Thứ Ba, 23 tháng 3, 2021

Quy định về ủy thác thu thập chứng cứ

Uỷ thác thu thập chứng cứ trong pháp luật Tố tụng Dân sự là chế định được quy định nhằm mục đích giúp cơ quan tiến hành tố tụng xác minh sự thật khách quan của vụ việc, giải quyết đúng đắn vụ việc, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên tham gia tố tụng. Sau đây là bài viết về các quy định của pháp luật Việt Nam về chứng cứ.

quyết định ủy thác thu thập chứng cứ

Uỷ thác thu thập chứng cứ cho Toà án, cơ quan khác

Quy định pháp luật tố tụng dân sự về uỷ thác thu thập chứng cứ

Uỷ thác thu thập chứng cứ là gì?

Uỷ thác thu thập chứng cứ là biện pháp thu thập chứng cứ do Toà án ra quyết định nhằm thu thập chứng cứ, tài liệu cần thiết cho việc giải quyết vụ án mà hoạt động thu thập phải thực hiện bên ngoài lãnh thổ của Toà án uỷ thác thông qua Toà án, cơ quan được uỷ thác lấy lời khai của đương sự, người làm chứng, thẩm định tại chỗ, tiến hành định giá tài sản hoặc các biện pháp khác để thu thập chứng cứ, xác minh các tình tiết của vụ việc dân sự

Thẩm quyền ra quyết định uỷ thác thu thập chứng cứ

Toà án đang giải quyết vụ việc dân sự mà cần có nhu cầu thu thập chứng cứ, tài liệu có liên quan đến vụ việc thì Toà án đó sẽ có thẩm quyền quyết định uỷ thác thu thập chứng cứ cho Toà án, cơ quan khác.

Thời điểm thực hiện uỷ thác thu thập chứng cứ

Căn cứ vào khoản 1 Điều 105 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 thì thời điểm Toà án có thể ra quyết định uỷ thác thu thập chứng cứ là trong suốt quá trình giải quyết vụ việc dân sự kể từ thời điểm thụ lý vụ việc, chuẩn bị xét xử sơ thẩm,…

>> Xem thêm: Tư vấn thủ tục kháng cáo quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự

thời hạn ủy thác thu thập chứng cứ

Thời điểm thực hiện uỷ thác thu thập chứng cứ

Trình tự, thủ tục thực hiện uỷ thác thu thập chứng cứ

Căn cứ vào Điều 105 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 và dựa trên tinh thần Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP quy định hồ sơ và thủ tục để thực hiện việc uỷ thác thu thập chứng cứ:

– Hồ sơ uỷ thác thu thập chứng cứ phải có các văn bản sau đây:

  • Quyết định uỷ thác thu thập chứng cứ phải có các nội dung quy định tại Bộ Luật tố tụng dân sự 2015
  • Bản sao các tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc uỷ thác thu thập chứng cứ (nếu có). Bản sao các tài liệu, chứng cứ phải có chữ ký xác nhận của Thẩm phán và đóng dấu Toà án.

– Thủ tục uỷ thác thu thập chứng cứ và thực hiện uỷ thác thu thập chứng cứ được thực hiện như sau:

  • Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ uỷ thác thu thập chứng cứ, Toà án, cơ quan có thẩm quyền được uỷ thác thu thập chứng cứ phải vào sổ thực hiện uỷ thác thu thập chứng cứ và tiến hành biện pháp uỷ thác thu thập chứng cứ theo quy định của BLTTDS và hướng dẫn tại Nghị quyết này.
  • Trong quá trình thực hiện uỷ thác thu thập chứng cứ mà có nội dung yêu cầu thu thập chứng cứ chưa rõ, thì Toà án, cơ quan có thẩm quyền được uỷ thác uỷ thác thu thập chứng cứ gửi văn bản yêu cầu Toà án uỷ thác thu thập chứng cứ hoặc làm rõ nội dung đó. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ nhận được yêu cầu của Toà án, cơ quan có thẩm quyền được uỷ thác thu thập chứng cứ, Toà án uỷ thác thu thập chứng cứ phải gửi văn bản bổ sung, làm rõ yêu cầu uỷ thác thu thập chứng cứ.
  • Trường hợp Toà án uỷ thác thu thập chứng cứ KHÔNG trả lời và xét thấy những nội dung yêu cầu không được làm rõ hay bổ sung cho nên việc thực hiện uỷ thác sẽ không thực hiện được, thì Toà án, cơ quan có thẩm quyền được uỷ thác thu thập chứng cứ gửi trả hồ sơ uỷ thác thu thập chứng cứ cho Toà án uỷ thác và nêu rõ lý do không thực hiện được việc uỷ thác đó.

>> Xem thêm: Cách tiếp cận chứng cứ trong vụ án hình sự như thế nào?

Yêu cầu Tòa an xác minh thu thập chứng cứ

Trình tự thực hiện uỷ thác thu thập chứng cứ

>> Xem thêm: Thủ tục yêu cầu Toà án thu thập chứng cứ vụ án dân sự

Thời hạn thực hiện uỷ thác thu thập chứng cứ

Căn cứ vào Điều 105 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 thì Toà án nhận được quyết định uỷ thác có trách nhiệm thực hiện công việc cụ thể được uỷ thác trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được quyết định uỷ thác.

Ý nghĩa, vai trò của uỷ thác thu thập chứng cứ

Việc đảm bảo thực hiện tốt việc uỷ thác thu thập chứng cứ có ý nghĩa và vai trò sau:

  • Thứ nhất, uỷ thác chứng cứ giúp Toà án làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ việc dân sự, có hay không có, tồn tại hay không tồn tại sự kiện, tình tiết.
  • Thứ hai, giúp Toà án giải quyết vụ việc một cách đúng đắn, hợp lý đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan.

Vai trò của Luật sư trong quá trình tham gia tố tụng uỷ thác thu thập chứng cứ

Để phát sinh việc Tòa án ra quyết định ủy thu thập chứng cứ, các bên đương sự vẫn có quyền yêu cầu đề nghị yêu cầu Tòa án ra quyết định. Để xác định được trường hợp nào cần ủy thác thu thập chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân, Luật sư có vai trò trong các công việc sau:

  • Tư vấn về các trường hợp phải uỷ thác thu thập tài liệu chứng cứ.
  • Soạn thảo đơn yêu cầu Toà án uỷ thác thu thập tài liệu chứng cứ.
  • Hỗ trợ các công việc khác có liên quan.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến nội dung uỷ thác thu thập chứng cứ theo Bộ luật tố tụng dân sự. Trường hợp bạn đọc có khó khăn trong quá trình yêu cầu Toà án uỷ thác thu thập chứng cứ hoặc cần TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ vui lòng liên hệ hotline 1900.63.63.87 để được giải đáp miễn phí. Xin cảm ơn.

March 24, 2021 at 10:45AM



Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/03/24/quy-dinh-ve-uy-thac-thu-thap-chung-cu/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...