Thứ Năm, 4 tháng 3, 2021

Thủ tục giám định chữ viết, chữ ký trong vụ án dân sự

Giám định chữ viết, chữ ký trong vụ án dân sựthủ tục cần thiết khi giải quyết vụ án dân sự để có thể xác định được một số chứng cứ trong vụ án đó là thật hay giả, có chính xác hay không. Vậy trường hợp nào sẽ thực hiện việc giám định chữ ký, chữ viết? Quy trình thực hiện như thế nào? Bài viết sau đây Long Phan PMT sẽ tư vấn khách hàng như sau.

giám định chữ viết, chữ ký

Giám định chữ ký

Khi nào thực hiện việc giám định chữ ký, chữ viết?

Căn cứ quy định tại Điều 102 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và Luật giám định tư pháp 2012, việc giám định chữ ký được thực hiện trong các trường hợp sau:

  • Theo yêu cầu của người yêu cầu giám định. Người yêu cầu giám định phải là đương sự trong vụ án.
  • Khi đã yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định mà Tòa án từ chối trưng cầu giám định thì người yêu cầu có quyền tự mình yêu cầu giám định chữ ký, chữ viết trong vụ án dân sự.

Quyền yêu cầu giám định chữ ký, chữ viết trong vụ án dân sự chỉ được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.

Hồ sơ yêu cầu giám định

Tại khoản 1 Điều 26 Luật giám định tư pháp 2012 quy định người yêu cầu giám định chữ ký, chữ viết cần phải chuẩn bị hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau:

  • Đơn yêu cầu giám định;
  • Đối tượng giám định (Văn bản có chứa chữ ký, chữ viết cần giám định)
  • Các tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có)
  • Tài liệu chứng minh mình là đương sự trong vụ án dân sự.

Hồ sơ yêu cầu giám định phải đảm bảo đầy đủ các thông tin như tên tổ chức hoặc họ, tên người yêu cầu giám định; Nội dung yêu cầu giám định; Tên và đặc điểm của đối tượng giám định; Ngày, tháng, năm yêu cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định; Chữ ký, họ, tên người yêu cầu giám định…

Hồ sơ yêu cầu giám định

Trình tự thực hiện giám định chữ ký, chữ viết

Trình tự thủ tục giám định chữ viết, chữ ký trong vụ án dân sự

Thẩm quyền giám định chữ ký, chữ viết

Theo Khoản 4 Điều 2 Luật giám định tư pháp 2012 quy định cá nhân/tổ chức giám định tư pháp bao gồm giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp công lập, tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập và tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc.

Hiện nay, Nghị định 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 quy định các cơ quan sau có chức năng giám định tư pháp theo yêu cầu trực thuộc Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công An bao gồm:

  • Viện pháp y quốc gia; Trung tâm pháp y tâm thần khu vực; Viện pháp y tâm thần Trung ương trực thuộc Bộ Y tế.
  • Viện pháp y Quân đội; Phòng giám định kỹ thuật hình sự trực thuộc Bộ Quốc phòng.
  • Viện Khoa học hình sự; TT giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự trực thuộc BCA.
  • Trung tâm pháp y cấp tỉnh thuộc UBND tỉnh; Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh.

Thủ tục nộp hồ sơ yêu cầu giám định

Căn cứ khoản 1 Điều 22 Luật giám định tư pháp năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2018)

  • Người yêu cầu giám định có quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định.
  • Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 07 ngày phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản. Hết thời hạn nói trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định

Việc giám định chữ ký, chữ viết do người giám định thực hiện theo nguyên tắc sau:

  • Tuân thủ pháp luật, tuân theo quy chuẩn chuyên môn.
  • Trung thực, chính xác, khách quan, vô tư, kịp thời.
  • Chỉ kết luận về chuyên môn những vấn đề trong phạm vi được yêu cầu.
  • Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận giám định.

Quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ các nội dung:

  • Các thông tin cơ bản của vụ việc dân sự;
  • Loại hình trưng cầu giám định: lần đầu, bổ sung hay giám định lại
  • Trường hợp áp dụng là do đương sự có yêu cầu hay Tòa án xét thấy cần thiết.
  • Đối tượng cần giám định (ví dụ: đối với chữ ký của người bán trong hợp đồng mua bán tài sản hoặc đối với chữ viết trong bản di chúc do bị đơn giao nộp cho Toà án).
  • Tên, địa chỉ của tổ chức được trưng cầu giám định hoặc họ, tên và địa chỉ của người được trưng cầu giám định.
  • Những vấn đề cần giám định và các yêu cầu cụ thể cần có kết luận giám định.
  • Các tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo, số lượng cụ thể, ký hiệu;Thời hạn tổ chức giám định tư pháp hoặc giám định viên được trưng cầu giám định phải gửi kết luận giám định cho Toà án.

>>Xem thêm: thủ tục trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự?

Chi phí cho giám định là bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Điều 36 Luật giám định tư pháp 2012 thì người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có trách nhiệm trả chi phí giám định tư pháp cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp theo quy định của pháp luật về chi phí giám định tư pháp.

Như vậy, pháp luật không quy định cụ thể chi phí giám định chữ ký, chữ viết hết bao nhiêu tiền.

Chi phí cho giám định là bao nhiêu tiền?

Luật sư tư vấn thủ tục giám định chữ ký, chữ viết

Luật sư tư vấn về thủ tục giám định chữ viết, chữ ký trong vụ án dân sự

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dân sự, luật sư Long Phan PMT sẽ giúp khách hàng các công việc có liên quan đến thủ tục này như sau:

  • Tư vấn quy định pháp luật trong việc giám định chữ viết, chữ ký theo quy định của pháp luật;
  • Tư vấn cho khách hàng thủ tục cần thực hiện khi gây tai nạn giao thông;
  • Tư vấn về chi phí phải trả khi khách hàng có yêu cầu giám định
  • Soạn thảo đơn từ, giấy tờ có liên quan
  • Đại diện khách hàng gặp gỡ cơ quan nhà nước

Như vậy, qua bài viết trên chúng tôi đã cung cấp thông tin cho quý bạn đọc về Thủ tục giám định chữ viết, chữ ký trong vụ án dân sự. Nếu như bạn đọc còn thắc mắc, gặp khó khăn liên quan đến thủ tục trên hoặc cần Luật sư dân sự hỗ trợ tư vấn pháp luật dân sự, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn MIỄN PHÍ. Xin cảm ơn.

March 05, 2021 at 10:12AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/03/05/thu-tuc-giam-dinh-chu-viet-chu-ky-trong-vu-an-dan-su/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...