Thủ tục giám đốc thẩm bản án dân sự đã có hiệu lực là thủ tục xem xét đặc biệt lại bản án khi có những sai lầm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Vậy cách thức tiến hành thủ tục giám đốc thẩm khi bản án dân sự đã có hiệu lực như thế nào? Chủ thể, căn cứ, thời hạn cũng như vai trò của Luật sư trong quá trình tiến hành thủ tục giám đốc thẩm ra sao. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn bao quát và toàn diện về vấn đề trên.
Thủ tục giám đốc thẩm.
Giám đốc thẩm là gì?
Căn cứ Điều 325, Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) 2015, giám đốc thẩm được hiểu là việc xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có sai lầm, vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.
Bản án dân sự có hiệu lực
Bản án dân sự là gì?
Bản án dân sự đã có hiệu lực pháp luật.
Bản án dân sự được hiểu là văn bản ghi lại kết quả xét xử, nhận định của Tòa án nhân dân có thẩm quyền nhân danh nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam giải quyết một vụ tranh chấp dân sự liên quan.
Bản án dân sự có hai loại bao gồm:
- Bản án dân sự sơ thẩm tương ứng với cấp xét xử sơ thẩm;
- Bản án dân sự phúc thẩm tương ứng với cấp xét xử phúc thẩm.
Khi nào bản án dân sự có hiệu lực pháp luật
Bản án sơ thẩm: Căn cứ Điều 282, BLTTDS 2015, theo đó, bản án dân sự sơ thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị, nếu không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm;
Thời hạn kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm:
- Kháng cáo: 15 ngày kể từ ngày Tòa án tuyên án hoặc kể từ ngày nhận được bản án, hoặc bản án được niêm phong;
- Kháng nghị: 15 ngày kể từ ngày Toà án tuyên án hoặc từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án; 30 ngày kể từ ngày tuyên án đối với Viện kiểm sát cấp trên.
Bản án phúc thẩm: Căn cứ Khoản 6, Điều 313, BLTTDS 2015 theo đó bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án
Căn cứ, thời hạn, chủ thể có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
Căn cứ kháng nghị
Căn cứ Điều 326, BLTTDS 2015, theo đó bản án dân sự đã có hiệu lực pháp luật chỉ bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong các căn cứ sau gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của đương sự, lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước, bên thứ ba, gồm:
- Kết luận trong bản án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại về quyền và lợi ích của đương sự;
- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm đương sự không thực hiện được quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ;
- Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến bản án không đúng;
Thời hạn kháng nghị
Căn cứ Điều 334, BLTTDS, thời hạn kháng nghị là 03 năm.
Thời hạn kháng nghị có thể kéo dài thêm 02 năm kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị nếu có đủ các điều kiện sau:
- Đương sự đã có đơn đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị xem xét kháng nghị và sau khi hết thời hạn kháng nghị vẫn tiếp tục có đơn đề nghị;
- Căn cứ kháng nghị là bản án có hiệu lực vi phạm pháp luật, xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, bên thứ ba, xâm hại đến lợi ích công cộng và kháng nghị để khắc phục sai lầm của bản án đó.
Chủ thể có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
Trong thủ tục giám đốc thẩm, chỉ có chủ thể pháp luật quy định mới có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
Đương sự trong vụ việc dân sự không có quyền trực tiếp yêu cầu mở thủ tục giám đốc thẩm, mà chỉ được quyền đề nghị chủ thể có thẩm quyền xem xét.
Căn cứ Điều 331, BLTTDS 2015 chủ thể có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bao gồm:
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao kháng nghị đối với bản án đã có hiệu lực pháp luật của tòa án nhân dân cấp cao, các tòa án khác;
- Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Cấp cao kháng nghị bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong phạm vi lãnh thổ.
Trình tự thủ tục giám đốc thẩm
Căn cứ vào Điều 327-350, BLTTDS 2015, trình tự thủ tục giám đốc thẩm như sau:
- Đương sự nộp đơn đề nghị cho Tòa án, Viện kiểm sát, kèm theo bản án đã có hiệu lực pháp luật, tài liệu chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình;
- Tòa án, Viện kiểm sát nhận đơn, ghi vào đơn và cấp giấy xác nhận đã nhận đơn cho đương sự;
- Kiểm tra đơn: Nếu không đủ điều kiện thì cơ quan đã nhận đơn yêu cầu sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu;
- Hết thời hạn trên mà đương sự không sửa đổi, bổ sung thì tòa án, viện kiểm sát trả lại đơn, nêu lý do, ghi chú vào sổ nhận đơn.
- Nếu hồ đơn đã đầy đủ, hợp lệ, người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm phân công người có trách nhiệm tiến hành nghiên cứu đơn, thông báo, kiến nghị, hồ sơ vụ án, báo cáo người có thẩm quyền kháng nghị xem xét, quyết định;
- Trường hợp không kháng nghị thì thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có văn bản thông báo, kiến nghị.
>>>Tham khảo mẫu đơn đề nghị giám đốc thẩm: Mẫu đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm vụ án dân sự.
Tòa án tiến hành thủ tục giám đốc thẩm.
Vai trò Luật sư tư vấn thủ tục giám đốc thẩm bản án dân sự có hiệu lực
Giám đốc thẩm có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp cơ quan có thẩm quyền kịp thời sửa chữa sai lầm trong hoạt động tố tụng, đồng thời giúp bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đương sự. Do đó, để trình tự thủ tục giám đốc thẩm được đảm bảo thực hiện, Luật sư đóng vai trò trong:
- Việc nghiên cứu hồ sơ, tài liệu liên quan đến bản án đã có hiệu lực
- Đưa ra các kết luận, đánh giá quá trình xét xử của Tòa án;
- Soạn thảo mẫu đơn đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét lại bản án có hiệu lực;
- Thay mặt thân chủ làm việc với cơ quan nhà nước.
Trên đây là bài viết liên quan đến vấn đề cách thức tiến hành thủ tục giám đốc thẩm bản án dân sự đã có hiệu lực. Trường hợp quý bạn đọc có khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục hoặc có nhu cầu cần TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ, hỗ trợ soạn thảo tài liệu, hồ sơ, trực tiếp tham gia giải quyết, vui lòng liên hệ hotline 1900.63.63.87 để được tư vẫn chi tiết miễn phí. Xin cảm ơn.
March 07, 2021 at 10:14AM
Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/03/07/cach-thuc-tien-hanh-thu-tuc-giam-doc-tham-ban-an-dan-su-da-co-hieu-luc/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét