Thứ Bảy, 5 tháng 2, 2022

Xác định lỗi gây thiệt hại do cây cối gây ra trong điều kiện mưa bão

Bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra là một dạng của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Thiệt hại do cây cối gây ra có thể là thiệt hại về vật chất, thiệt hại về sức khỏe, tính mạng. Để hiểu hơn về việc xác định lỗi, chủ thể có trách nhiệm bồi thường cũng như mức bồi thường xác định lỗi gây thiệt hại do cây cối gây ra trong điều kiện mưa bão, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

xác định lỗi gây thiệt hại

Xác định lỗi gây thiệt hại do cây cối gây ra trong điều kiện mưa bão

>>>Xem thêm: Thủ tục yêu cầu bồi thường do tai nạn giao thông

Căn cứ xác định lỗi

Điều 364 BLDS 2015 xác định Lỗi trong trách nhiệm dân sự bao gồm lỗi cố ý và lỗi vô ý.

Lỗi cố ý là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra

Lỗi vô ý là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.

Theo Điều 584 BLDS 2015 thì lỗi không phải là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tuy nhiên nó vẫn là căn cứ các bên dựa vào để xác định mức bồi thường

Yếu tố mưa bão và điều kiện miễn trừ trách nhiệm

Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trách nhiệm dân sự phát sinh bên ngoài, không phụ thuộc hợp đồng mà chỉ cần tồn tại một hành vi vi phạm pháp luật dân sự, cố ý hay vô ý gây thiệt hại cho người khác và hành vi này cũng không liên quan đến bất cứ một hợp đồng nào có thể có giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại. Bên cạnh đó BLDS còn quy định: “người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”. Như vậy, một số trường hợp sau đây, người gây thiệt hại không phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:

Sự kiện bất khả kháng

Yếu tố mưa bão sẽ được được coi bất khả kháng và được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khi đáp ứng các yếu tố sau:

  • Mưa bão xảy ra một cách khách quan, nằm ngoài phạm vi kiểm soát của các bên có hành vi vi phạm;
  • Hậu quả xảy ra không thể lường trước được cho đến trước thời điểm xảy ra hành vi vi phạm;
  • Hậu quả xảy ra không thể khắc phục được mặc dù các bên đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép;

Hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại

Trường hợp một bên có hành vi gây thiệt hại nhưng nguyên nhân dẫn đến thiệt hại đó là do lỗi của bên bị thiệt hại. Bên gây thiệt hại vẫn có quyền yêu cầu bên kia phải bồi thường thiệt hại. Do đó, nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của một bên thì bên còn lại sẽ không phải bồi thường thiệt hại.

Các bên có thỏa thuận khác

Về bản chất, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự, do đó được thực hiện trên cơ sở tôn trọng thỏa thuận của các bên. Các bên trong quan hệ bồi thường thiệt hại có thể tự do thỏa thuận vấn đề miễn trách nhiệm.Thỏa thuận miễn trách nhiệm có thể bằng văn bản hoặc cũng có thể được ghi nhận bằng lời nói, hành vi.

chủ thể có trách nhiệm bồi thường

Chủ thể có trách nhiệm bồi thường

>>>Xem thêm: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khi các bên cùng có lỗi

Chủ thể có trách nhiệm bồi thường

Trách nhiệm bồi thường của chủ sở hữu cây cối

Theo Điều 604 Bộ luật dân sự 2015: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra”.

Thông thường, khi chủ sở hữu đang trực tiếp quản lý, sử dụng cây cối mà cây cối gây thiệt hại thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, chủ sở hữu đã chuyển giao cho người khác quản lý cây cối thì chủ sở hữu vẫn phải bồi thường cho người bị thiệt hại, nếu giữa chủ sở hữu và người được giao quyền quản lý cây cối có thỏa thuận.

Việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu cây cối có thể xác định dựa dựa trên một số nguyên tắc như:

  • Nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu. Theo nguyên tắc này, chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi đối tài sản của mình, nhưng khi tài sản gây thiệt hại thì phải bồi thường
  • Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự. Theo nguyên tắc này, nếu chủ sở hữu cây cối không thực hiện nghĩa vụ phát rễ, tỉa cành, chặt hạ cây có nguy cơ đổ, gẩy… theo quy định tại khoản 2 Điều 175 và khoản 1 Điều 177 Bộ luật dân sự năm 2015 mà cây cối gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường
  • Nguyên tắc thỏa thuận, tức là giữa chủ sở hữu cây cối và người được giao quản lý cây cối có thể thỏa thuận về việc chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra kể cả trong trường hợp cây cối đang do người đó quản lý.

Trách nhiệm bồi thường của người chiếm hữu, người được giao quản lý cây cối

Người chiếm hữu cây cối có thể là người chiếm hữu có căn cứ pháp luật (bao gồm cả người được giao quản lý) hoặc người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. Đối với hai loại người chiếm hữu này, Bộ luật dân sự không có quy định riêng biệt về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi cây cối mà họ chiếm hữu gây thiệt hại. Tức là nếu cây cối họ đang chiếm hữu mà gây thiệt hại thì họ phải bồi thường thiệt hại bất kể họ có lỗi hay không có lỗi đối với thiệt hại xảy ra. Tuy nhiên, điều này chỉ phù hợp với trường hợp người chiếm hữu cây cối là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật, bởi vì bản thân người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật luôn luôn bị coi là có lỗi trong việc chiếm hữu.

Chiếm hữu được hiểu là “nắm giữ và quản lý tài sản” tức là khái niệm “chiếm hữu” đã bao hàm cả khái niệm “quản lý”. Mặc dù, Bộ luật dân sự không đưa ra các khái niệm cụ thể, nhưng suy cho cùng khái niệm “người chiếm hữu” đã bao hàm cả khái niệm “người được giao quản lý”. Bởi vì, người chiếm hữu bao gồm người chiếm hữu có căn cứ pháp luật và người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. Hơn nữa, căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 165 Bộ luật dân sự năm 2015 có thể xác định người được giao quản lý tài sản là người chiếm hữu có căn cứ pháp luật đối với tài sản được giao. Như vậy, việc phân định “người chiếm hữu” và  “người được giao quản lý” khi xác định chủ thể trách nhiệm bồi thường thiệt hại là không cần thiết.mức bồi thường thiệt hại

Mức bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra

>>>Xem thêm: Hướng xử lý khi thiệt hại do lỗi hỗn hợp từ nhiều phía

Mức bồi thường

Ngoài yếu tố hành vi trái pháp luật của người gây ra thiệt hại, thiệt hại thực tế xảy ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra. Thì lỗi cũng là một nhân tố quan trọng trong việc xác định mức độ bồi thường thiệt hại của người gây thiệt hại với người bị thiệt hại. Khi thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của bên gây thiệt hại với thiệt hại xảy ra đều do lỗi của cả hai bên, hướng xử giải quyết bồi thường thiệt hại trong các trường hợp này là khác nhau

Lỗi hỗn hợp

Khoản 4 Điều 585 BLDS 2013 quy định “Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra” .Khi thiệt hại là do lỗi của cả hai bên, người bị thiệt hại vẫn được bồi thường phần thiệt hại do người kia gây ra, nghĩa là bên gây thiệt hại vẫn phải chịu trách nhiệm tương ứng với mức độ lỗi của mình. Trong trường hợp hỗn hợp lỗi – người bị thiệt hại và người gây thiệt hại cũng có một phần lỗi thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần tương ứng với mức độ lỗi của mình. Vì vậy, cần xác định rõ mức độ lỗi của mỗi bên để ấn định trách nhiệm bồi thường cho tương xứng.

Ví dụ: Một bên được cảnh báo bảo quản tài sản khi có mưa bão nhưng không làm, được cảnh báo tránh xa khu vực có cây cối khi mưa bão nhưng vẫn đi lại; bên kia được cảnh báo phải cắt tỉa, vệ sinh cây cối hoặc chặt dỡ cây cối có khả năng gây thiệt hại nhưng không làm.

Lỗi vô ý (chủ quản cây cối không có mặt khi xảy ra sự kiện mưa bão; dù được cảnh báo vì lý do khách quan mà chưa thực hiện việc chặt dỡ; vệ sinh cắt tỉa)

Lỗi vô ý là là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.

Căn cứ khoản 2 Điều 585 BLDS thì người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường thiệt hại với lỗi vô ý với điều kiện đáp ứng thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

Lỗi cố ý (được cảnh báo, có điều kiện thực hiện nhưng không làm)

Lỗi cố ý là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây ra thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.

Đối với trường hợp lỗi cố ý, người gây thiệt hại phải chịu toàn bộ trách nhiệm đối với thiệt hại. Với nguyên tắc thiệt hại đến đâu chủ thể chịu trách nhiệm đến đó.

Pháp luật dân sự cho phép các bên quyền thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại sao cho phù hợp, tương xứng mới mức độ thiệt hại, bên cạnh đó cũng quy định mức bồi thường thiệt hại tối đa được yêu cầu để đảm bảo tính hợp lý như sau:

  • Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khoẻ của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
  • Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 591 Bộ luật dân sự 2015 và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Thông tin liên hệ luật sư

Hiện nay, Luật Long Phan PMT nhận hỗ trợ “tư vấn pháp luật” trực tuyến 24/7 cho khách hàng qua các hình thức như sau:

  • Tư vấn pháp luật Lao động qua tổng đài:1900.63.63.87
  • Tư vấn pháp luật qua EMAIL: pmt@luatlongphan.vn
  • Tư vấn pháp luật qua FACEBOOK: Fanpage Luật Long Phan
  • Tư vấn luật qua ZALO: 0819 700 748
  • Tư vấn pháp luật trực tiếp tại TRỤ SỞ CÔNG TY: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP. HCM

Trên đây là nội dung tư vấn về quy định pháp luật về xác định lỗi gây thiệt hại cho cây cối gây ra do điều kiện mưa bão. Quý bạn đọc còn có thắc mắc hoặc cần TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ, vui lòng thông qua tổng đài 1900.63.63.87, Luật sư của Long Phan PMT hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.



Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...