Bố để lại tài sản thừa kế cho con riêng là vấn đề đối với nhiều nhà có con riêng hoặc con ngoài dã thú. Đồng thời, đây cũng là vấn đề khiến những người thừa kế khác không chấp nhận cũng như khó có thể chấp nhận. Vậy, đòi lại tài sản thừa kế đó như thế nào để phù hợp với quy định của pháp luật? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cụ thể cho mọi người.
Tài sản thừa kế do bố để lại cho con riêng thì đòi lại như thế nào?
Quy định của pháp luật về chủ thể được thừa kế theo pháp luật
Thừa kế được chia làm hai loại, thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc. Chủ thể của hai loại này cũng được phân loại ra như sau:
Chủ thể được thừa kế theo pháp luật
Thừa kế theo pháp luật theo Điều 649 Bộ Luật Dân Sự 2015 nghĩa là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
Những người được thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 651 Bộ Luật Dân Sự 2015 bao gồm:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Chủ thể thừa kế theo di chúc
Dựa theo Điều 624 Bộ Luật Dân Sự 2015 quy định thì ta có thể tóm gọn lại khái niệm thừa kế theo di chúc được hiểu là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi họ còn sống.
Theo Điều 613 Bộ Luật Dân Sự 2015 thì người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Tức là người thừa kế theo di chúc có thể là bất kỳ ai theo ý chí của người lập di chúc, được người lập di chúc để lại tài sản. Người thừa kế này phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 613 Bộ Luật Dân Sự 2015.
Con riêng có được thừa hưởng tài sản của người thân để lại hay không?
Nếu như trong trường hợp không có di chúc thì tài sản thừa kế sẽ được thực hiện thừa kế theo pháp luật. Theo đó, những chủ thể được hưởng thừa kế theo pháp luật ở hàng thứ nhất có bao gồm con đẻ. Trong trường hợp này, con riêng cũng là con đẻ của người để lại tài sản thừa kế, do đó con riêng vẫn có quyền hưởng các tài sản thừa kế ngang bằng với những người thừa kế khác thuộc hàng thứ nhất.
Nếu như trong trường hợp có di chúc mà người lập di chúc có ghi rõ rằng tài sản thừa kế thuộc về con riêng của người lập di chúc thì con riêng có quyền được hưởng tài sản được quy định trong di chúc.
Con riêng có được hưởng thừa kế do bố để lại hay không?
Hướng giải quyết đòi lại tài sản thừa kế do bố để lại cho con riêng
Nếu như trong trường hợp bố bạn không có di chúc và tài sản thừa kế được chia theo pháp luật, tức là những người thừa kế cùng hàng phải được chia phần di sản như nhau, mà bạn nhận thấy rằng phần di sản mình nhận được với phần di sản mà con riêng nhận được có dấu hiệu không như nhau, thì bạn có quyền khởi kiện đòi lại tài sản thừa kế lên Tòa án có thẩm quyền theo Điều 35 và Điều 39 Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự 2015 liên quan tới tranh chấp về thừa kế trong dân sự.
>> Xem thêm: Quyền thừa kế của con riêng, khi có tranh chấp giải quyết như thế nào?
Hướng xử lý đòi lại tài sản thừa kế từ con riêng
Luật sư hỗ trợ về vấn đề liên quan tới tài sản thừa kế như thế nào?
Liên quan tới việc đòi lại tài sản thừa kế từ con riêng thì công ty luật LONG PHAN PMT sẽ hỗ trợ cho Quý khách hàng về những vấn đề sau:
- Tư vấn về hướng giải quyết nhanh và đơn giản nhất cho Quý khách hàng.
- Đại diện theo ủy quyền để khởi kiện đòi lại tài sản thừa kế nếu như Quý khách hàng có yêu cầu.
- Trở thành người làm chứng phân chia tài sản thừa kế theo thỏa thuận nếu như Quý khách hàng có yêu cầu.
- Thực hiện các nhu cầu khác liên quan tới lập di chúc và các vấn đề tranh chấp liên quan tới tài sản thừa kế.
Trên đây là bài viết tổng hợp về các vấn đề liên quan tới đòi lại tài sản thừa kế do bố để lại cho con riêng. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu cần TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ về các vấn đề liên quan tới tranh chấp dân sự về tài sản thừa kế hoặc có nhu cầu tìm LUẬT SƯ DÂN SỰ để đại diện theo ủy quyền thực hiện các thủ tục khởi kiện thì xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 1900636387. Xin cảm ơn.
March 08, 2021 at 01:48PM
Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/03/08/doi-lai-tai-san-thua-ke-do-bo-de-lai-cho-con-rieng-nhu-the-nao/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét