Chủ nhà có được vứt đồ của bên thuê ra khi lấy lại nhà không, đây là vấn đề mà cả người cho thuê và người thuê nhà quan tâm. Khi hết hạn hợp đồng, người cho thuê lấy lại nhà, bên thuê không chịu dọn đi, tình huống này khá phổ biến ở Việt Nam, chủ nhà phải làm gì trong tình huống này, hậu quả pháp lý mà người thuê phải chịu khi chậm trả nhà là gì? Vấn đề này sẽ được Luật Long Phan PMT giải đáp qua bài viết này.
Vứt đồ của bên thuê ra khi lấy lại nhà
Bên cho thuê có quyền vứt đồ của bên thuê khi hợp đồng thuê nhà hết hạn?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, không có quy định nào của pháp luật quy định về việc cho phép bên cho thuê được vứt bỏ đồ đạc, tài sản của bên thuê nhà ra đường, hoặc niêm phong nhà, ngay cả trong trường hợp bên thuê nhà vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ, hoặc đã hết hạn hợp đồng. Các bên cho thuê và thuê nhà đều phải tôn trọng pháp luật,không nên hành xử theo ý mình. Do đó, việc bên cho thuê vứt đồ của bên thuê ra khi lấy lại nhà là trái quy định pháp luật, dẫn đến việc xâm phạm quyền sở hữu tài sản của bên thuê.
>>> Xem thêm: Thủ Tục Kiện Đòi Lại Nhà Cho Thuê Do Người Thuê Không Trả
Trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở
Hợp đồng thuê nhà ở là một hợp đồng thuê tài sản, là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa bên cho thuê và bên thuê, theo đó bên cho thuê có nghĩa vụ giao nhà ở cho bên thuê, bên thuê có nghĩa vụ trả tiền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Hợp đồng thuê nhà ở đương nhiên chấm dứt khi hợp đồng hết hạn, ngoài trường hợp này pháp luật còn quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở, được quy định tại điều 131 Luật Nhà ở 2014:
- Hợp đồng thuê nhà ở hết hạn; trường hợp trong hợp đồng không xác định thời hạn thì hợp đồng chấm dứt sau 90 ngày, kể từ ngày bên cho thuê nhà ở thông báo cho bên thuê nhà ở biết việc chấm dứt hợp đồng;
- Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng;
- Nhà ở cho thuê không còn;
- Bên thuê nhà ở chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án mà khi chết, mất tích không có ai đang cùng chung sống;
- Nhà ở cho thuê bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ hoặc thuộc khu vực đã có quyết định thu hồi đất, giải tỏa nhà ở hoặc có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nhà ở cho thuê thuộc diện bị Nhà nước trưng mua, trưng dụng để sử dụng vào các mục đích khác.
- Bên cho thuê phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê biết trước 30 ngày về việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở quy định tại điểm này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở.
Trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà
Hậu quả pháp lý khi bên thuê chậm trả nhà thuê khi hết hợp đồng
Tùy vào mức độ của hành vi vi phạm mà người thuê có thể bị xử phạt bằng các hình thức sau:
Theo Điều 482 Bộ luật Dân sự 2015 về việc trả lại tài sản thuê thì khi bên thuê chậm trả nhà thuê thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê trả lại nhà, trả tiền thuê trong thời gian chậm trả và phải bồi thường thiệt hại.
Ngoài ra, bên thuê phải trả tiền phạt vi phạm do chậm trả tài sản thuê, nếu có thỏa thuận và phải chịu rủi ro xảy ra đối với tài sản thuê (nhà ở) trong thời gian chậm trả.
Xử phạt hành chính
Hành vi chậm trả nhà thuê khi hết hợp đồng được xem là hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác.Theo điểm d khoản 1 điều 15, Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng
>>> Xem thêm: Hướng Dẫn Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Thuê Nhà Ở, Mặt Bằng Kinh Doanh
Xử phạt hình sự
Trong trường hợp bên cho thuê đã yêu cầu nhưng bên thuê vẫn cố tình không bàn giao lại nhà và tiếp tục sử dụng nhà thuê thì đây là hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác. Nếu đã bị xử phạt hành chính nhưng bên thuê tiếp tục chây ì, không bàn giao nhà cho chủ sở hữu, thì bên cho thuê có quyền tố cáo ra cơ quan công an có thẩm quyền về tội “sử dụng trái phép tài sản của người khác” theo điều 177 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Hướng giải quyết khi bên thuê không trả nhà
Theo quy định tại Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, việc người thuê nhà không chịu trả nhà mà vẫn tiếp tục sinh hoạt khi đã có thông báo của người cho thuê là hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác. Theo đó có thể giải quyết khi bên thuê không trả nhà bằng cách sau:
Cách giải quyết khi bên thuê không trả nhà
Trình báo công an về hành vi xâm phạm chỗ ở
Người cho thuê hãy thông báo đến cơ quan công an phường nơi có nhà ở cho thuê để được hướng dẫn giải quyết.
Khởi kiện ra Tòa án
Nếu người cho thuê đã áp dụng các biện pháp cần thiết nhưng bên thuê nhà vẫn không chịu trả nhà thì bên cho thuê có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết theo điều 482 Bộ luật Dân sự 2015.
Người khởi kiện nộp đơn kiện trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường bưu điện đến Tòa án có thẩm quyền. Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự là Tòa cấp huyện nơi người bị kiện đang cư trú theo quy định điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
>>> Xem thêm: Thủ Tục Khởi Kiện Hủy Hợp Đồng Thuê Đất Do Bên Thuê Không Trả Tiền Thuê
Hồ sơ khởi kiện bao gồm các nội dung sau:
- Đơn khởi kiện;
- Bản photo chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu;
- Bản photo hợp đồng thuê nhà;
- Bản photo giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;
- Và các giấy tờ, tài liệu khác chứng minh yêu cầu khởi kiện
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết “Chủ nhà có được vứt đồ của bên thuê ra khi lấy lại nhà không?” kính gửi đến quý bạn đọc. Nếu quý bạn đọc có bất kỳ đóng góp hay ý kiến thắc mắc gì liên quan vui lòng liên hệ số HOTLINE: 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ hỗ trợ nhanh nhất.
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.
Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét