Cách tính thiệt hại khi nhà cửa bị phá hoại được xác định như thế nào?. Đây là câu hỏi rất được quan tâm. Bởi lẽ, việc nhà cửa BỊ PHÁ HOẠI là vấn đề diễn ra thường xuyên và phổ biến, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể rất nghiêm trọng. Vì vậy, cần dựa vào các quy định pháp luật DÂN SỰ để xác định trách nhiệm “bồi thường thiệt hại” khi nhà cửa bị phá hoại. Sau đây là bài viết về cách tính thiệt hại khi nhà cửa bị phá hoại.
Xác định thiệt hại khi nhà cửa bị phá hoại
Quy định pháp luật dân sự về thiệt hại
Bộ luật dân sự 2015 không quy định cụ thể thế nào là thiệt hại. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu thiệt hạt là sự giảm sút về lợi ích vật chất của người bị thiệt mà họ đã có hặc sự mất mát về lợi ích vật chất mà chắc chắn họ sẽ có.
Các loại thiệt hại
Căn cứ vào các quy định của Bộ luật dân sự 2015, thiệt hại bao gồm thiệt hại vật chất và thiệt hại phi vật chất, cụ thể:
- Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm (Điều 589 Bộ luật dân sự 2015)
- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm (Điều 590 Bộ luật dân sự 2015)
- Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm (Điều 591 Bộ luật dân sự 2015)
- Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Điều 592 Bộ luật dân sự 2015)
>> Xem thêm: Thủ tục kiện đòi bồi thường do nhà bị hư hại từ công trình xây dựng bên cạnh
Các loại thiệt hại trong Bộ luật dân sự
Xác định thiệt hại khi nhà cửa bị phá hoại
Trong trường hợp nhà cửa bị phá hoại thì đây là trường hợp thiệt hại do TÀI SẢN bị xâm phạm (Điều 589 Bộ luật dân sự 2015) bao gồm:
- Tài sản bị mất, bị huỷ hoại: xác định giá trị căn nhà tại thời điểm Toà án xét xử sơ thẩm. Như vậy, giá trị của căn nhà không được tính vào thời điểm gây ra hành vi phá hoại.
- Tài sản bị hư hỏng: Hành vi phá hoại gây thiệt hại cho nhà cửa làm cho căn nhà không còn nguyên vẹn như trước nữa. Do đó, khi nhà cửa bị phá hoại thì sẽ phát sinh các chi phí thay thế, sửa chữa các bộ phận bị hư hỏng.
- Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút: đây là thiệt hại gián tiếp do hành vi phá hoại gây ra. Trường hợp căn nhà được sử dụng, khai thác như buôn bán, kinh doanh,… thì khi bị phá hoại, lợi ích khai thác bị mất, bị giảm sút thì đây cũng là thiệt hại cần xác định.
- Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại: Khi nhà cửa bị phá hoại thì người bị thiệt hại phải bỏ ra các chi phí để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại thì khi đó cần xác định chi phí cho người bị thiệt hại.
>> Xem thêm: Cách xác định thiệt hại khi đối tác vi phạm hợp đồng thương mại
Ý nghĩa của việc tính thiệt hại khi nhà cửa bị phá hoại
- Khi nhà cửa bị phá hoại thì vấn đề đặt ra là cần được bồi thường thiệt hại nhằm mục đích bảo vệ quyền của công dân cũng như răn đe các chủ thể gây thiệt hại có hành vi xử sử đúng quy định pháp luật.
- Để làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì cần xác định thiệt hại đã xảy ra trên thực tế, đây là điều kiện tiên quyết để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Có ý nghĩa giúp Toà án xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại là có căn cứ.
>> Xem thêm: Mẫu đơn đề nghị bồi thường thiệt hại
Tính thiệt hại để xác định trách nhiệm bồi thường
Luật sư tư vấn tính thiệt hại khi nhà cửa bị phá hoại
Trong trường hợp khách hàng muốn hỗ trợ xác định thiệt hại khi nhà cửa bị phá hoại, Công ty Luật Long Phan PMT có thể hỗ trợ những công việc sau:
- Tư vấn các quy định pháp luật về việc xác định chính xác giá trị thiệt hại;
- Tư vấn các quy định pháp luật về việc khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại;
- Tư vấn quy trình, thủ tục để soạn thảo các đơn theo yêu cầu và đơn có liên quan;
- Hỗ trợ khách hàng các công việc khác có liên quan.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến nội dung xác định thiệt hại xác định thiệt hại khi nhà cửa bị phá hoại. Trường hợp bạn đọc có khó khăn trong quá trình tính thiệt hại hoặc cần TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ vui lòng liên hệ hotline 1900.63.63.87 để được giải đáp miễn phí. Xin cảm ơn.
March 19, 2021 at 07:53AM
Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/03/19/cach-tinh-thiet-hai-khi-nha-cua-bi-pha-hoai/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét