: 1900.63.63.87. Xin cám ơn!
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.
Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét