Thứ Hai, 15 tháng 3, 2021

Con riêng của vợ được hưởng di sản thừa kế từ cha dượng khi nào?

Con riêng của vợ được hưởng di sản thừa kế từ cha dượng là một trong những thắc mắc thường được đề cập đến trong quan hệ pháp luật về thừa kế. Để trả lời cho câu hỏi này, trước tiên ta cần hiểu con riêng của vợ và cha dượng có quan hệ gì? Pháp luật có quy định liên quan nào giữa họ hay không? làm thế nào để họ được nhận di sản thừa kế của nhau? Luật Long Phan PMT mời quý bạn đọc cùng giải đáp vấn đề này.

Con riêng của vợ được hưởng di sản thừa kế

Con riêng của vợ có thể được thừa kế di sản của cha dượng

Quan hệ pháp luật giữa con riêng của vợ và cha dượng

Quan hệ giữa cha dượng và con riêng của vợ phát sinh khi khi người mẹ ruột của con kết hôn với một người khác không phải là cha mình. Giữa con riêng của vợ và cha dượng không có quan hệ huyết thống. Tuy nhiên, nếu người con riêng cùng chung sống với cha dượng thì hai bên phải có quyền và nghĩa vụ với nhau như giữa những người có cùng huyết thống.

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định quyền và nghĩa vụ của cha dượng đối với con riêng của vợ như sau:

  • Thương yêu, tôn trọng ý kiến của con;
  • Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc việc học hành, giáo dục con;
  • Không được phân biệt đối xử giữa các con

Bên cạnh đó, nếu người con riêng chung sống với cha dượng thì cũng phải thực hiện quyền và nghĩa vụ như một người con đối với cha mẹ (quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ đặc biệt khi cha mẹ ốm đau, già yếu).

Trường hợp con riêng của vợ được hưởng di sản từ cha dượng

Con ngoài đã thú có được hưởng thừa kế không

Con riêng của vợ được hưởng di sản từ cha dượng trong một số trường hợp

Trong quan hệ pháp luật về thừa kế, cha dượng và con riêng không thuộc hàng thừa kế theo pháp luật của nhau theo Điều 651 BLDS 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật . Tuy nhiên, quyền hưởng di sản giữa cha dượng và con riêng được cũng quy định theo Điều 654 BLDS. Dựa trên các quy định pháp luật về thừa kế, con riêng của vợ được hưởng di sản thừa kế từ cha dượng trong các trường hợp sau:

  • Hưởng di sản theo di chúc

Con riêng được hưởng di sản từ cha dượng khi được người này lập di chúc để lại tài sản cho họ. Giữa họ phát sinh quan hệ thừa kế theo di chúc.

  • Hưởng di sản do có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con

Khi có căn cứ chứng minh giữa con riêng của vợ và cha dượng có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng như cha con ruột thì người con được thừa kế di sản của cha dượng theo quy định của pháp luật dân sự và được hưởng thừa kế thế vị.

  • Hưởng di sản do có quan hệ nhận nuôi con nuôi

Cha dượng nhận con riêng của vợ làm con nuôi theo quy định của luật Nuôi con nuôi thì người con được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật và thừa kế thế vị quy định tại Điều 652 BLDS. Trong trường hợp này, quan hệ giữa cha dượng và con riêng đồng thời là quan hệ giữa cha nuôi và con nuôi. Vì vậy, con riêng được hưởng thừa kế di sản ở hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật đối của cha dượng.

>>> Xem thêm: Quyền thừa kế của con riêng, khi có tranh chấp giải quyết như thế nào?

Điều kiện thừa kế di sản của cha dượng đối với con riêng

Đối với từng trường hợp thừa kế cụ thể mà có những điều kiện thừa kế riêng, cụ thể:

  • Trường hợp thừa kế theo di chúc: di chúc do cha dượng lập phải hợp pháp; con riêng không có bất cứ hành vi nào cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc xâm phạm nghiêm trọng đến danh dự nhân phẩm của cha dượng, các hành vi trái pháp luật khác quy định tại Điều 621 BLDS; tại thời điểm mở thừa kế con riêng của vợ con sống

>>> Xem thêm: Điều kiện để di chúc có hiệu lực

  • Trường hợp thừa kế do có phát sinh quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc: có căn cứ chứng minh cha dượng và con riêng cùng chung sống, chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con đẻ; thực hiện quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình; không thuộc trường hợp người không được quyền hưởng di sản
  • Trường hợp thừa kế do phát sinh quan hệ nhận nuôi con nuôi: có giấy tờ chứng minh đã thực hiện thủ tục nhận nuôi con nuôi, tuân thủ quyền và nghĩa vụ giữa cha nuôi và con nuôi; không thuộc trường hợp người không được quyền hưởng di sản

Tầm quan trọng của Luật sư giải quyết vấn đề di sản thừa kế

Quyền thừa kế tài sản của con riêng

Luật sư hỗ trợ giải quyết vấn đề liên quan đến di sản thừa kế

Quan hệ dân sự liên quan đến di sản thừa kế luôn là vấn đề khá phức tạp, phát sinh nhiều vấn đề gây ảnh hưởng tới quyền lợi của những người thừa kế. Do đó, sự có mặt của luật sư là rất cần thiết để giúp khách hàng giải quyết nhanh chóng, gọn lẹ, phù hợp quy định pháp luật. Cụ thể:

  • Luật sư tư vấn pháp luật về thừa kế: thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật, thanh toán và phân chia di sản thừa kế;
  • Soạn thảo đơn từ, tài liệu liên quan đến di chúc; các văn bản liên quan đến yêu cầu dân sự về di sản thừa kế;
  • Nhận ủy thác từ khách hàng, trực tiếp tham gia thủ tục tố tụng dân sự: đại diện ủy quyền thực hiện các thủ tục theo yêu cầu của khách hàng; thay mặt khách hàng làm việc với các cơ quan có thẩm quyền

Như vậy, dưới góc độ của các luật gia chúng tôi đã trình bày cho quý bạn đọc về trường hợp con riêng của vợ có được hưởng di sản thừa kế từ cha dượng hay không. Để biết thêm nhiều thông tin cũng như có bất cứ khó khăn, vướng mắc pháp lý nào liên quan đến di sản thừa kế, quyền thừa kế,… cần được TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ vui lòng liên hệ tới hotline 1900.63.63.87 để được Luật sư Dân sự tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn!

March 16, 2021 at 07:26AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/03/16/con-rieng-cua-vo-duoc-huong-di-san-thua-ke-tu-cha-duong-khi-nao/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...