Có được kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê không? là vấn đề luôn được đưa ra tranh luận trong xã hội hiện nay. Kinh doanh dịch vụ đòi nợ là ngành nghề nhạy cảm với nhiều hành vi bất hợp pháp nên pháp luật có những quy định nghiêm ngặt đối với ngành nghề này. Vậy có được kinh doanh dịch vụ ĐÒI NỢ THUÊ không? Bài viết dưới đây của Luật Long Phan sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho bạn đọc.
Đòi nợ thuê là gì?
Thế nào là kinh doanh dịch vụ đòi nợ?
Căn cứ pháp lý
Đòi nợ thuê là một ngành dịch vụ đòi nợ, là việc cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, tập đoàn, công ty thực hiện một hành vi đòi nợ con nợ theo yêu cầu của chủ nợ.
Dịch vụ đòi nợ thuê được pháp luật thừa nhận, bảo vệ và được quy định ở Nghị định 104/2007/NĐ-CP.
Nguyên tắc hoạt động dịch vụ đòi nợ
Căn cứ Điều 4 Nghị định 104/2007/NĐ-CP về Nguyên tắc hoạt động dịch vụ đòi nợ:
- Chỉ những doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ mới được phép hoạt động dịch vụ đòi nợ.
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ không được kinh doanh các ngành, nghề và dịch vụ khác ngoài dịch vụ đòi nợ.
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ chỉ được thực hiện các biện pháp xử lý nợ phù hợp với quy định của pháp luật.
- Hoạt động dịch vụ đòi nợ thực hiện theo hợp đồng ủy quyền được ký kết giữa chủ nợ hoặc khách nợ với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ trong phạm vi quyền được pháp luật công nhận.
>> Xem thêm: Cách thu hồi công nợ khi đối tác bị vỡ nợ
Căn cứ chấm dứt kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê
Nguyên nhân dẫn đến cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê
- Thứ nhất, trong quá trình hoạt động kinh doanh, nhiều Doanh nghiệp đòi nợ thuê không tuân thủ điều kiện kinh doanh cũng như quy định pháp luật có liên quan làm phát sinh nhiều hệ quả tiêu cực như:
- Khủng bố bằng chất bẩn
- Phá hoại tài sản
- Có hành vi đe dọa, trấn áp, khủng bố tinh thần gây hoang mang cho con nợ…
- Thứ hai, thời gian qua có một số doanh nghiệp đòi nợ biến tướng ảnh hưởng đến xã hội và đây là lý do dẫn đến Quốc hội cấm ngành nghề này hoạt động.
Khai tử loại hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê
>>> Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục khởi kiện đòi nợ tiền cá nhân
Thời điểm cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê
Sáng ngày 10/07/2020, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức buổi họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam công bố các luật đã được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua.
Cụ thể, 10 luật đã được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua. Đáng chú ý, trong Luật đầu tư bổ sung nội dung “kinh doanh dịch vụ đòi nợ” vào danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.
Do đó, doanh nghiệp đang được cấp phép kinh doanh đòi nợ sẽ bị giải thể khi Luật đầu tư sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
Vai trò luật sư tư vấn loại hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê
- Tư vấn cho khách hàng về bản chất và thực trạng của việc kinh doanh đòi nợ thuê.
- Tư vấn cho doanh nghiệp đòi nợ thuê về hình thức giải thể hoặc chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp khác (nếu phù hợp với quy định pháp luật) và nghĩa vụ tài chính sau khi Luật đầu tư có hiệu lực.
- Tư vấn về thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự, soạn thảo hồ sơ, phí và lệ phí khi ra Toà…
Quốc hội thảo luận về việc chấm dứt loại hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê
>>> Xem thêm: Thuê người đòi nợ thuê đánh người phạm tội ở khung hình phạt nào?
Trên đây là bài viết của đội ngũ luật Long Phan về kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê. Nếu còn thắc mắc về vấn đề căn cứ chấm dứt kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê hoặc có nhu cầu TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn miễn phí và được hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!
March 25, 2021 at 01:39PM
Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/03/25/co-duoc-kinh-doanh-dich-vu-doi-no-thue-khong/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét