Thứ Tư, 29 tháng 12, 2021

Có được giao nộp tài liệu, chứng cứ sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử?

Giao nộp tài liệu, chứng cứ là một quyền quan trọng nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Việc thực hiện quyền này trong tố tụng phải được thực hiện theo đúng trình tự thủ tục cũng như đúng thời gian luật định. Vậy đương sự cung cấp tài liệu, chứng cứ sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử có được chấp nhận không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây, Long Phan PMT sẽ cung cấp cho Quý bạn đọc những thông tin hữu ích về vấn đề này.

Giao nộp tài liệu, chứng cứ sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử

Giao nộp tài liệu, chứng cứ sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử

>> Xem thêm: Trình tự nộp đơn khởi kiện

Quyền được giao nộp tài liệu chứng cứ sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử

Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS 2015) đã quy định cụ thể về thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ. Trong thủ tục sơ thẩm, theo khoản 4 Điều 96 thì thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ do Thẩm phán ấn định nhưng không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm, thời hạn chuẩn bị giải quyết việc dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Trường hợp sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự, đương sự mới cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ mà Tòa án đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không giao nộp được vì có lý do chính đáng thì đương sự phải chứng minh lý do của việc chậm giao nộp tài liệu, chứng cứ đó.

Đối với tài liệu, chứng cứ mà trước đó Tòa án không yêu cầu đương sự giao nộp hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự có quyền giao nộp, trình bày tại phiên tòa sơ thẩm, phiên họp giải quyết việc dân sự hoặc các giai đoạn tố tụng tiếp theo của việc giải quyết vụ việc dân sự.

Như vậy trong trường hợp có lý do chính đáng, sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự hoàn toàn có quyền giao nộp tài liệu, chứng cứ.

Thủ tục xem xét, đánh giá chứng cứ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử

Thủ tục xem xét, đánh giá chứng cứ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử

>> Xem thêm: Các chứng cứ cần có trong vụ án đất đai

Thủ tục xem xét, đánh giá chứng cứ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử

Đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự là một thủ tục rất quan trọng để đi đến những kết luận chính xác nhất về chứng cứ đó nói riêng và kết quả của vụ án nói chung, theo đó việc đánh giá trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự các chủ thể phải chứng minh phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về chứng cứ

Thuộc tính chứng cứ

Điều 93 BLTTDS 2015 quy định về chứng cứ như sau: “Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp”. Theo đó, chứng cứ trong tố tụng dân sự phải bảo đảm 03 thuộc tính:

  • Tính khách quan: chứng cứ là những gì có thật;
  • Tính liên quan: chứng cứ phải liên quan trực tiếp, gián tiếp đến vụ việc;
  • Tính hợp pháp: chứng cứ phải được thu thập, bảo quản, xem xét, đánh giá, nghiên cứu theo trình tự, thủ tục luật định.

Sau khi đã tiếp nhận đầy đủ các tài liệu, chứng cứ do các đương sự cung cấp thì việc sử dụng các tài liệu, chứng cứ đó một cách hiệu quả, đòi hỏi người tiến hành tố tụng phải có những kỹ năng nhất định về phân tích, lập luận vấn đề pháp lý.

Nguyên tắc đánh giá chứng cứ

Điều 108 BLTTDS 2015 quy định việc đánh giá chứng cứ phải khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác. Tòa án phải đánh giá từng chứng cứ, sự liên quan giữa các chứng cứ và khẳng định tính hợp pháp, tính liên quan, giá trị chứng minh của từng chứng cứ. Việc đánh giá chứng cứ chủ yếu thuộc về Tòa án mà cụ thể thuộc về Hội đồng xét xử tại phiên tòa và trong phòng nghị án.

Nội dung cần xác minh khi thu thập chứng cứ

Dựa vào chứng cứ mà các đương sự có cơ sở xác đáng để chứng minh nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, các cơ quan tiến hành tố tụng có cơ sở để xác định đủ hay không đủ điều kiện để xác định tình tiết của vụ, việc dân sự đúng, đủ, chính xác để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự và bảo vệ pháp luật. Nội dung cần xác minh khi thu thập chứng cứ bao gồm: Xác định rõ quan hệ pháp luật tranh chấp giữa các đương sự; xác định đầy đủ tư cách đương sự tham gia tố tụng; và xác định làm rõ những vấn đề cần phải chứng minh và trọng tâm vấn đề cần phải chứng minh.

Hoạt động đánh giá chứng cứ của Tòa án có tính chất quyết định tới kết quả giải quyết vụ việc dân sự. Đánh giá chứng cứ phải khách quan, toàn diện và đầy đủ; các chủ thể chứng minh phải xem xét tất cả các chứng cứ từ các nguồn khác nhau; đánh giá chứng cứ phải chính xác; và đánh giá chứng cứ phải dựa trên cơ sở pháp luật. Phương pháp đánh giá chứng cứ gồm đánh giá từng chứng cứ và đánh giá tổng hợp chứng cứ.

Bảo quản tài liệu, chứng cứ

Bên cạnh việc đánh giá chứng cứ, BLTTDS 2015 còn có quy định về việc bảo quản tài liệu, chứng cứ tại Điều 107, theo đó:

  • Tài liệu, chứng cứ đã được giao nộp tại Tòa án thì việc bảo quản tài liệu, chứng cứ đó do Tòa án chịu trách nhiệm.
  • Tài liệu, chứng cứ không thể giao nộp được tại Tòa án thì người đang lưu giữ tài liệu, chứng cứ đó có trách nhiệm bảo quản.
  • Trường hợp cần giao tài liệu, chứng cứ cho người thứ ba bảo quản thì Thẩm phán ra quyết định và lập biên bản giao cho người đó bảo quản. Người nhận bảo quản phải ký tên vào biên bản, được hưởng thù lao và phải chịu trách nhiệm về việc bảo quản tài liệu, chứng cứ theo quy định của pháp luật.
  • Nghiêm cấm việc hủy hoại tài liệu, chứng cứ.

Dịch vụ Luật sư tư vấn Luật Long Phan PMT

Dịch vụ Luật sư tư vấn Luật Long Phan PMT

>> Xem thêm: Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí

Thông tin liên hệ Luật sư

Hiện nay, Luật Long Phan PMT nhận hỗ trợ “tư vấn pháp luật” trực tuyến 24/7 cho khách hàng qua các hình thức như sau:

  • Tư vấn pháp luật DOANH NGHIỆP qua tổng đài: 1900.63.63.87
  • Tư vấn pháp luật qua EMAIL: pmt@luatlongphan.vn
  • Tư vấn pháp luật qua FACEBOOK: Fanpage Luật Long Phan
  • Tư vấn pháp luật trực tiếp tại TRỤ SỞ CÔNG TY: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP. HCM
  • Văn phòng Bình Thạnh: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 15, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi liên quan đến giao nộp tài liệu, chứng cứ sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Nếu bạn đọc có nhu cầu TƯ VẤN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ gửi hồ sơ tài liệu hoặc đặt lịch gặp trực tiếp Luật sư dân sự vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua HOTLINE: 1900.63.63.87. Xin cám ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email:pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.

 



Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...