Hướng giải quyết vụ án dân sự có đơn kháng cáo như thế nào? Khi đương sự không đồng ý với bản án dân sự sơ thẩm có thể nộp đơn kháng cáo để Tòa án tiến hành phiên tòa phúc thẩm. Vậy Tòa án giải quyết như thế nào khi vụ án dân sự có đơn kháng cáo. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ tư vấn về vấn đề trên cho khách hàng.
Đơn kháng cáo
Thủ tục kháng cáo bản án sơ thẩm
Người có quyền kháng cáo
Căn cứ Điều 271 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:
Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
Thời hạn kháng cáo
Điều 273 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định thời hạn kháng cáo như sau:
- Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
- Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.
- Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, kể từ ngày đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết theo quy định của Bộ luật này.
- Trường hợp đơn kháng cáo được gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo được xác định căn cứ vào ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trường hợp người kháng cáo đang bị tạm giam thì ngày kháng cáo là ngày đơn kháng cáo được giám thị trại giam xác nhận.
Đơn kháng cáo
Theo quy định tại Điều 244 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 khi thực hiện quyền kháng cáo, người kháng cáo phải làm đơn kháng cáo. Đơn kháng cáo phải có các nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
- Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo;
- Kháng cáo toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
- Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;
- Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.
Đơn kháng cáo phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm.
- Nếu đơn kháng cáo gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm thì Tòa án đó phải chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiến hành các thủ tục cần thiết và gửi kèm hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm.
- Kèm theo đơn kháng cáo là tài liệu, chứng cứ bổ sung, nếu có để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.
>Xem thêm: LÀM GÌ KHI BỊ KHÁNG CÁO QUÁ HẠN?
Thẩm quyền Hội đồng xét xử phúc thẩm
Thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm vụ án dân sự
Trình tự giải quyết yêu cầu kháng cáo
Trình tự giải quyết yêu cầu kháng cáo thực hiện qua các bước sau:
- Người kháng cáo nộp đơn kháng cáo tại Tòa án đã ra bản án sơ thẩm.
- Nếu đơn hợp lệ, Tòa án ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.
- Người kháng cáo nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm và giao biên lai lại cho Tòa án.
- Tòa án cấp sơ thẩm chuyển hồ sơ lên Tòa án cấp phúc thẩm sau khi nhận được biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm và đã hết thời hạn kháng cáo.
- Tòa án cấp phúc thẩm có thẩm quyền thụ lý ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án, đơn kháng cáo và tài liệu, chứng cứ kèm theo.
- Thời hạn kể từ khi thụ lý vụ án cho đến khi mở phiên tòa xét xử tối đa là 05 tháng.
Bản án của HĐXX cấp phúc thẩm
Điều 308 BLTTDS 2015 quy định HĐXX phúc thẩm có quyền hạn ra một trong các phán quyết như sau:
- Giữ nguyên bản án sơ thẩm;
- Sửa bản án sơ thẩm;
- Hủy một phần hoặc bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án về giải quyết lại theo thủ tục tố tụng sơ thẩm;
- Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án;
- Đình chỉ, tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm.
Vai trò Luật sư bảo vệ khách hàng trong vụ án dân sự khi có đơn kháng cáo
Với đội ngũ Luật sư dày dạn kinh nghiệm thực tế trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là tố tụng dân sự, chúng tôi cam kết có thể đem đến cho Quý khách hàng chất lượng dịch vụ pháp lý tốt nhất bằng tất cả năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ chính là tôn chỉ hàng đầu của người hành nghề luật. Luật sư sẽ hỗ trợ khách hàng trong các giai đoạn:
Trước khi mở phiên xét xử
- Phân tích về điểm mạnh, điểm yếu của các bên trong tranh chấp, từ đó vạch ra phương án tối ưu để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ;
- Nộp đơn kháng cáo hoặc các loại văn bản pháp lý khác theo quy trình tố tụng;
- Nộp các loại chi phí tố tụng theo luật định;
- Tham gia điều tra, thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ, tài liệu;
- Trợ giúp đương sự soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ xuất trình trước cơ quan chức năng;
- Tham gia các phiên làm việc theo văn bản triệu tập của Tòa án…
Tại phiên xét xử
- Luật sư tham gia phiên tòa với tư cách người đại diện theo ủy quyền hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
- Bằng phương pháp lập luận chặt chẽ, khả năng hùng biện sắc bén, Luật sư sẽ giúp bảo vệ tốt nhất cho lợi ích của khách.
Căn cứ theo diễn biến thực tế của quá trình giải quyết tranh chấp và yêu cầu của thân chủ, Luật sư sẽ hỗ trợ thực hiện thủ tục thi hành án hoặc giám đốc thẩm, tái thẩm nếu cần thiết.
Luật sư bảo vệ cho khách hàng trong vụ án dân sự khi có đơn kháng cáo
Trên đây là nội dung hướng dẫn về Hướng giải quyết vụ án dân sự có đơn kháng cáo của chúng tôi. Nếu quý bạn đọc còn thắc mắc về bà viết hoặc cần hỗ trợ để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình vui lòng liên hệ ngay cho TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ qua hotline 1900.63.63.87 để được trợ giúp ban đầu miễn phí. Xin cảm ơn.
March 06, 2021 at 01:54PM
Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/03/06/huong-giai-quyet-vu-an-dan-su-co-don-khang-cao/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét