Các nội dung liên quan đến việc chia thừa kế luôn là đề tài được nhiều người quan tâm. Trong phạm vi bài viết này, Luật sư dân sự của chúng tôi sẽ hướng dẫn chia thừa kế đất cấp cho hộ gia đình, đây được xem là loại đất có tính chất tương đối phức tạp và rất dễ xảy ra tranh chấp trong quan hệ chia thừa kế.
Chia thừa kế đất cấp cho hộ gia đình
>>>Xem thêm: Cha mẹ để lại di chúc là nhà đất cấp cho hộ gia đình thì có hiệu lực không? Kiện hủy được không?
Quy định về đất cấp cho hộ gia đình
Theo quy định tại khoản 29 Điều 3 Luật đất đai 2013 sửa đổi bổ sung 2018 (LĐĐ 2018), Nhà nước sẽ có thẩm quyền sẽ cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, khi đó để được xác định tư cách thành viên trong hộ gia đình và có chung quyền sử dụng đất (QSDĐ) thì các thành viên của hộ cần thỏa mãn đủ các điều kiện sau:
- Có quan hệ hôn nhân (vợ chồng), quan hệ huyết thống (cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ, ông nội, bà nội với cháu nội, ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại…) quan hệ nuôi dưỡng (cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi);
- Đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất. Ví dụ: cùng nhau đóng góp, cùng nhau tạo lập…
Trên thực tế, việc xác định những người có quyền đối với quyền sử dụng cấp đất cho hộ gia đình thông thường sẽ được căn cứ vào sổ hộ khẩu tại thời điểm được Nhà nước cấp đất.
Xác định di sản thừa kế là đất cấp cho hộ gia đình
Di sản thừa kế là đất cấp cho hộ gia đình
- Theo quy định tại Điều 612 Bộ luật dân sự (BLDS) 2015 thì di sản thừa kế là đất cấp cho hộ gia định, trong trường hợp này được xác định là tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Có nghĩa là khi một người là thành viên của hộ gia đình mà có đất cấp cho hộ gia đình chết đi thì quyền sử dụng đất của họ trong quyền sử dụng đất chung của hộ sẽ được xác định là di sản có họ để lại cho người thừa kế.
- Việc xác định di sản thừa kế sẽ phụ thuộc từng trường hợp cụ thể và từng điều kiện cụ thể đã nêu ở phần nội dung đã trình bày phía trên và có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của người thừa kế.
>>>Xem thêm: Giải quyết tranh chấp phân chia đất cấp cho hộ gia đình
Cách chia thừa kế đất cấp cho hộ gia đình khi có di chúc
Hình thức của di chúc
Theo quy định tại Điều 627 BLDS 2015 thì hình thức của di chúc phải được lập bằng văn bản. Nếu không thể lập bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
Theo đó, theo Điều 628 BLDS 2015, di chúc bằng văn bản bao gồm:
- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
- Di chúc bằng văn bản có công chứng.
- Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
Bên cạnh di chúc bằng văn bản thì theo Điều 629 BLDS 2015 thì trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
Điều kiện để di chúc hợp pháp
Di chúc được xem là hợp pháp theo khoản 1 Điều 630 BLDS 2015 thì phải có đủ các điều kiện:
- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
- Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Ngoài ra, nếu thuộc vào các trường hợp cụ thể khác thì cũng phải tuân thủ các điều kiện tại Khoản 2, 3, 4, 5 của Điều 630 BLDS 2015 thì khi đó di chúc mới được xem là hợp pháp.
Cách chia thừa kế khi có di chúc
Cách chia thừa kế khi có di chúc
- Đất cấp cho hộ gia đình được xác định tài sản chung của hộ gia đình, do vậy mà khi tiến hành chia thừa kế theo di chúc cần phải lưu ý phần đất theo di chúc chỉ được giới hạn trong phạm vi phần đất mà người lập di chúc có quyền trong phần đất chung của hộ gia đình. Trường hợp di chúc có nội dung vượt quá quyền định đoạt của người lập di chúc thì sẽ vô hiệu phần nội dung vượt quá đó theo Điều 643 BLDS 2015.
- Việc chia thừa kế đất cấp cho hộ gia đình khi có di chúc thì sẽ phải tuân thủ theo quy định tại khoản 2 Điều 626 BLDS 2015, theo đó người lập di chúc có quyền phân định phần di sản cho từng người thừa kế. Hay nói cách khác, người thừa kế được hưởng bao nhiêu phụ thuộc vào nội dung di chúc nếu di chúc đó hợp pháp.
- Nếu thuộc vào trường hợp là con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng, hoặc con chưa thành niên mà không có khả năng lao động căn cứ theo Điều 644 BLDS 2015 thì vẫn sẽ được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật trong trường hợp không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó.
Cách chia thừa kế đất cấp cho hộ gia đình theo pháp luật
Trường hợp chia thừa kế theo pháp luật
Theo Khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 thì sẽ chia thừa kế theo pháp luật trong các trường hợp sau:
- Không có di chúc.
- Di chúc không hợp pháp.
- Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
- Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Ngoài ra, thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
- Phần di sản không được định đoạt trong di chúc.
- Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật.
- Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
>>>Xem thêm: Hướng dẫn chia thừa kế đất đai không có di chúc
Cách chia thừa kế theo pháp luật
Theo Điều 649 BLDS 2015 thì chia thừa kế theo pháp luật là chia theo hàng thừa kế. Theo đó, hàng thừa kế sẽ được chia theo thứ tự tại Điều 651 BLDS 2015 bao gồm:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.”
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau (khoản 2 Điều 651 BLDS 2015). Và những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản theo khoản 3 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015.
Như vậy, sau khi hoàn tất việc chia thừa kế phần đất của người chết trong phần đất của hộ gia đình, ngoài trừ phần đất đã được chia thì các thành viên còn lại trong hộ gia đình vẫn có các quyền đối với phần đất chung còn lại.
Trên đây là bài viết về hướng dẫn chia thừa kế đất cấp cho hộ gia đình. Quý bạn độc có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline 1900.63.63.87 để gặp trực tiếp, TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc.
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.
Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét