Con cái từ mặt cha mẹ có được hưởng thừa kế không? câu hỏi đặt ra từ tình huống thực tế khá phổ biến trong xã hội ngày nay. Để tìm hiểu về các quy định của pháp luật về quyền hưởng thừa kế của con cái sau khi đã từ mặt cha mẹ, bạn đọc quan tâm có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Con cái từ mặt cha mẹ được hiểu như thế nào?
Từ mặt trong trường hợp này được hiểu là con cái muốn chấm dứt quan hệ với cha mẹ, không muốn có bất cứ sự ràng buộc hay quan tâm đến cha mẹ và cũng không cần nhận sự quan tâm, giúp đỡ từ cha mẹ như mối quan hệ gia đình thông thường.
Dưới góc độ pháp lý, việc từ mặt cha mẹ không được pháp luật công nhận. Dù cho việc từ mặt được thông báo đến người thân, bạn bè, hàng xóm thì cũng không chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ với con. Trên giấy tờ pháp lý, họ vẫn có quan hệ cha mẹ con bình thường.
Con cái mâu thuẫn với cha mẹ
Khái niệm về thừa kế
Chế định thừa kế được hình thành từ vấn đề tất yếu đặt ra là những tài sản do con người tại ra sẽ được định đoạt như thế nào sau khi chết.
Theo đó, thừa kế được hiểu là việc dịch chuyển tài sản của người chết cho một chủ thể – đó có thể là cá nhân hoặc tổ chức – theo ý chí của người để lại di sản hoặc theo các quy tắc của xã hội, mà mỗi chế độ xã hội khác nhau có những quy tắc khác nhau do điều kiện kinh tế, chính trị – xã hội,… quyết định.
Mỗi cá nhân đều có quyền lập DI CHÚC để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật.
Các trường hợp thừa kế theo pháp luật dân sự
Hiện nay, theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, có hai trường hợp thừa kế theo pháp luật dân sự là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
Thừa kế theo di chúc
Thừa kế theo di chúc được hiểu là người chết, theo ý nguyện của mình chỉ định người được sở hữu những tài sản còn lại của người chết sau khi chết.
Trong thừa kế theo di chúc, người để lại DI SẢN có quyền tự do quyết định số lượng, chủng loại và giá trị di sản mà những người thừa kế theo di chúc được hưởng.
Thừa kế theo di chúc chỉ phát sinh khi di chúc đó hợp pháp và phát sinh hiệu lực. Để có giá trị pháp lý, di chúc phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực về người lập di chúc, nội dung của di chúc, tính tự nguyện, minh mẫn và sáng suốt của người lập di chúc và hình thức của di chúc.
Thừa kế theo di chúc
Thừa kế theo pháp luật
Thừa kế theo pháp luật phát sinh trong trường hợp trước khi qua đời, chủ tài sản không để lại di chúc hoặc di chúc không được coi là hợp pháp hoặc nếu có giá trị pháp lý nhưng người được chỉ định hưởng di sản từ chối nhận di sản thừa kế.
Thừa kế theo pháp luật được thự hiện theo quy định của pháp luật về hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế.
>>> Xem thêm: TRƯỜNG HỢP KHÔNG CÓ TÊN TRONG DI CHÚC NHƯNG VẪN ĐƯỢC THỪA KẾ
Con cái từ mặt cha mẹ có được hưởng thừa kế không?
Như đã phân tích trên đây, con cái từ mặt cha mẹ không được pháp luật công nhận. Vì vậy, quyền được hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc việc con cái từ mặt cha mẹ mà phụ thuộc vào di chúc của cha mẹ. Nếu không có di chúc hoặc rơi vào các trường hợp thừa kế theo pháp luật, người con sẽ được hưởng di sản cha mẹ để lại theo hàng thừa kế thứ nhất.
Vai trò Luật sư giải quyết vụ việc liên quan thừa kế trong dân sự
Đội ngũ Luật sư Dân sự của Công ty Luật Long Phan PMT xin hỗ trợ quý khách hàng trong vấn đề thừa kế như sau:
- Tư vấn các quy định của pháp luật về thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật
- Hỗ trợ chia thừa kế theo pháp luật
- Hỗ trợ bảo vệ quyền lợi của người thừa kế
- Tư vấn hướng xử lý trong tranh chấp di sản thừa kế
- Đại diện theo ủy quyền trong các hoạt động tố tụng tại Tòa án
Trên đây là bài viết của chúng tôi về con cái từ mặt bố mẹ có được hưởng thừa kế không. Nếu còn có thắc mắc về vấn đề thừa kế hoặc cần LUẬT SƯ DÂN SỰ tư vấn, quý bạn đọc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900636387 để được tư vấn luật dân sự miễn phí và được hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!
March 11, 2021 at 10:26AM
Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/03/11/con-cai-tu-ma%cc%a3t-cha-me%cc%a3-co-duo%cc%a3c-huo%cc%89ng-thua-ke-khong/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét