Cách xử lý văn bản công chứng do người giả mạo ký là một trong những vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm từ bạn đọc. VĂN BẢN CÔNG CHỨNG có vai trò là nguồn chứng cứ trong xử lý những vụ án hình sự, dân sự, kinh doanh, thương mại và các tranh chấp phổ biến khác. Quý khách hàng có thể tham khảo bài viết dưới đây về cách xử lý văn bản công chứng do người giả mạo ký.
Công chứng văn bản
Văn bản công chứng là gì?
Theo quy định của Luật Công chứng 2014,
Công chứng là việc chứng nhận tính xác nhận, hợp pháp, chính xác, không trái với đạo đức xã hội của các văn bản như hợp đồng dân sự, giao dịch dân sự, bản dịch giấy tờ, bản dịch văn bản (từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại).
Việc công chứng được thực hiện bởi công chứng viên theo quy định bắt buộc của pháp luật hoặc theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức.
Theo đó, các văn bản kể trên, sau khi được chứng nhận bởi công chứng viên được gọi là văn bản công chứng.
Hiện nay, các tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng (là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sự quản lý của Sở Tư pháp) và Văn phòng công chứng (thuộc sở hữu cá nhân hoặc tổ chức, hoạt động theo mô hình công ty hợp danh dưới sự quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư).
Bài viết này đề cập đến cách xử lý văn bản công chứng là hợp đồng hoặc giao dịch dân sự do người giả mạo ký.
Căn cứ xử lý văn bản công chứng do người giả mạo ký
Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng dân sự, giao dịch dân sự phải có đủ các điều kiện quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 thì mới có giá trị pháp lý. Cụ thể các điều kiện đó bao gồm:
- Điều kiện về chủ thể có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự phù hợp và tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện.
- Điều kiện mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.
- Điều kiện về hình thức của giao dịch dân sự (nếu có).
Trong khi đó, khoản 2 Điều 7 Luật Công chứng 2014 nghiêm cấm các hành vi giả mạo người yêu cầu công chứng; người yêu cầu công chứng sử dụng văn bản, giấy tờ giả mạo để yêu cầu công chứng.
Như vậy, hợp đồng hoặc giao dịch dân sự do người giả mạo ký sẽ không có giá trị pháp lý và vô hiệu do vi phạm điều cấm của Luật Công chứng như đã phân tích trên đây.
Giả mạo chữ ký
>>> Xem thêm: MẪU BẢN KHAI CHỨNG THỰC CHỮ KÝ
Trách nhiệm của các chủ thể khi có văn bản công chứng do người giả mạo ký
Công chứng viên
Công chứng viên do vi phạm quy định của pháp luật về hành nghề công chứng như: không thực hiện xác minh chữ ký trong trường hợp bắt buộc phải xác minh; không chứng kiến người yêu cầu công chứng, người làm chứng ký vào văn bản, hợp đồng; không đối chiếu chữ ký; cho người khác mượn thẻ công chứng để hành nghề công chứng;… dẫn đến công chứng văn bản do người giả mạo ký sẽ bị xử phạt tương ứng theo quy định tại Điều 15 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
Khi bị xử lý hành chính theo Nghị định 82/2020/NĐ-CP, công chứng viên có thể bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Luật Công chứng 2014, tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên.
Ngoài ra, tùy theo mức độ, công chứng viên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về vi phạm của mình và BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI nếu có thiệt hại xảy ra.
Người yêu cầu công chứng
Theo điểm a khoản 3 Điều 12 Nghị định 83/2020/NĐ-CP, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo, thuê hoặc nhờ người khác giả mạo người yêu cầu công chứng; giả mạo, thuê hoặc nhờ người khác giả mạo người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch để công chứng hợp đồng, giao dịch; giả mạo chữ ký của người yêu cầu công chứng.
Xử lý văn bản công chứng do người giả mạo ký
Khi phát hiện văn bản công chứng do người giả mạo ký và có căn cứ để xác minh việc giả mạo đó, công chứng viên, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
Xử lý văn bản công chứng do người giả mạo ký
Văn bản công chứng vô hiệu được thực hiện theo quy định tại Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu.
>>> Xem thêm: THỦ TỤC YÊU CẦU TUYÊN BỐ HỢP ĐỒNG CÔNG CHỨNG VÔ HIỆU
Biện pháp khắc phục hậu quả được thực hiện là buộc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ liên quan về hành vi vi phạm.
Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm của Long Phan PMT xin hỗ trợ quý khách hàng trong các công việc liên quan đến giải quyết văn bản công chứng trái pháp luật sau đây:
- Tư vấn về các hành vi vi phạm trong hành nghề công chứng
- Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu công chứng, công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng
- Hỗ trợ thực hiện thủ tục yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu
- Đại diện theo ủy quyền khởi kiện văn bản công chứng vô hiệu.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về xử lý văn bản công chứng do người giả mạo ký. Nếu còn có thắc mắc về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hoặc cần TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ, quý bạn đọc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900636387 để được tư vấn miễn phí và được hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!
March 22, 2021 at 04:19PM
Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/03/22/cach-xu%cc%89-ly-van-ba%cc%89n-cong-chung-do-nguoi-gia%cc%89-ma%cc%a3o-ky/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét