Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2021

Thủ tục tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài.

Tống đạt là việc chuyển các giấy tờ đến tận tay người nhận. Theo nghĩa pháp lý, tống đạt là việc chuyển đến đương sự giấy tờ cần thiết của cơ quan tư pháp ? Bài viết sau đây Long Phan PMT sẽ tư vấn cho các bạn biết những vấn đề pháp lý cần thiết về các thủ tục tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài chính xác và đầy đủ nhất.

Thủ tục tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài

                Thủ tục tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài

Các văn bản tố tụng phải tống đạt giấy tờ, thông báo văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài.

Các văn bản tố tụng phải cấp, tống đạt hoặc thông báo cho những người có liên quan đến vụ việc dân sự là những văn bản tố tụng liên quan đến các quyền và nghĩa vụ của họ. Trên cơ sở đó, phạm vi các văn bản tố tụng phải cấp, tống đạt hoặc thông báo được Điều 171 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định bao gồm:

– Thông báo, giấy báo, giấy triệu tập, giấy mời trong tố tụng dân sự;

– Bản án, quyết định của toà án;

– Quyết định kháng nghị của viện kiểm sát; các văn bản của cơ quan thi hành án dân sự;

– Các văn bản tố tụng khác mà pháp luật có quy định.

Trong quá trình tố tụng, tuỳ theo loại văn bản tố tụng cơ quan ban hành văn bản tố tụng và người có thẩm quyền của các cơ quan này tiến hành việc cấp, tống đạt hoặc thông báo cho những người tham gia tố tụng và những người liên quan đến đến việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự.

Trong trường hợp cơ quan ban hành văn bản tố tụng hay người có thẩm quyền của cơ quan này không thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo thì những người tham gia tố tụng hoặc người có liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự có quyền yêu cầu họ cấp, tống đạt hoặc thông báo cho mình các văn bản này theo thủ tục và trong thời hạn pháp luật quy định.

Nếu không được đáp ứng thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền của các cơ quan này hay cơ quan quản lý cấp trên của cơ quan đó giải quyết.

Nghĩa vụ của người thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng

Theo nguyên tắc này, Điều 170, Điều 172 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định: Tòa án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án có nghĩa vụ cấp, tống đạt hoặc thông báo các văn bản tố tụng cho những người liên quan đến vụ việc dân sự. Người tiến hành tố tụng hoặc cán bộ của tòa án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án có quyền hạn và nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan này trong việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng.

Ngoài ra, uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người tham gia tố tụng dân sự cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người tham gia tố tụng dân sự làm việc; đương sự, người đại diện của đương sự hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; nhân viên tổ chức dịch vụ bưu chính, người có chức năng tống đạt và những người khác mà pháp luật có quy định cũng có nghĩa vụ thực hiện cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng.

Người có nghĩa vụ thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo các văn bản tố tụng phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Trong trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đó của mình thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà những người này có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Phương thức thực hiện việc tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài

Nội dung về các phương thức tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án cho đương sự ở nước ngoài được ghi nhận tại Điều 474, bao gồm có 6 phương thức cơ bản:

Phương thức 1: Theo phương thức được quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định về tống đạt đó là các hiệp định tương trợ tư pháp. Ngoài ra, hoạt động tống đạt còn được điều chỉnh trong Công ước Lahay năm 1965 về tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại (công ước tống đạt). Các điều ước quốc tế này đều quy định các nước thành viên chỉ định cơ quan trung ương (đầu mối) để thực hiện ủy thác tư pháp. Cơ quan trung ứng ở phía Việt nam thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự nói chung, ủy thác tư pháp tống đạt giấy tờ nói riêng là Bộ Tư pháp.

Phương thức 2: Theo đường ngoại giao đối với đương sự cư trú ở nước mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế.

Theo phương thức này, nếu đương sự có nơi cư trú hoặc có trụ sở tại các nước chưa cùng với Việt nam là thành viên của Hiệp định tương trợ tư pháp và Công ước tống đạt, toà án thực hiện việc tống đạt văn bản tố tụng theo phương thức ngoại giao.

Cơ quan ngoại giao của Việt Nam có trách nhiệm: (i) Tiếp nhận các yêu cầu tống đạt của phía nước ngoài và chuyển về cơ quan đầu mối là Bộ tư pháp để thực hiện; (ii) Tiếp nhận và thực hiện các yêu cầu tống đạt giấy tờ gửi ra nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền trong nước do Bộ Tư pháp chuyển đến.

Đối với trường hợp thực hiện yêu cầu tống đạt giấy tờ gửi ra nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền trong nước do Bộ tư pháp chuyển đến, cơ quan ngoại giao sẽ thực hiện theo hai cách:

(1) Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài sẽ trực tiếp thực hiện tống đạt giấy tờ cho công dân Việt Nam ở nước ngoài;

(2) Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gửi cho cơ quan có thẩm quyền của phía nước ngoài đề nghị thực hiện các yêu cầu tống đạt giấy tờ cho công dân của họ, hoặc người nước ngoài cư trú tại nước đó.

Phương thức 3: Theo đường dịch vụ bưu chính đến địa chỉ của đương sự đang cư trú ở nước ngoài với điều kiện pháp luật nước đó đồng ý với phương thức tống đạt này.

Theo phương thức này, tòa án có thẩm quyền tống đạt trực tiếp cho đương sự ở nước ngoài thông qua dịch vụ bưu chính. Kênh tống đạt bưu chính được thực hiện nếu đáp ứng hai điều kiện:

– Một là, việc tống đạt bằng bưu chính được chấp nhận theo pháp luật của nước yêu cầu và đáp ứng các điều kiện mà pháp luật nước đó quy định cho việc tống đạt bằng bưu chính.

– Hai là, nước được yêu cầu không phản đối việc sử dụng kênh tống đạt này. Việc chấp nhận kênh bưu chính hay không phụ thuộc vào lựa chọn của quốc gia đưa ra tuyên bố và không đồng nhất với việc nội luật của quốc gia đó có coi tống đạt qua bưu chính là kênh tống đạt hợp lệ hay không.

Để cụ thể hóa điều kiện này, Công văn 33/TANDTC-HTQT nêu rõ:

Nếu nước nơi đương sự có địa chỉ không phản đối, thì nước khác có thể tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự theo đường bưu chính, không phân biệt đương sự đó là tổ chức hoặc cá nhân có quốc tịch nước tống đạt, nước sở tại hoặc không quốc tịch.

Đương sự bao gồm: công dân Việt Nam, công dân Việt Nam có cả quốc tịch nước khác, người nước ngoài, tổ chức nước ngoài có địa chỉ tại các nước không phản đối nước khác tống đạt văn bản tố tụng

Phương thức 4: Theo đường dịch vụ bưu chính đến cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài để tống đạt cho đương sự là công dân Việt Nam ở nước ngoài.

Theo phương thức này, toà án có thể gửi văn bản tống đạt theo đường bưu chính đến cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để tống đạt cho đương sự là công dân Việt Nam mà không phải gửi qua Bộ Tư pháp và Bộ ngoại giao Việt Nam.

Như vậy, quy trình tống đạt theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có sự thay đổi, khi tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự là công dân Việt Nam ở nước ngoài, thì các toà án cấp tỉnh và toà án cấp cao sẽ gửi hồ sơ trực tiếp cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài mà không gửi qua Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao như trước đây. Quy trình này giảm bớt thủ tục hành chính và cơ quan trung gian trong việc thực hiện tống đạt văn bản tố tụng.

Phương thức 5: Đối với cơ quan, tổ chức nước ngoài có văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam thì việc tống đạt có thể được thực hiện qua văn phòng đại diện, chi nhánh của họ tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này.

Đây là phương thức tống đạt bổ sung nhằm tận dụng những điều kiện thuận lợi nhất, giúp đương sự ở nước ngoài dễ nhắm bắt và tiếp cận được các thông tin, giấy tờ liên quan đến tố tụng. Hoạt động tống đạt này khá đơn giản, thực hiện như hoạt động tống đạt văn bản tố tụng trong nước.

Phương thức 6: Theo đường dịch vụ bưu chính cho người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền tại Việt Nam của đương sự ở nước ngoài.

Đây là trường hợp người tham gia tố tụng tại tòa án Việt Nam là người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền của đương sự ở nước ngoài. Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền có thể tống đạt giấy tờ theo đường dịch vụ bưu chính cho người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền của họ tại Việt Nam.

Đây là trường hợp người tham gia tố tụng tại tòa án Việt Nam là người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền của đương sự ở nước ngoài. Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền có thể tống đạt giấy tờ theo đường dịch vụ bưu chính cho người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền của họ tại Việt Nam.

Phương thức thực hiện việc tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài

Phương thức thực hiện việc tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài

Thông báo về ủy thác tư pháp

Ngày 29/10/2020, Tòa án nhân dân tối cao có công văn số 181/TANDTC-HTQT về việc tố đạt văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài trong các vụ việc dân sự, vụ án hành chính

Hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới đang diễn biến phức tạp, nhiều quốc gia đang tiếp tục thực hiện việc giãn cách xã hội để phòng, chống dịch lây lan trên diện rộng. Do đó, việc gửi hồ sơ ra nước ngoài và việc thực hiện, trả kết quả thực hiện tống đạt giấy tờ, tài liệu cho Tòa án Việt Nam gặp khó khăn, chậm trễ hoặc không thực hiện được.

Để bảo đảm thuận tiện cho việc tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài theo quy định của Công ước tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại (Công ước tống đạt giấy tờ) và phương thức tống đạt khác quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án nhân dân tối cao cung cấp cho các Tòa án một số thông tin liên quan sau đây:

Về việc gửi hồ sơ ủy thác tư pháp ra nước ngoài thông qua Bộ Tư pháp

Ngày 5/8/2020 Tổng công ty bưu điện Việt Nam có Công văn số 3386/BĐVN- DVBC thông báo danh sách các nước chấp nhận dịch vụ bưu phẩm, bưu kiện bay đi quốc tế và thủy bộ đi quốc tế (được gửi kèm Công văn này). Trên tinh thần đó, các Tòa án có thể tiếp tục lập hồ sơ ủy thác tư pháp để gửi đến Bộ Tư pháp nếu đương sự có địa chỉ tại một trong các nước nêu trên.

Các Tòa án cần lưu ý hiện nay do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên việc tống đạt giấy tờ tại Vương quốc Anh, Ấn Độ và tiểu bang Victoria của Úc đang bị tạm ngừng. Do đó, hồ sơ ủy thác thông qua Bộ Tư pháp đến các nước, tiểu bang nêu trên sẽ bị ảnh hưởng và chưa thực hiện được.

Đối với việc tống đạt tài liệu, giấy tờ cho đương sự có địa chỉ tại Hoa Kỳ, theo thông báo mới nhất của Công ty dịch vụ pháp lý ABC, việc tống đạt giấy tờ, tài liệu tại Hoa Kỳ đã được tiến hành bình thường trên toàn bộ 50 tiểu bang của nước này.

Trong bối cảnh dịch bệnh như đã nêu ở trên, các Tòa án cần cân nhắc, thông báo cho đương sự ở nước ngoài biết về việc Tòa án sẽ tiến hành các hoạt động tố tụng vào thời điểm chậm nhất mà Điều 476 Bộ luật Tố tụng dân sự cho phép để bảo đảm tối đa quyền, nghĩa vụ tham gia tố tụng của đương sự.

Về việc tống đạt giấy tờ đến một số nước thành viên mới của Công ước tống đạt giấy tờ và cập nhật thông tin về một số nước thành viên khác

Tính đến ngày 29/10/2020, Công ước tống đạt giấy tờ có 78 nước thành viên, bao gồm cả Việt Nam. Trong đó, có một số nước mới gia nhập Công ước này như: Cộng hòa Áo, Cộng hòa Phi-líp-pin.

Việc tống đạt giấy tờ tại Cộng hòa Áo (Austria)

Việc tống đạt cho Nhà nước Áo, bao gồm các cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền, cá nhân được Nhà nước Áo ủy quyền thực hiện công vụ phải được thực hiện theo kênh ngoại giao mà không áp dụng Công ước tống đạt giấy tờ.

Văn bản tố tụng cần tống đạt cho đương sự tại Cộng hòa Áo phải được lập bằng hoặc gửi kèm bản dịch ra tiếng Đức.

Cộng hòa Áo phản đối việc tống đạt giấy tờ thực hiện trực tiếp qua các cơ quan ngoại giao hoặc lãnh sự của nước ngoài trên lãnh thổ của mình, trừ khi giấy tờ đó được tống đạt cho công dân của nước có cơ quan ngoại giao hoặc lãnh sự đó.

Cộng hòa Áo phản đối việc áp dụng các phương thức tống đạt giấy tờ quy định tại Điều 10 của Công ước trên lãnh thổ của mình. Do đó, việc tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự ở nước này bằng đường dịch vụ bưu chính quốc tế là không hợp lệ.

Cơ quan trung ương có thẩm quyền của Cộng hòa Áo là Bộ Tư pháp liên bang. Địa chỉ của Bộ Tư pháp liên bang của Cộng hòa Áo (Federal Ministry of Justice): Die Österreichische Justiz, Palais Trautson, Museumstrasse 7, 1070 Vienna, Austria.

Cộng hòa Phi-líp-pin (Philippines)

Văn bản tố tụng cần tống đạt cho đương sự tại Phi-líp-pin phải được lập bằng hoặc gửi kèm bản dịch ra tiếng Anh hoặc tiếng Phi-líp-pin.

Phi-líp-pin phản đối việc tống đạt giấy tờ tư pháp trực tiếp thông qua viên chức ngoại giao hoặc lãnh sự với những người ở trên lãnh thổ của mình, trừ khi giấy tờ được tống đạt cho công dân của nước của nước có cơ quan ngoại giao hoặc lãnh sự đó.

Phi-líp-pin phản đối việc chuyển giao giấy tờ theo các kênh tại Điều 10 a và c của Công ước (kênh bưu điện; kênh tống đạt trực tiếp từ bất kỳ cá nhân nào có liên quan trong thủ tục tố tụng qua nhân viên tư pháp, cán bộ hoặc người có thẩm quyền của nước được yêu cầu).

Cơ quan có thẩm quyền bổ sung đối với việc tống đạt giấy tờ ngoài tư pháp là Liên đoàn luật sư của Phi-líp-pin (the Integrated Bar of the Philippines).

Thụy sĩ (Switzerland):

Theo danh sách các cơ quan trung ương có thẩm quyền của Thụy sĩ tại từng tiểu bang.

Khi lập yêu cầu ủy thác theo quy định tại Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 19/10/2016 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao quy định về trình tự, thủ tục tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự ghi tên cơ quan trung ương có thẩm quyền của tiểu bang tương ứng với băng nơi đương sự có địa chỉ cần tống đạt./.

Chi phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự

Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài

Theo Điều 152 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài được quy định như sau:

  • Nguyên đơn, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm hoặc đương sự khác trong vụ án phải nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài khi yêu cầu của họ làm phát sinh việc ủy thác tư pháp ra nước ngoài.
  • Người yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm hoặc đương sự khác trong việc dân sự phải nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài khi yêu cầu của họ làm phát sinh việc ủy thác tư pháp ra nước ngoài.

Chi phí thực tế thực hiện ủy thác tư pháp

Theo Điều 7 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC về thu, nộp chi phí thực tế thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam quy định các chi phí thực tế phát sinh trong nước do người có nghĩa vụ nộp chi phí thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam thanh toán trực tiếp cho người cung cấp dịch vụ.

Đối với chi phí thực tế do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thu:

  • Trường hợp chi phí thực tế đã xác định được theo quy định của phía nước ngoài tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp của Việt Nam lập hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thông báo người có nghĩa vụ nộp chi phí thực hiện ủy thác thanh toán chi phí này với cơ quan có thẩm quyền nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc gia liên quan.
  • Trường hợp chi phí thực tế chưa xác định được tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp của Việt Nam lập hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp của Việt Nam thông báo cho người có nghĩa vụ nộp chi phí thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam phải nộp tạm ứng 3 triệu đồng tại cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh nơi cơ quan có thẩm quyền ủy thác tư pháp về dân sự của Việt Nam có trụ sở.

Chi phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự

 Chi phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự

Liên hệ Luật sư

Luật Long Phan PMT nhận hỗ trợ dịch vụ luật sư trực tuyến 24/7 qua các hình thức như sau:

  • Tư vấn pháp luật qua EMAIL: pmt@luatlongphan.vn
  • Tư vấn pháp luật qua FACEBOOK: Fanpage Luật Long Phan
  • Tư vấn luật qua ZALO: 1900636387
  • Cần dịch vụ luật sư nhà đất vui lòng liên hệ TỔNG ĐÀI ĐIỆN THOẠI 1900 63.63.87
  • Gặp trực tiếp luật sư nhà đất tại TRỤ SỞ CÔNG TY: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP. HCM
  • Tại Văn Phòng Luật sư Quận Bình Thạnh: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, TP.HCM

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về của Long Phan PMT về thủ tục tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn hoặc muốn gặp trực tiếp luật sư, vui lòng liên hệ tới Hotline 1900636387 để được tư vấn chi tiết hơn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn. 



Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT

Thứ Năm, 30 tháng 12, 2021

Hướng xử lý khi bị bên cho vay lãi cao ép lấy nhà trừ nợ

Hướng xử lý khi bị bên cho vay lãi cao ép lấy nhà trừ nợ là vấn đề được nhiều người quan tâm. Hiện nay, vì một số lý do, nhiều người đã vay tiền ở những nơi có lãi suất cao, dẫn đến lãi mẹ đẻ lãi con và không có khả năng trả nợ. Khi đến hạn mà bên vay không trả được nợ, nhiều trường hợp chủ nợ đã xiết nhà của bên vay để thay thế cho khoản nợ còn thiếu. Vậy cần làm gì trong trường hợp này, cùng Chuyên tư vấn luật tìm hiểu nhé!

Hướng xử lý khi bị bên cho vay lãi cao ép lấy nhà trừ nợ

Hướng xử lý khi bị bên cho vay lãi cao ép lấy nhà trừ nợ

Quy định pháp luật về lãi suất cho vay

Hiện nay theo quy định của pháp luật, trong hợp đồng vay tài sản các bên được tự do thỏa thuận về lãi suất vay và bên vay có trách nhiệm trả nợ cho bên cho vay. Tuy nhiên, lãi suất vay do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng vay tài sản cần đáp ứng các điều kiện tại Điều 468 Bộ luật dân sự 2015:

  • Lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
  • Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
  • Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

>>>Xem thêm:Thế chấp nhà bị nợ xấu như thế nào thì bị ngân hàng bán đấu giá tài sản?

Trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất là 10%.

Bên cho vay lãi cao ép lấy nhà trừ nợ có bị xử phạt không?

Có được ép lấy nhà để trả nợ không?

Theo quy định tại Điều 195 Bộ luật dân sự 2015, người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo uỷ quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.

Như vậy, hành vi tự ý định đoạt tài sản của người vay hay hành vi ép lấy nhà để trừ nợ là hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu của người khác. Vì vậy, hành vi ép lấy nhà để trừ nợ có thể xử lý theo quy định của pháp luật.

Tùy thuộc vào tính chất mức độ của hành vi cho vay lãi cao lấy nhà trừ nợ và hậu quả của hành vi cho vay lãi cao lấy nhà trừ nợ thì người vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật, có thể là xử lý hành chính hoặc hình sự:

Xử phạt hành chính

Trong quá trình bên cho vay lãi cao ép lấy nhà trừ nợ, tùy vào mức độ của hành vi mà bên cho vay có thể bị xử lý hành chính về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

>>>Xem thêm:Sổ Đỏ Đem Cầm Cố Có Làm Lại Được Không?

Theo Điều 3 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình,bên cho vay phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền.

Theo điều 4 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP thì mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và phòng, chống tệ nạn xã hội đối với cá nhân là 40.000.000 đồng, đối với tổ chức là 80.000.000 đồng.

Xử phạt hành chính

Mức xử phạt

Xử phạt hình sự

Theo Bộ luật hình sự 2015, hành vi cho vay lãi cao ép lấy nhà trừ nợ tùy theo mức độ và tính chất của hành vi có thể bị xử phạt các tội sau:

Thứ nhất, hành vi cho vay lãi cao với lãi suất vượt mức quy định của pháp luật lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng bị xử phạt về tội cho vay nặng lãi theo Điều 201 Bộ luật hình sự 2015.

>>>Xem thêm:Tư vấn giải quyết trường hợp không trả nợ cho ngân hàng khi đến hạn

Thứ hai, nếu chủ nợ đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người vay để chiếm đoạt tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cưỡng đoạt tài sản tại Điều 170 Bộ luật Hình sự.Xử phạt hình sự

Xử phạt hình sự

Hướng xử lý khi bên bị bên cho vay lãi cao ép lấy nhà trừ nợ

Hành vi xiết nhà hay ép lấy nhà trừ nợ là hành vi trái pháp luật, theo đó khi gặp phải trường hợp này, bạn có thể làm đơn tố cáo đến cơ quan công an để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Ngoài ra, nếu lãi suất cho vay vượt mức quy định của pháp luật, bạn có thể kiện bên cho vay về hành vi cho vay với mức lãi suất cao hơn quy định của pháp luật.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến “Hướng xử lý khi bị bên cho vay lãi cao ép lấy nhà trừ nợ” Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn kịp thời và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.



Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT

Thứ Tư, 29 tháng 12, 2021

Có được giao nộp tài liệu, chứng cứ sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử?

Giao nộp tài liệu, chứng cứ là một quyền quan trọng nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Việc thực hiện quyền này trong tố tụng phải được thực hiện theo đúng trình tự thủ tục cũng như đúng thời gian luật định. Vậy đương sự cung cấp tài liệu, chứng cứ sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử có được chấp nhận không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây, Long Phan PMT sẽ cung cấp cho Quý bạn đọc những thông tin hữu ích về vấn đề này.

Giao nộp tài liệu, chứng cứ sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử

Giao nộp tài liệu, chứng cứ sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử

>> Xem thêm: Trình tự nộp đơn khởi kiện

Quyền được giao nộp tài liệu chứng cứ sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử

Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS 2015) đã quy định cụ thể về thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ. Trong thủ tục sơ thẩm, theo khoản 4 Điều 96 thì thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ do Thẩm phán ấn định nhưng không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm, thời hạn chuẩn bị giải quyết việc dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Trường hợp sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự, đương sự mới cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ mà Tòa án đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không giao nộp được vì có lý do chính đáng thì đương sự phải chứng minh lý do của việc chậm giao nộp tài liệu, chứng cứ đó.

Đối với tài liệu, chứng cứ mà trước đó Tòa án không yêu cầu đương sự giao nộp hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự có quyền giao nộp, trình bày tại phiên tòa sơ thẩm, phiên họp giải quyết việc dân sự hoặc các giai đoạn tố tụng tiếp theo của việc giải quyết vụ việc dân sự.

Như vậy trong trường hợp có lý do chính đáng, sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự hoàn toàn có quyền giao nộp tài liệu, chứng cứ.

Thủ tục xem xét, đánh giá chứng cứ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử

Thủ tục xem xét, đánh giá chứng cứ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử

>> Xem thêm: Các chứng cứ cần có trong vụ án đất đai

Thủ tục xem xét, đánh giá chứng cứ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử

Đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự là một thủ tục rất quan trọng để đi đến những kết luận chính xác nhất về chứng cứ đó nói riêng và kết quả của vụ án nói chung, theo đó việc đánh giá trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự các chủ thể phải chứng minh phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về chứng cứ

Thuộc tính chứng cứ

Điều 93 BLTTDS 2015 quy định về chứng cứ như sau: “Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp”. Theo đó, chứng cứ trong tố tụng dân sự phải bảo đảm 03 thuộc tính:

  • Tính khách quan: chứng cứ là những gì có thật;
  • Tính liên quan: chứng cứ phải liên quan trực tiếp, gián tiếp đến vụ việc;
  • Tính hợp pháp: chứng cứ phải được thu thập, bảo quản, xem xét, đánh giá, nghiên cứu theo trình tự, thủ tục luật định.

Sau khi đã tiếp nhận đầy đủ các tài liệu, chứng cứ do các đương sự cung cấp thì việc sử dụng các tài liệu, chứng cứ đó một cách hiệu quả, đòi hỏi người tiến hành tố tụng phải có những kỹ năng nhất định về phân tích, lập luận vấn đề pháp lý.

Nguyên tắc đánh giá chứng cứ

Điều 108 BLTTDS 2015 quy định việc đánh giá chứng cứ phải khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác. Tòa án phải đánh giá từng chứng cứ, sự liên quan giữa các chứng cứ và khẳng định tính hợp pháp, tính liên quan, giá trị chứng minh của từng chứng cứ. Việc đánh giá chứng cứ chủ yếu thuộc về Tòa án mà cụ thể thuộc về Hội đồng xét xử tại phiên tòa và trong phòng nghị án.

Nội dung cần xác minh khi thu thập chứng cứ

Dựa vào chứng cứ mà các đương sự có cơ sở xác đáng để chứng minh nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, các cơ quan tiến hành tố tụng có cơ sở để xác định đủ hay không đủ điều kiện để xác định tình tiết của vụ, việc dân sự đúng, đủ, chính xác để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự và bảo vệ pháp luật. Nội dung cần xác minh khi thu thập chứng cứ bao gồm: Xác định rõ quan hệ pháp luật tranh chấp giữa các đương sự; xác định đầy đủ tư cách đương sự tham gia tố tụng; và xác định làm rõ những vấn đề cần phải chứng minh và trọng tâm vấn đề cần phải chứng minh.

Hoạt động đánh giá chứng cứ của Tòa án có tính chất quyết định tới kết quả giải quyết vụ việc dân sự. Đánh giá chứng cứ phải khách quan, toàn diện và đầy đủ; các chủ thể chứng minh phải xem xét tất cả các chứng cứ từ các nguồn khác nhau; đánh giá chứng cứ phải chính xác; và đánh giá chứng cứ phải dựa trên cơ sở pháp luật. Phương pháp đánh giá chứng cứ gồm đánh giá từng chứng cứ và đánh giá tổng hợp chứng cứ.

Bảo quản tài liệu, chứng cứ

Bên cạnh việc đánh giá chứng cứ, BLTTDS 2015 còn có quy định về việc bảo quản tài liệu, chứng cứ tại Điều 107, theo đó:

  • Tài liệu, chứng cứ đã được giao nộp tại Tòa án thì việc bảo quản tài liệu, chứng cứ đó do Tòa án chịu trách nhiệm.
  • Tài liệu, chứng cứ không thể giao nộp được tại Tòa án thì người đang lưu giữ tài liệu, chứng cứ đó có trách nhiệm bảo quản.
  • Trường hợp cần giao tài liệu, chứng cứ cho người thứ ba bảo quản thì Thẩm phán ra quyết định và lập biên bản giao cho người đó bảo quản. Người nhận bảo quản phải ký tên vào biên bản, được hưởng thù lao và phải chịu trách nhiệm về việc bảo quản tài liệu, chứng cứ theo quy định của pháp luật.
  • Nghiêm cấm việc hủy hoại tài liệu, chứng cứ.

Dịch vụ Luật sư tư vấn Luật Long Phan PMT

Dịch vụ Luật sư tư vấn Luật Long Phan PMT

>> Xem thêm: Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí

Thông tin liên hệ Luật sư

Hiện nay, Luật Long Phan PMT nhận hỗ trợ “tư vấn pháp luật” trực tuyến 24/7 cho khách hàng qua các hình thức như sau:

  • Tư vấn pháp luật DOANH NGHIỆP qua tổng đài: 1900.63.63.87
  • Tư vấn pháp luật qua EMAIL: pmt@luatlongphan.vn
  • Tư vấn pháp luật qua FACEBOOK: Fanpage Luật Long Phan
  • Tư vấn pháp luật trực tiếp tại TRỤ SỞ CÔNG TY: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP. HCM
  • Văn phòng Bình Thạnh: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 15, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi liên quan đến giao nộp tài liệu, chứng cứ sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Nếu bạn đọc có nhu cầu TƯ VẤN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ gửi hồ sơ tài liệu hoặc đặt lịch gặp trực tiếp Luật sư dân sự vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua HOTLINE: 1900.63.63.87. Xin cám ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email:pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.

 



Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT

Thứ Năm, 23 tháng 12, 2021

Chủ nhà có được vứt đồ của bên thuê ra khi lấy lại nhà không?

Chủ nhà có được vứt đồ của bên thuê ra khi lấy lại nhà không, đây là vấn đề mà cả người cho thuê và người thuê nhà quan tâm. Khi hết hạn hợp đồng, người cho thuê lấy lại nhà, bên thuê không chịu dọn đi, tình huống này khá phổ biến ở Việt Nam, chủ nhà phải làm gì trong tình huống này, hậu quả pháp lý mà người thuê phải chịu khi chậm trả nhà là gì? Vấn đề này sẽ được Luật Long Phan PMT giải đáp qua bài viết này.

Vứt đồ của bên thuê khi lấy lại nhà

Vứt đồ của bên thuê ra khi lấy lại nhà

Bên cho thuê có quyền vứt đồ của bên thuê khi hợp đồng thuê nhà hết hạn?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, không có quy định nào của pháp luật quy định về việc cho phép bên cho thuê được vứt bỏ đồ đạc, tài sản của bên thuê nhà ra đường, hoặc niêm phong nhà, ngay cả trong trường hợp bên thuê nhà vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ, hoặc đã hết hạn hợp đồng. Các bên cho thuê và thuê nhà đều phải tôn trọng pháp luật,không nên hành xử theo ý mình. Do đó, việc bên cho thuê vứt đồ của bên thuê ra khi lấy lại nhà là trái quy định pháp luật, dẫn đến việc xâm phạm quyền sở hữu tài sản của bên thuê.

>>> Xem thêm: Thủ Tục Kiện Đòi Lại Nhà Cho Thuê Do Người Thuê Không Trả

Trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở

Hợp đồng thuê nhà ở là một hợp đồng thuê tài sản, là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa bên cho thuê và bên thuê, theo đó bên cho thuê có nghĩa vụ giao nhà ở cho bên thuê, bên thuê có nghĩa vụ trả tiền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Hợp đồng thuê nhà ở đương nhiên chấm dứt khi hợp đồng hết hạn, ngoài trường hợp này pháp luật còn quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở, được quy định tại điều 131 Luật Nhà ở 2014:

  • Hợp đồng thuê nhà ở hết hạn; trường hợp trong hợp đồng không xác định thời hạn thì hợp đồng chấm dứt sau 90 ngày, kể từ ngày bên cho thuê nhà ở thông báo cho bên thuê nhà ở biết việc chấm dứt hợp đồng;
  • Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng;
  • Nhà ở cho thuê không còn;
  • Bên thuê nhà ở chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án mà khi chết, mất tích không có ai đang cùng chung sống;
  • Nhà ở cho thuê bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ hoặc thuộc khu vực đã có quyết định thu hồi đất, giải tỏa nhà ở hoặc có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nhà ở cho thuê thuộc diện bị Nhà nước trưng mua, trưng dụng để sử dụng vào các mục đích khác.
  • Bên cho thuê phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê biết trước 30 ngày về việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở quy định tại điểm này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
  • Đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở.
Trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà

Trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà

Hậu quả pháp lý khi bên thuê chậm trả nhà thuê khi hết hợp đồng

Tùy vào mức độ của hành vi vi phạm mà người thuê có thể bị xử phạt bằng các hình thức sau:

Theo Điều 482 Bộ luật Dân sự 2015 về việc trả lại tài sản thuê thì khi bên thuê chậm trả nhà thuê thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê trả lại nhà, trả tiền thuê trong thời gian chậm trả và phải bồi thường thiệt hại.

Ngoài ra, bên thuê phải trả tiền phạt vi phạm do chậm trả tài sản thuê, nếu có thỏa thuận và phải chịu rủi ro xảy ra đối với tài sản thuê (nhà ở) trong thời gian chậm trả.

Xử phạt hành chính

Hành vi chậm trả nhà thuê khi hết hợp đồng được xem là hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác.Theo điểm d khoản 1 điều 15, Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi này sẽ bị  phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng 

>>> Xem thêm: Hướng Dẫn Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Thuê Nhà Ở, Mặt Bằng Kinh Doanh

Xử phạt hình sự

Trong trường hợp bên cho thuê đã yêu cầu nhưng bên thuê vẫn cố tình không bàn giao lại nhà và tiếp tục sử dụng nhà thuê thì đây là hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác. Nếu đã bị xử phạt hành chính nhưng bên thuê tiếp tục chây ì, không bàn giao nhà cho chủ sở hữu, thì bên cho thuê có quyền tố cáo ra cơ quan công an có thẩm quyền về tội “sử dụng trái phép tài sản của người khác” theo điều 177 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Hướng giải quyết khi bên thuê không trả nhà

Theo quy định tại Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, việc người thuê nhà không chịu trả nhà mà vẫn tiếp tục sinh hoạt khi đã có thông báo của người cho thuê là hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác. Theo đó có thể giải quyết khi bên thuê không trả nhà bằng cách sau:

Cách giải quyết khi bên thuê không trả nhà

Cách giải quyết khi bên thuê không trả nhà

Trình báo công an về hành vi xâm phạm chỗ ở

Người cho thuê hãy thông báo đến cơ quan công an phường nơi có nhà ở cho thuê để được hướng dẫn giải quyết. 

Khởi kiện ra Tòa án

Nếu người cho thuê đã áp dụng các biện pháp cần thiết nhưng bên thuê nhà vẫn không chịu trả nhà thì bên cho thuê có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết theo điều 482 Bộ luật Dân sự 2015.

Người khởi kiện nộp đơn kiện trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường bưu điện đến Tòa án có thẩm quyền. Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự là Tòa cấp huyện nơi người bị kiện đang cư trú theo quy định điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

>>> Xem thêm: Thủ Tục Khởi Kiện Hủy Hợp Đồng Thuê Đất Do Bên Thuê Không Trả Tiền Thuê

Hồ sơ khởi kiện bao gồm các nội dung sau:

  • Đơn khởi kiện;
  • Bản photo chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu;
  • Bản photo hợp đồng thuê nhà;
  • Bản photo giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;
  • Và các giấy tờ, tài liệu khác chứng minh yêu cầu khởi kiện

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết “Chủ nhà có được vứt đồ của bên thuê ra khi lấy lại nhà không?” kính gửi đến quý bạn đọc. Nếu quý bạn đọc có bất kỳ đóng góp hay ý kiến thắc mắc gì liên quan vui lòng liên hệ số HOTLINE: 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ hỗ trợ nhanh nhất.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.



Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT

Thứ Ba, 21 tháng 12, 2021

Quyền lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng

Trong quá trình xác lập và thực hiện giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thể tránh khỏi phát sinh những tranh chấp. Sử dụng quyền lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bản thân. Hãy theo dõi bài viết dưới đây, Long Phan PMT sẽ cung cấp cho Quý bạn đọc những thông tin hữu ích về vấn đề này.

Sự thỏa thuận về cơ quan giải quyết tranh chấp trong hợp đồng

Sự thỏa thuận về cơ quan giải quyết tranh chấp trong hợp đồng

>>> Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự

Sự thỏa thuận về cơ quan giải quyết tranh chấp trong hợp đồng

Điều 30 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải, Trọng tài và Tòa án. Khi không thương lượng, hòa giải được hoặc rơi vào trường hợp không được thương lượng, hòa giải thì bắt buộc phải giải quyết tranh chấp bởi cơ quan tài phán (Trọng tài hoặc Tòa án). Đối với hợp đồng tiêu dùng, pháp luật tôn trọng thỏa thuận về cơ quan giải quyết tranh chấp của các bên, thỏa thuận phải xác định rõ được cơ quan nào là cơ quan giải quyết khi phát sinh tranh chấp.

Theo Điều 6 Luật Trọng tài thương mại 2010, khi các bên đã thỏa thuận lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp là Trọng tài thì trọng tài sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó, nếu một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý. Tuy nhiên khi rơi vào trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc không thể thực hiện được theo Điều 18 Luật Trọng tài thương mại 2010 và Điều 4 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP thì Tòa án vẫn có thể thụ lý nếu thuộc thẩm quyền giải quyết.

Quyền của người tiêu dùng trong việc lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp

Luật trọng tài thương mại tại Điều 17 công nhận quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng. Đối với các tranh chấp hợp đồng ký giữa nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng thuộc loại hợp đồng soạn sẵn do nhà cung cấp dịch vụ đưa ra thì người tiêu dùng vẫn có quyền lựa chọn Tòa án hoặc Trọng tài để giải quyết tranh chấp. Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ chỉ được quyền khởi kiện tại Trọng tài nếu được người tiêu dùng chấp thuận.

Ngoài ra, Điều 38 Luật Bảo vệ người tiêu dùng cũng quy định tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải thông báo về điều khoản trọng tài trước khi giao kết hợp đồng và được người tiêu dùng chấp thuận. Trường hợp điều khoản trọng tài do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đưa vào hợp đồng theo mẫu hoặc điều kiện giao dịch chung thì khi xảy ra tranh chấp, người tiêu dùng là cá nhân có quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp khác.

Mối quan hệ giữa Luật áp dụng và cơ quan giải quyết tranh chấp

Cơ quan tài phán phải sử dụng luật áp dụng để giải quyết tranh chấp

Khi giải quyết tranh chấp, cơ quan tài phán phải sử dụng một hệ thống luật để giải quyết, mỗi cơ quan tài phán sẽ có một nguồn luật áp dụng khác nhau:

Trường hợp cơ quan giải quyết là Trọng tài, Điều 14 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định luật áp dụng giải quyết tranh chấp như sau:

  • Đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp
  • Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất
  • Trường hợp pháp luật Việt Nam, pháp luật do các bên lựa chọn không có quy định cụ thể liên quan đến nội dung tranh chấp thì Hội đồng trọng tài được áp dụng tập quán quốc tế để giải quyết tranh chấp nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Trường hợp cơ quan giải quyết tranh chấp là Tòa án, Điều 664 Bộ luật Dân sự 2015 quy định luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài:

  • Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam.
  • Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên.
  • Trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó.

Xung đột pháp luật giữa cơ quan tài phán và luật áp dụng

Xung đột pháp luật giữa cơ quan tài phán và luật áp dụng

>>> Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài

Nguyên tắc xung đột pháp luật giữa cơ quan tài phán và luật áp dụng

Mỗi quốc gia trên thế giới có một hệ thống riêng của mình, các hệ thống pháp luật đó có thể có những sự khác biệt. Khi có hai hay nhiều hệ thống pháp luật có nội dung khác nhau cùng có thể áp dụng để điều chỉnh một quan hệ pháp đó là xung đột pháp luật. Bản chất của hiện tượng này là phải tìm ra được hệ thống pháp luật áp dụng cho quan hệ pháp luật phát sịnh. Bên cạnh đó, khi có một vụ việc dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài thì đồng thời cũng làm phát sinh tình trạng có hai hoặc nhiều cơ quan tư pháp của các nước khác nhau có thẩm quyền giải quyết vụ việc đó. Hiện tượng đó gọi là xung đột thẩm quyền.

Trong quá trình giải quyết xung đột luật và xung đột thẩm quyền, việc giải quyết xung đột thẩm quyền phải được diễn ra trước. Nghĩa là phải trả lời được câu hỏi về thẩm quyền, xác định được chủ thể có quyền giải quyết vụ việc thì mới có thể giải quyết được câu hỏi thứ hai – giải quyết xung đột pháp luật. Khi các bên trong hợp đồng lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng, nhưng có sự xung đột giữa cơ quan tài phán và luật áp dụng thì cơ quan tài phán có thể từ chối giải quyết. Ví dụ: Tòa án việt nam có quyền từ chối thụ lý khi các bên yêu cầu áp dụng luật trung quốc để giải quyết vì cùng 1 nội dung về bất khả kháng và miễn trừ, nhưng có thể luật trung quốc quy định khác việt nam.

Nguyên tắc thống nhất khi lựa chọn luật áp dụng và cơ quan tài phán

Về nguyên tắc, cơ quan tài phán của nước nào thì sẽ áp dụng tư pháp quốc tế của nước đó để xem xét vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Khi xem xét thỏa thuận chọn luật áp dụng cho hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài cần phải đặt trong sự gắn kết với từng con đường giải quyết tranh chấp. Việc xác định hệ thống pháp luật được dùng để đánh giá tính hợp pháp của thỏa thuận chọn luật giữa các bên chủ thể trong hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài phụ thuộc vào việc cơ quan tài phán thụ lý vụ việc tranh chấp thuộc nước nào.

Trường hợp cơ quan giải quyết tranh chấp là trọng tài: Pháp luật các nước, các điều ước quốc tế về trọng tài và quy tắc trọng tài của các tổ chức trọng tài trên thế giới đều cho phép, khuyến khích các bên chủ thể thỏa thuận về luật áp dụng cho hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung khi sử dụng con đường giải quyết tranh chấp là trọng tài. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật được lựa chọn không có nghĩa là tự do mà vẫn phải tuân thủ quy định pháp luật trong nước, điều ước quốc tế có liên quan. Chẳng hạn pháp lệnh về trọng tài thương mại Việt Nam quy định: “Đối với vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng Trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn. Việc lựa chọn pháp luật nước ngoài và việc áp dụng pháp luật nước ngoài không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”. Như vậy, khi lựa chọn trọng tài nước nào, các bên chủ thể cần phải xem xét cả pháp luật nước đó, điều ước quốc tế mà nước đó là thành viên có liên quan và quy tắc trọng tài (trong trường hợp đây là trọng tài quy chế) để biết được loại hợp đồng giữa họ có được phép thỏa thuận lựa chọn luật không và hệ thống pháp luật được lựa chọn có hợp pháp hay không?

Trường hợp cơ quan giải quyết tranh chấp là tòa án: Tư pháp quốc tế của nước có tòa án sẽ là cơ sở để xem việc thỏa thuận chọn luật áp dụng của các bên có hợp pháp hay không. Tư pháp quốc tế Việt Nam hiện nay theo hướng cho phép các bên có quyền thỏa thuận chọn luật áp dụng cho hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung. Tuy nhiên, quyền tự do thỏa thuận này cũng bị “tước bỏ” trong một số hợp đồng đặc biệt.

Những điểm cần lưu ý cho người tiêu dùng khi ký kết hợp đồng

Những điểm cần lưu ý cho người tiêu dùng khi ký kết hợp đồng

>>> Xem thêm: Thói quen trong hoạt động thương mại

Những điểm cần lưu ý cho người tiêu dùng khi ký kết hợp đồng

Khi xác lập giao dịch, người tiêu dùng cần lưu ý những vấn đề sau để tránh tranh chấp phát sinh và đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

  • Chủ thể giao kết hợp đồng phải có năng lực pháp luật, năng lực hành vi phù hợp với giao dịch được xác lập. Thông thường doanh nghiệp sẽ cử một người có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền thực hiện việc kí hết hợp đồng với người tiêu dùng. Chủ thể là một trong những tiêu chí để hợp đồng có hiệu lực, do đó người tiêu dùng cần lưu ý vấn đề này để đảm bảo tình trạng pháp lí của hợp đồng cũng như căn cứ phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên.
  • Xác định rõ tình trạng của đối tượng giao dịch. Cần tìm hiểu kỹ, xác minh rõ các thông tin về hàng hóa, dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp. Đặc biệt, người tiêu dùng cần hết sức tỉnh táo, cảnh giác với các thông tin quảng cáo.
  • Đọc kĩ nội dung hợp đồng trước khi giao dịch. Phần lớn người tiêu dùng đồng ý ký kết Hợp đồng với nhân viên của doanh nghiệp ngay khi được tư vấn trực tiếp mà không có thời gian đọc kỹ hợp đồng. Trong nhiều trường hợp nhân viên giới thiệu sản phẩm sai mục đích, cung cấp thông tin sai sự thật, gây nhầm lẫn hoặc có nhiều nội dung, điều khoản không rõ ràng, gây bất lợi cho người tiêu dùng.
  • Đọc và nghiên cứu kỹ toàn bộ nội dung của hợp đồng và các phụ lục kèm theo trước khi ký kết, so sánh các thông tin được quảng cáo, chào bán hoặc “cam kết miệng” của doanh nghiệp với các điều khoản quy định chính thức tại dự thảo hợp đồng. Đặc biệt khi có sự không thống nhất giữa thông tin chào bán và hợp đồng hoặc có các quy định, điều khoản trong hợp đồng chưa rõ ràng thì người tiêu dùng cần đề nghị doanh nghiệp giải thích, làm rõ và sửa đổi, bổ sung.
  • Xem xét thỏa thuận lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp phù hợp.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về quyền lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng. Nếu quý đọc giả còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc cần sự trợ giúp của TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ vui lòng liên hệ qua HOTLINE: 1900.63.63.87 Luật sư của Long phan PMT hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những  tư vấn từ luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.



Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT

Các trường hợp đình chỉ việc xét đơn yêu cầu trong tố tụng dân sự

Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự khi nào? Đâu là căn cứ để đình chỉ giải quyết việc dân sự và hậu quả pháp lý của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là gì? Bài viết sau đây Long Phan PMT sẽ tư vấn cho các bạn biết những vấn đề pháp lý cần thiết về các trường hợp đình chỉ việc xét đơn yêu cầu trong tố tụng dân sự chính xác và đầy đủ nhất. 

 cac-truong-hop-quyet-dinh-dinh-chi

 Các trường hợp quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu trong tố tụng dân sự

Các trường hợp đình chỉ việc xét đơn yêu cầu trong Tố tụng dân sự

Người yêu cầu rút đơn yêu cầu

Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 366 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, trong giai đoạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Tòa án có thể ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu. Đồng thời trả lại đơn yêu cầu, tài liệu, chứng cứ kèm theo nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu. Đây là trường hợp người yêu cầu không muốn Tòa án giải quyết nên đã rút đơn, lúc này đối tượng để Tòa án giải quyết không còn. Ngoài căn cứ ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu trong Tố tụng dân sự theo khoản 2 Điều 366 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 nói chung thì còn có các căn cứ khác. Cụ thể:

Người yêu cầu đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt

Theo khoản 2 Điều 367 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, trường hợp người yêu cầu đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ yêu cầu và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó theo thủ tục do Bộ luật này quy định vẫn được bảo đảm. Nói một cách khác, sau khi có quyết định đình chỉ, người yêu cầu vẫn có quyền nộp lại đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Tòa án để Tòa án giải quyết việc dân sự đó nếu thời hiệu yêu cầu vẫn còn.

Người bị yêu cầu tìm kiếm vắng mặt tại nơi cư trú đã về

Theo Điều 382 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 về việc ra quyết định đình chỉ xét đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt.  Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, nếu người bị yêu cầu trở về và có yêu cầu đình chỉ xét đơn yêu cầu. Tòa án ra quyết định đình chỉ xét đơn yêu cầu.

>> Xem thêm: Các loại phí phải nộp khi tiến hành khởi kiện một vụ án dân sự

Người bị yêu cầu tuyên bố mất tích trở về

Theo khoản 3 Điều 388 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 về việc đình chỉ xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích. Trong thời hạn thông báo, nếu người bị yêu cầu tuyên bố mất tích trở về và yêu cầu Tòa án đình chỉ việc xét đơn yêu cầu. Lúc này, Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích.

Người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết trở về

Theo khoản 3 Điều 392 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 trong thời hạn thông báo, nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu hoặc người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết trở về và thông báo cho Tòa án biết thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu.

Các bên đương sự hòa giải đoàn tụ thành

Theo khoản 3 Điều 397 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì nếu các bên đương sự hòa giải đoàn tụ thành, trở về chung sống với nhau thì lúc này đối tượng để hòa giải không còn nên Thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu của họ.

Các trường hợp đình chỉ đối với yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công

Đối với yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công theo Điều 409 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 ngoài căn cứ người yêu cầu rút đơn yêu cầu, Tòa án còn đình việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công trong các trường hợp sau đây:

  • Các bên đã thỏa thuận được với nhau về giải quyết cuộc đình công và có đơn yêu cầu Tòa án không giải quyết. Nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu  thể hiện ý chí của người yêu cầu thì trường hợp này đòi hỏi sự thống nhất ý chí của các đương sự trong việc cùng nhau giải quyết các vấn đề liên quan đến đình công và cùng nhau có đơn yêu cầu Tòa án không giải quyết nữa.
  • Người yêu cầu đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan. Đây là trường hợp mặc nhiên coi như người yêu cầu từ bỏ yêu cầu xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công.

>> Xem thêm: Nên thuê người quản lý doanh nghiệp hay tự mình quản lý doanh nghiệp mới thành lập

Hậu quả pháp lý của quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu trong Tố tụng dân sự.

Về lệ phí

căn cứ Điều 144 Bộ luật tố tụng dân sự; Điều 18 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Trường hợp giải quyết việc dân sự, vụ án hành chính bị tạm đình chỉ thì số tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án đã nộp được xử lý khi vụ việc được tiếp tục giải quyết. Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 366, Điều 382, khoản 3 Điều 388, khoản 3 Điều 392 của Bộ luật tố tụng dân sự thì tiền tạm ứng lệ phí Tòa án đã nộp được sung vào công quỹ nhà nước.

Về quyền yêu cầu giải quyết lại việc dân sự

Căn cứ theo Điều 361 và Điều 218 thì người yêu cầu có quyền nộp lại đơn yêu cầu Tòa án giải quyết lại việc dân sự nói trên theo quy định của pháp luật. Khi có quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự, đương sự không có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết lại việc dân sự đó. Nếu yêu cầu sau không có gì khác với yêu cầu trước về người yêu cầu giải quyết việc dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự và quan hệ pháp luật yêu cầu giải quyết.

Về việc kháng cáo, kháng nghị

Người yêu cầu có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định này trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

hau-qua-phap-ly-cua-quyet-dinh-dinh-chi-xet-don-yeu-cau

Hậu quả pháp lý của quyết định đình chỉ xét đơn yêu cầu.

Hướng xử lý khi Tòa án ra Quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu trong Tố tụng dân sự trái pháp luật

Như đã phân tích ở trên, việc yêu cầu giải quyết lại việc dân sự đã có ra Quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự là bị hạn chế, chỉ có một số trường đủ điều kiện theo luật định mới có thể yêu cầu lại. Do đó, hướng xử lý dễ dàng trong trường hợp này là tiến hành kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo Quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.

huong-xu-ly-khi-toa-an-ra-quyet-dinh-dinh-chi-trai-phap-luat

Hướng xử lý khi Tòa án ra Quyết định đình chỉ trái pháp luật

>> Xem thêm: Phiên tòa trực tuyến dự kiến sẽ được tổ chức như thế nào?

Liên hệ Luật sư.

Luật Long Phan PMT nhận hỗ trợ dịch vụ luật sư trực tuyến 24/7 qua các hình thức như sau:

  • Tư vấn pháp luật qua EMAIL: pmt@luatlongphan.vn
  • Tư vấn pháp luật qua FACEBOOK: Fanpage Luật Long Phan
  • Tư vấn luật qua ZALO: 0819700748
  • Cần dịch vụ luật sư nhà đất vui lòng liên hệ TỔNG ĐÀI ĐIỆN THOẠI 1900 63.63.87
  • Gặp trực tiếp luật sư nhà đất tại TRỤ SỞ CÔNG TY: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP. HCM
  • Tại Văn Phòng Luật sư Quận Bình Thạnh: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, TP.HCM

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về của Long Phan PMT về các trường hợp đình chỉ việc xét đơn yêu cầu trong tố tụng dân sự. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn hoặc muốn gặp trực tiếp luật sư dân sự, vui lòng liên hệ tới Hotline 1900636387 để được tư vấn chi tiết hơn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn. 



Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT

Thứ Hai, 20 tháng 12, 2021

Không đồng ý với quyết định tạm đình chỉ vụ án của Tòa án phải làm sao?

Không đồng ý với quyết định tạm đình chỉ vụ án của Tòa án phải làm sao? là thắc mắc của không ít đương sự trong các vụ án dân sự. Quyết định tạm đình chỉ vụ án làm kéo dài thời gian giải quyết của vụ án, đó là điều các đương sự không hề mong muốn. Vậy trong trường hợp quyết định tạm đình chỉ vụ án được ban hành không phù hợp với quy định pháp luật thì phải làm sao? Hãy cùng Luật sư dân sự tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Không đồng ý với quyết định tạm đình chỉ vụ án của Tòa án phải làm sao?

Không đồng ý với quyết định tạm đình chỉ vụ án của Tòa án phải làm sao?

Thủ tục kháng cáo khi không đồng ý với quyết định tạm đình chỉ vụ án

Thời hạn kháng cáo

Theo quy định tại khoản 2 Điều 273 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015), thời hạn kháng cáo quyết định tạm đình chỉ vụ án là 07 ngày kể từ ngày đương sự nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết theo quy định pháp luật.

Hồ sơ kháng cáo

Để thực hiện việc kháng cáo quyết định tạm đình chỉ vụ án, đương sự cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm: Đơn kháng cáo và các tài liệu, chứng cứ bổ sung nếu có để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Đơn kháng cáo phải có các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 272 BLTTDS 2015, bao gồm:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
  • Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo;
  • Kháng cáo toàn bộ hoặc phần quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
  • Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;
  • Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.

Đương sự gửi kèm đơn kháng cáo các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu kháng cáo của mình

Đương sự gửi kèm đơn kháng cáo các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu kháng cáo của mình

Trình tự thủ tục kháng cáo

  • Người kháng cáo gửi Đơn kháng cáo đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm nơi ban hành quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án
  • Tòa án cấp sơ thẩm kiểm tra tính hợp lệ của đơn kháng.
  • Trường hợp đơn kháng cáo quá hạn: Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo trình bày rõ lý do và xuất trình tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn là chính đáng.
  • Trường hợp đơn kháng cáo chưa đúng quy định: Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo làm lại hoặc sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo.
  • Tòa án trả lại đơn kháng cáo: nếu có căn cứ người kháng cáo không có quyền hoặc không làm lại, sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo theo yêu cầu của Tòa án hay không nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm trong thời gian quy định.
  • Trường hợp đơn kháng cáo hợp lệ: Tòa án cấp sơ thẩm thông báo cho người kháng cáo biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.

>>Xem thêm: Thủ tục kháng cáo bản án dân sự

Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án dựa vào căn cứ nào?

Theo quy định tại Điều 214 BLTTDS 2015, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án là chính xác và hợp pháp nếu được ban hành dựa trên một trong những căn cứ sau đây:

  • Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó;
  • Đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật;
  • Chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế;
  • Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ;
  • Cần đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án;
  • Cần đợi kết quả xử lý văn bản có dấu hiệu trái pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên mà Tòa án đã có văn bản kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ;
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

>>Xem thêm: Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi nào?

Thẩm quyền tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

Tùy vào thời điểm tạm đình chỉ giải quyết vụ án, thẩm quyền ban hành quyết định tạm đình chỉ là khác nhau

Tùy vào thời điểm tạm đình chỉ giải quyết vụ án, thẩm quyền ban hành quyết định tạm đình chỉ là khác nhau

Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là một trong những quyết định tố tụng mà Tòa án ban hành trong suốt quá trình xét xử sơ thẩm. Tùy thuộc vào thời điểm ban hành quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án mà thẩm quyền ban hành quyết định này cũng khác nhau (Điều 219 BLTTDS 2015):

  • Trước khi mở phiên tòa sơ thẩm, nếu có căn cứ để tạm đình chỉ vụ án thì thẩm quyền ban hành quyết định tạm đình chỉ thuộc về Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án;
  • Tại phiên tòa sơ thẩm, Hội đồng xét xử có quyền ban hành quyết định tạm đình chỉ vụ án.

Hậu quả của việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

Việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự chỉ là việc tạm dừng giải quyết vụ án nên Tòa án sẽ không xóa tên vụ án trong sổ thụ lý mà chỉ ghi chú vào sổ thụ lý vụ án về ngày, tháng, năm của quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án.

Theo quy định tại Điều 215 BLTTDS 2015, tiền tạm ứng án phí, lệ phí mà đương sự đã nộp theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự vẫn gửi vào tài khoản tạm giữ tại kho bạc nhà nước và được xử lý khi Tòa án giải quyết lại vụ án.

BLTTDS cũng quy định về việc Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án vẫn phải có trách nhiệm về việc giải quyết vụ án trong thời gian tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Cụ thể, theo khoản 4 Điều 215 BLTTDS 2015, Thẩm phán phải có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm khắc phục trong thời gian ngắn nhất những lý do dẫn tới vụ án bị tạm đình chỉ để kịp thời đưa vụ án ra giải quyết.

>>Xem thêm: Luật sư có được yêu cầu tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự không?

Trên đây là bài viết trả lời cho câu hỏi Không đồng ý với quyết định tạm đình chỉ vụ án của Tòa án phải làm sao? Nếu quý bạn đọc có gì thắc mắc về nội dung liên quan đến việc tạm đình chỉ vụ án hay vấn đề pháp lý liên quan khác, xin vui lòng liên hệ qua hotline: 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ chúng tôi hỗ trợ.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.



Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT

Chủ Nhật, 19 tháng 12, 2021

Hướng dẫn người Việt định cư ở nước ngoài đòi lại phần di sản thừa kế bị chiếm đoạt.

Hướng dẫn người Việt định cư ở nước ngoài đòi lại phần di sản thừa kế bị chiếm đoạt. Việc đòi lại phần di sản thừa kế bị chiếm đoạt là một chuyện khó khăn nhất là đối với những người Việt định cưnước ngoài. Vậy cách thức để đòi lại phần di sản đó như thế nào, sau đây hãy cùng tham khảo một số cách mà chúng tôi đưa ra. 

người việt định cư ở nước ngoài có quyền khởi kiện

Người Việt định cư ở nước ngoài có quyền khởi kiện

 Quyền khởi kiện của người Việt định cư ở nước ngoài.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì thừa kế là quyền cơ bản của mỗi công dân, mọi cá nhân đều có quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật kể cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

>>>Xem thêm: Quyền của người khởi kiện trong vụ án dân sự. 

 Yêu cầu khởi kiện như thế nào là hợp lý và được tòa án chấp nhận

Để có thể khởi kiện đòi lại phần di sản thừa kế của mình, người Việt định cư ở nước ngoài đó phải chứng minh được mình có quyền khởi kiện.

Cung cấp giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của mình tại Việt Nam. Cung cấp giấy tờ chứng minh phần di sản đó là người đã mất để lại cho cá nhân và bản thân có quyền thừa kế phần di sản đó (giấy chứng tử, di chúc,…)

Phải chứng minh được phần di chúc để lại thuộc quyền sở hữu của người đã mất để lại.

Người khởi kiện không được rơi vào bất kỳ trường hợp nào quy định tại Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và các quy định tại Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP.

>>>Xem thêm: Chia di sản thừa kế khi có người không đồng ý giải quyết như thế nào?

 Thẩm quyền giải quyết.

Theo BLTTDS 2015 thì thẩm quyền giải quyết vụ việc có một bên tranh chấp là người Việt định cư ở nước ngoài thì phải nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

 Hồ sơ khởi kiện gồm những gì?

hồ sơ khởi kiện

Hồ sơ khởi kiện

Hồ sơ khởi kiện đòi lại phần di sản thừa kế bị chiếm đoạt của người Việt định cư ở nước ngoài bao gồm:

  • Đơn khởi kiện (viết theo mẫu có sẵn);
  • Các loại giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại di sản như giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu,…
  • Giấy tờ chứng minh di sản đó được để lại cho người khởi kiện;
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản;
  • Bản kê khai các di sản để lại của người mất;
  • Các giấy tờ chứng minh di sản để lại là của người để lại di sản;
  • Các loại giấy tờ khác.

 Trình tự, thủ tục giải quyết

trình tự giải quyết

Trình tự giải quyết

  • Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án

Có 3 cách để người khởi kiện nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nơi có thẩm quyền giải quyết vụ việc: nộp trực tiếp tại tòa án, gửi đến tòa án theo đường bưu điện, gửi trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.

  • Bước 2: Thụ lý vụ án

Tòa án sẽ xem xét các giấy tờ, chứng cứ nếu thuộc thẩm quyền giải quyết sẽ thông báo cho người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí.

Từ khi nhận được thông báo, trong vòng 15 ngày đương sự phải nộp tiền tạm ứng sau đó nộp lại biên lai thu tiền cho Tòa án xác nhận đã nộp tạm ứng án phí.

  • Bước 3: Chuẩn bị xét xử

Thời hạn xét xử là 04 tháng kể từ ngày thụ lý. Nếu có quyết định tạm đình chỉ vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

  • Bước 4: Đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.

Tòa án sẽ mở phiên tòa sơ thẩm trong vòng 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trường hợp Bản án của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì Tòa án cấp trên trực tiếp xem xét và giải quyết theo thủ tục phúc thẩm. Ngoài ra, vụ án còn có thể được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm

>>>Xem thêm: Trình tự thủ tục giải quyết di sản thừa kế

Chi phí tố tụng cần chuẩn bị những gì?

Chi phí tố tụng là số tiền hợp lý cần phải chi trả cho các hoạt động tố tụng cần thiết trong quá trình tố tụng được chia làm 3 nhóm chính: án phí, lệ phí và các chi phí tố tụng khác.

Án phí trong tố tụng gồm: án phí sơ thẩm, phúc thẩm.

Lệ phí gồm: lệ phí cấp bản sao bản án, quyết định, các giấy tờ khác của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và các khoản lệ phí khác mà pháp luật quy định.

Các chi phí tố tụng khác bao gồm: chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch,…, chi phí giám định định giá tài sản, các khoản chi phí khác theo quy định của pháp luật.

Liên hệ

Để tìm hiểu thông tin về chúng tôi, đánh giá chúng tôi có thể đáp ứng được các yêu cầu của Quý khách hàng hay không. Xin đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua các hình thức sau:

  • Website     : luatlongphan.vn
  • Email : pmt@luatlongphan.vn
  • Hotline : 1900.63.63.87
  • Fanpage    : LUẬT LONG PHAN
  • Zalo : LONG PHAN PMT LAW FIRM – 0819.700.748
  • Trụ sở và Văn phòng làm việc:

Trụ sở công ty: Tầng 14 Tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.

Văn phòng giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.

Hỗ trợ gửi tài liệu, đặt lịch gặp luật sư trao đổi qua tổng đài

Thông qua tổng đài 1900.63.63.87, Luật sư của Long Phan PMT hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.



Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT

Thủ tục nộp đơn khởi kiện online

Thủ tục nộp đơn khởi kiện online là một phương pháp hiệu quả vừa đảm bảo được quyền khởi kiện của các chủ thể vừa phù hợp với tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp như hiện nay. Vậy việc nộp đơn khởi kiện được thực hiện như thế nào? Pháp luật quy định ra sao? Bài viết dưới đây của Luật Long Phan PMT sẽ hướng dẫn các đọc giả về thủ tục nộp đơn khởi kiện online.

thủ tục nộp đơn khởi kiện online

Thủ tục nộp đơn khởi kiện online

>>>Xem thêm: Trình tự nộp đơn khởi kiện đúng Tòa án có thẩm quyền giải quyết

Điều kiện cơ bản để gửi đơn khởi kiện bằng phương thức trực tuyến

Theo Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP hướng dẫn thủ tục nộp đơn khởi kiện trực tuyến. Theo đó, để gửi đơn khởi kiện bằng cách thức trực tuyến cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có máy tính kết nối mạng internet.
  • Có chữ ký số còn hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp, công nhận (người khởi kiện, người tham gia tố tụng liên hệ với các nhà cung cấp dịch vụ như: Viettel-CA, FPT-CA, BKAV-CA, Netnam-CA, VNPT-CA… để đăng ký sử dụng dịch vụ chữ ký số).
  • Có tài khoản giao dịch trực tuyến.

Cách tạo tài khoản giao dịch trên cổng thông tin điện tử của TANDTC

Tòa án Nhân dân Tối cao đã ra mắt Cổng thông tin điện tử, đảm bảo thực hiện việc nộp đơn khởi kiện trực tuyến. Đồng thời, hướng dẫn cách tạo tài khoản giao dịch trên cổng thông tin điện tử của TANDTC. Tài khoản giao dịch trực tuyến trên cổng thông tin điện tử của TANDTC rất quan trọng. Bởi người khởi kiện sẽ gửi đơn khởi kiện, theo dõi tiến trình giải quyết đơn, nhận văn bản tống đạt từ Tòa án đều thông qua tài khoản giao dịch này. Vậy để đăng ký tài khoản này, người khởi kiện cần thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Bước 1: Nhập địa chỉ nopdonkhoikien.toaan.gov.vn để truy cập vào hệ thống phần mềm.
  • Bước 2: Chọn chức năng đăng ký tài khoản, tiếp theo chọn tiếp chức năng đăng ký tài khoản có sử dụng chữ ký số.
  • Bước 3: Cắm chữ ký số vào máy tính, sau đó chọn chức năng kiểm tra chữ ký số và thực hiện các thao tác theo yêu cầu của hệ thống phần mềm. Sau khi hệ thống hoàn thành việc kiểm tra chữ ký số, tiếp theo chọn chức năng tiếp tục để chuyển sang bước tiếp theo.
  • Bước 4: Chọn loại tài khoản (cá nhân; doanh nghiệp; cơ quan/tổ chức) sau đó điền đầy đủ các thông tin vào các ô dữ liệu theo yêu cầu của phần mềm.

Chú ý: Các ô dữ liệu có dấu “*” là bắt buộc phải nhập thông tin.

  • Bước 5: Chọn chức năng đăng ký để hoàn thành việc tạo tài khoản.

ách tạo tài khoản giao dịch trên cổng thông tin điện tử của tandtc

Cách tạo tài khoản giao dịch trên cổng thông tin điện tử của TANDTC

>>>Xem thêm: Mẫu đơn khởi kiện bổ sung

Quy trình khởi kiện bằng phương thức trực tuyến

Theo Điều 15 Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP và sự hướng dẫn của Cổng thông tin điện tử TANDTC. Sau khi hoàn thành việc đăng ký tài khoản giao dịch trực tuyến, người khởi kiện thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Truy cập nopdonkhoikien.toaan.gov.vn để vào hệ thống phần mềm.
  • Bước 2: Cắm chữ ký số vào máy tính và thực hiện đăng nhập vào phần mềm bằng tài khoản giao dịch trực tuyến được cấp.
  • Bước 3: Sau khi đăng nhập thành công vào phần mềm, chọn chức năng soạn đơn khởi kiện trên thanh thực đơn (menu).
  • Bước 4: Điền đầy đủ các thông tin vào các ô dữ liệu theo yêu cầu của phần mềm.
  • Chú ý: Các ô dữ liệu có dấu “*” là bắt buộc phải nhập thông tin.
  • Bước 5:
    • Nếu chưa muốn gửi đơn đi: chọn chức năng lưu đơn hoặc chức năng lưu đơn và in đơn để vừa lưu đơn trên phần mềm và in đơn theo mẫu quy định của Tòa án.
    • Nếu gửi đơn đi: chọn chức nănggửi đơn. Trước khi gửi đơn đi, hệ thống sẽ yêu cầu xác minh lại chữ ký số, nếu chính xác thông tin thì hệ thông mới cho gửi đơn đi.

Chú ý: Chữ ký số phải luôn được cắm vào máy tính từ khi đăng nhập vào phần mềm đến khi hoàn thành xong việc gửi đơn khởi kiện.

Quy trình nhận văn bản, thông báo tố tụng bằng phương thức trực tuyến

Tại Cổng thông tin điện tử TANDTC cũng đã có văn bản hướng dẫn về quy trình nhận văn bản, thông báo tố tụng bằng phương thức trực tuyến như sau:

  • Bước 1: Truy cập nopdonkhoikien.toaan.gov.vn để truy cập vào hệ thống phần mềm.
  • Bước 2: Đăng nhập vào phần mềm bằng tài khoản giao dịch trực tuyến được cấp.
  • Bước 3: Sau khi đăng nhập thành công vào phần mềm. Tại trang chủ của phần mềm hiển thị danh sách toàn bộ văn bản, thông báo mới của Tòa án. Kích chuột chọn văn bản, thông báo trong danh sách để xem nội dung chi tiết.

Lưu ý:

  • Người khởi kiện phải thường xuyên đăng nhập vào phần mềm để kịp thời nhận các văn bản, thông báo mới của Tòa án gửi đến.
  • Tòa án không chịu trách nhiệm về việc chậm nhận các văn bản tố tụng của người khởi kiện.

quy trình nhận văn bản thông báo tố tụng bằng phương thức trực tuyến

Quy trình nhận văn bản, thông báo tố tụng bằng phương thức trực tuyến

>>>Xem thêm: Có được cho người khác nộp và ký đơn khởi kiện

Trên đây là những nội dung hướng dẫn của Công ty Luật Long Phan PMT về thủ tục nộp đơn khởi kiện online. Để được biết thêm  chi tiết và tư vấn các vấn đề pháp lý một cách chi tiết và kịp thời nhất, bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Luật Dân sự và TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ của Công ty Luật Long Phan PMT qua số HOTLINE 1900.63.63.87. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.



Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT

Thứ Bảy, 18 tháng 12, 2021

Hướng xử lý khi người nhận thừa kế không thể đứng tên tài sản được nhận

Hướng xử lý khi người nhận thừa kế không thể đứng tên tài sản được nhận, hiện nay đang được nhận là một tình huống pháp lý khá phức tạp khi không thể đáp ứng được nguyện vọng của cả người để lại di sản lẫn người nhận thừa kế. Có thể thấy lúc này người nhận thừa kế đang bị hạn chế quyền đối với tài sản được thừa kế. Đối với trường hợp nêu trên hướng xử lý như thế nào? Sau đây, Công ty Luật Long Phan PMT sẽ đưa ra hướng giải quyết trong bài viết dưới đây.

hướng xử lý khi người nhận thừa kế không thể đứng tên tài sản được nhận

Hướng xử lý khi người nhận thừa kế không thể đứng tên tài sản được nhận

Điều kiện để trở thành người thừa kế

Theo quy định tại Điều 613 Bộ luật dân sự năm 2015 thì người thừa kế gồm cá nhân và tổ chức.

  • Điều kiện nhận thừa kế đối với cá nhân: phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Ngoài ra, người thừa kế phải không thuộc trường hợp người không được quyền hưởng di sản quy định tại Điều 621 trừ tường hợp người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.
  • Điều kiện nhận thừa kế đối với tổ chức: phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức được người để lại di sản chỉ định trong di chúc là người thừa kế mà không tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì sẽ không được hưởng di sản.

>>>Xem thêm: Thủ tục khai di sản thừa kế theo di chúc, theo pháp luật

Điều kiện để một số chủ thể đặc biệt được đứng tên trên tài sản thừa kế là bất động sản

Chủ thể đặc biệt ở đây là Người nước ngoài, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Đây chính là hai đối tượng bị hạn chế quyền đối với di sản thừa kế là bất động sản theo quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể là Luật Đất đai năm 2013 và Luật Nhà ở 2014. Do đó, khi được nhận di sản thừa kế là bất động sản thì 2 đối tượng này ngoài đáp ứng điều kiện quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì còn phải đáp ứng điều kiện quy định trong pháp luật chuyên ngành để được công nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất.

Đối với tài sản được thừa kế là nhà ở

Theo quy định tại Điều 8 Luật Nhà ở 2014 để được công nhận quyền sở hữu nhà ở thông qua hình thức nhận thừa kế thì chủ thể là Người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam
  • Có nhà ở hợp pháp thông qua hình thức nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân…

Theo quy định tại khoản 1 Điều 7, điểm c khoản 2 Điều 8, Điều 160 Luật Nhà ở 2014 đối với chủ thể là Ngước ngoài thì được nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định.
  • Được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.
  • Chính phủ quy định chi tiết giấy tờ chứng minh cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Đối với tài sản được thừa kế là quyền sử dụng đất

Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 169 Luật Đất đai 2013 thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

>>>Xem thêm: Hướng dẫn chia thừa kế đất đai không có di chúc

Trường hợp người nhận thừa kế không thể đứng tên tài sản được nhận

Theo quy định tại khoản 1 Điều 186 Luật Đất đai năm 2013 thì trường hợp Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với đất ở tại Việt Nam thì sẽ không có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

Ngoài ra, cũng dựa trên cơ sở pháp lý đã nêu trên, người nước ngoài cũng là đối tượng không được quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam nên sẽ không thể đứng tên trên tài sản được nhận là bất động sản gồm nhà ở và quyền sử dụng đất (trừ trường hợp là nhà ở thương mại).

người nhận thừa kế không thể đứng tên tài sản được nhận

Người nhận thừa kế không thể đứng tên tài sản được nhận

Cách giải quyết khi người nhận thừa kế không thể đứng tên tài sản được nhân

Theo quy định tại khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai năm 2013, trường hợp người nhận thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài không thể đứng tên tài sản được nhận thì họ sẽ được nhận giá trị (bằng tiền) của bất động sản đó. Cụ thể, họ sẽ được phép chuyển nhượng hoặc tặng cho theo quy định của pháp luật.

cách giải quyết khi người nhận thừa kế không thể đứng tên tài sản được nhận

Cách giải quyết khi người nhận thừa kế không thể đứng tên tài sản được nhận

>>>Xem thêm: Chia tài sản thừa kế có người không đồng ý giải quyết như thế nào?

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về hướng dẫn người nhận thừa kế không thể đứng tên tài sản được nhận. Nếu quý đọc giả còn thắc mắc có thể liên quan đến TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ sẽ tư vấn cụ thể vấn đề này hoặc có nhu cầu tìm hỗ trợ, vui lòng liên hệ qua HOTLINE: 1900.63.63.87. Xin cám ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.



Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...