Hướng dẫn người Việt định cư ở nước ngoài đòi lại phần di sản thừa kế bị chiếm đoạt. Việc đòi lại phần di sản thừa kế bị chiếm đoạt là một chuyện khó khăn nhất là đối với những người Việt định cư ở nước ngoài. Vậy cách thức để đòi lại phần di sản đó như thế nào, sau đây hãy cùng tham khảo một số cách mà chúng tôi đưa ra.
Người Việt định cư ở nước ngoài có quyền khởi kiện
Quyền khởi kiện của người Việt định cư ở nước ngoài.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì thừa kế là quyền cơ bản của mỗi công dân, mọi cá nhân đều có quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật kể cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
>>>Xem thêm: Quyền của người khởi kiện trong vụ án dân sự.
Yêu cầu khởi kiện như thế nào là hợp lý và được tòa án chấp nhận
Để có thể khởi kiện đòi lại phần di sản thừa kế của mình, người Việt định cư ở nước ngoài đó phải chứng minh được mình có quyền khởi kiện.
Cung cấp giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của mình tại Việt Nam. Cung cấp giấy tờ chứng minh phần di sản đó là người đã mất để lại cho cá nhân và bản thân có quyền thừa kế phần di sản đó (giấy chứng tử, di chúc,…)
Phải chứng minh được phần di chúc để lại thuộc quyền sở hữu của người đã mất để lại.
Người khởi kiện không được rơi vào bất kỳ trường hợp nào quy định tại Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và các quy định tại Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP.
>>>Xem thêm: Chia di sản thừa kế khi có người không đồng ý giải quyết như thế nào?
Thẩm quyền giải quyết.
Theo BLTTDS 2015 thì thẩm quyền giải quyết vụ việc có một bên tranh chấp là người Việt định cư ở nước ngoài thì phải nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Hồ sơ khởi kiện gồm những gì?
Hồ sơ khởi kiện
Hồ sơ khởi kiện đòi lại phần di sản thừa kế bị chiếm đoạt của người Việt định cư ở nước ngoài bao gồm:
- Đơn khởi kiện (viết theo mẫu có sẵn);
- Các loại giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại di sản như giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu,…
- Giấy tờ chứng minh di sản đó được để lại cho người khởi kiện;
- Giấy chứng tử của người để lại di sản;
- Bản kê khai các di sản để lại của người mất;
- Các giấy tờ chứng minh di sản để lại là của người để lại di sản;
- Các loại giấy tờ khác.
Trình tự, thủ tục giải quyết
Trình tự giải quyết
- Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án
Có 3 cách để người khởi kiện nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nơi có thẩm quyền giải quyết vụ việc: nộp trực tiếp tại tòa án, gửi đến tòa án theo đường bưu điện, gửi trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.
- Bước 2: Thụ lý vụ án
Tòa án sẽ xem xét các giấy tờ, chứng cứ nếu thuộc thẩm quyền giải quyết sẽ thông báo cho người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí.
Từ khi nhận được thông báo, trong vòng 15 ngày đương sự phải nộp tiền tạm ứng sau đó nộp lại biên lai thu tiền cho Tòa án xác nhận đã nộp tạm ứng án phí.
- Bước 3: Chuẩn bị xét xử
Thời hạn xét xử là 04 tháng kể từ ngày thụ lý. Nếu có quyết định tạm đình chỉ vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
- Bước 4: Đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.
Tòa án sẽ mở phiên tòa sơ thẩm trong vòng 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trường hợp Bản án của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì Tòa án cấp trên trực tiếp xem xét và giải quyết theo thủ tục phúc thẩm. Ngoài ra, vụ án còn có thể được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
>>>Xem thêm: Trình tự thủ tục giải quyết di sản thừa kế
Chi phí tố tụng cần chuẩn bị những gì?
Chi phí tố tụng là số tiền hợp lý cần phải chi trả cho các hoạt động tố tụng cần thiết trong quá trình tố tụng được chia làm 3 nhóm chính: án phí, lệ phí và các chi phí tố tụng khác.
Án phí trong tố tụng gồm: án phí sơ thẩm, phúc thẩm.
Lệ phí gồm: lệ phí cấp bản sao bản án, quyết định, các giấy tờ khác của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và các khoản lệ phí khác mà pháp luật quy định.
Các chi phí tố tụng khác bao gồm: chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch,…, chi phí giám định định giá tài sản, các khoản chi phí khác theo quy định của pháp luật.
Liên hệ
Để tìm hiểu thông tin về chúng tôi, đánh giá chúng tôi có thể đáp ứng được các yêu cầu của Quý khách hàng hay không. Xin đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua các hình thức sau:
- Website : luatlongphan.vn
- Email : pmt@luatlongphan.vn
- Hotline : 1900.63.63.87
- Fanpage : LUẬT LONG PHAN
- Zalo : LONG PHAN PMT LAW FIRM – 0819.700.748
- Trụ sở và Văn phòng làm việc:
Trụ sở công ty: Tầng 14 Tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.
Văn phòng giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.
Hỗ trợ gửi tài liệu, đặt lịch gặp luật sư trao đổi qua tổng đài
Thông qua tổng đài 1900.63.63.87, Luật sư của Long Phan PMT hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc.
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.
Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét