Hướng dẫn khởi kiện yêu cầu bồi thường do sức khỏe bị xâm hại bởi người dưới 14 tuổi thực hiện như thế nào? Người dưới 14 tuổi là chủ thể đặc biệt, vậy khi họ gây ra thiệt hại ai sẽ chịu trách nhiệm bồi thường? Bài viết sau đây của Luật Long Phan sẽ giúp các bạn giải đáp được thắc mắc trên, mời Quý bạn đọc theo dõi.
Hướng dẫn khởi kiện yêu cầu bồi thường do sức khỏe bị xâm hại bởi người dưới 14 tuổi
>>>Xem thêm: Xác định mức bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
Xác định chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người dưới 14 tuổi gây ra
Về nguyên tắc, cá nhân khi có hành vi trái pháp luật, gây ra thiệt hại cho người khác, thì chính cá nhân ấy phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, trường hợp này chỉ phù hợp với cá nhân là người từ đủ 18 tuổi trở lên và có đủ năng lực hành vi dân sự. Như vậy, trường hợp người dưới 14 tuổi có hành vi gây ra thiệt hại, khi này sẽ có các chủ thể khác chịu trách nhiệm bồi thường thay cho người dưới 14 tuổi đó. Bởi người dưới 14 tuổi được xác định là người chưa thành niên và có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ.
Trách nhiệm của cha mẹ
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, cha mẹ là người đại diện đương nhiên của con chưa thành niên.
Như đã phân tích ở trên, người dưới 14 tuổi không đủ năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Với tư cách là người đại diện đương nhiên, cha mẹ sẽ là chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do con dưới 14 tuổi của mình gây ra.
Để làm rõ vấn đề này, cần nghiên cứu quy định tại khoản 2 Điều 586 Bộ luật dân sự 2015. Theo quy định tại Điều này, thì người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu.
Trách nhiệm của người giám hộ
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào, người chịu trách nhiệm bồi thường cũng là cha, mẹ của người dưới 14 tuổi. Cụ thể, khi người đó không còn cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có khả năng làm người đại diện đương nhiên cho con khi họ đều mất năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;… Với những trường hợp này, người dưới 14 tuổi sẽ có người giám hộ cho mình. Đồng nghĩa với việc, chính người giám hộ đó sẽ là người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại thay cho người dưới 14 tuổi.
Do đó, tại khoản 3 Điều 586 Bộ luật dân sự 2015 đã quy định, khi người chưa thành niên, gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường. Tuy nhiên, nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Tức là, về nguyên tắc, người giám hộ sẽ dùng tài sản của người chưa đủ 14 tuổi để bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, nếu người dưới 14 tuổi không có tài sản; không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải dùng tài sản của mình để bồi thường. Đặc biệt lưu ý rằng, khi người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc để người dưới 14 tuổi gây ra thiệt hại, thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Trách nhiệm của trường học
Ngoài ra, pháp luật cũng quy định một trường hợp khác về bồi thường thiệt hại do người dưới 14 gây ra trong thời gian trường học trực tiếp quản lý tại Điều 599 Bộ luật dân sự năm 2015.
Theo quy định tại Điều này, thì người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra. Mặt khác, trường học không phải bồi thường nếu chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý; trong trường hợp này, cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi phải bồi thường thiệt hại.
Như vậy, đối với người dưới 14 tuổi gây thiệt hại trong khoảng thời gian do trường học trực tiếp quản lý thì cần căn cứ vào yếu tố lỗi để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về nhà trường hay cha, mẹ, người giám hộ của người đó. Về nguyên tắc nếu nhà trường có lỗi thì nhà trường có trách nhiệm bồi thường, nếu nhà trường không có lỗi thì cha, mẹ, người giám hộ của người dưới 14 tuổi phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Các khoản được yêu cầu bồi thường thiệt hại
>>>Xem thêm: Mẫu đơn yêu cầu bồi thường dân sự
Hướng dẫn khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu
Theo Điều 588 Bộ luật dân sự 2015 quy định, thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Như vậy, các chủ thể khi muốn khởi kiện đến Tòa án để yêu cầu bồi thường thiệt hại do người dưới 14 tuổi gây ra cần thực hiện việc khởi kiện trong khoảng thời gian trên.
Thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Theo quy định tại khoản 6 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đã quy định, thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết đối với tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là nghĩa vụ dân sự phát sinh do hành vi trái pháp luật gây ra.
Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, nếu đương sự không ở nước ngoài hoặc không cần ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện của nước ta ở nước ngoài thì về nguyên tắc Tòa án nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đối với tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Như vậy, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại về sức khỏe bị xâm hại bởi người dưới 14 tuổi gây ra.
Bên cạnh đó, khi thực hiện việc khởi kiện đến cần nộp đơn khởi kiện đến đúng Tòa án nhân cấp huyện nơi có thẩm quyền. Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định, các đương sự có thể thỏa thuận bằng văn bản với nhau yêu cầu Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc giải quyết. Nếu đương sự không có thỏa thuận như trên, về nguyên tắc Tòa án nơi bị đơn cư trú sẽ có thẩm quyền giải quyết.
Như vậy, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn tức người dưới 14 tuổi cư trú sẽ có thẩm quyền tranh chấp khi có yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Ngoài ra, pháp luật cho phép nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết yêu cầu về bồi thường thiệt hại về sức khỏe bị xâm hại bởi người dưới 14 tuổi gây ra.
Thành phần hồ sơ khởi kiện
- Đơn khởi kiện (theo mẫu số 23 ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP) có đầy đủ nội dung quy định tại khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Trong đơn trình bày rõ nội dung, các căn cứ chứng minh hành vi trái pháp luật của người dưới 14 tuổi và đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại;
- Chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu và sổ hộ khẩu của người khởi kiện (bản sao);…
- Tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm: chứng cứ chứng minh sự kiện vi phạm; tài liệu chứng minh thiệt hại thực tế như hóa đơn chữa trị;…
- Danh mục tài liệu chứng cứ khác kèm theo đơn khởi kiện.
Phương thức nộp hồ sơ khởi kiện
Theo Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện gửi hồ sơ khởi kiện đến Tòa án bằng các phương thức sau:
- Trực tiếp tại Tòa án
- Bằng đường dịch vụ bưu chính (bưu điện)
- Trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có)
Thời hạn thụ lý hồ sơ khởi kiện
Theo Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, sau khi nhận đơn khởi kiện Tòa án xem xét đơn, nếu hợp lệ Tòa án thông báo cho người khởi kiện thực hiện nghĩa vụ đóng tiền tạm ứng án phí. Thẩm phán sẽ thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
Tuy nhiên, theo Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 đã quy định Người yêu cầu bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín được miễn nộp tiền tạm ứng án phí. Do đó, trong trường hợp người khởi kiện được miễn tạm ứng án phí thì Thẩm phán thụ lý vụ án ngay khi nhận được đơn khởi kiện hợp lệ và tài liệu, chứng cứ kèm theo.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thì:
- Thời hạn chuẩn bị xét xử là 04 – 06 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.
- Thời hạn mở phiên tòa xét xử là 01 – 02 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Thông tin liên hệ luật sư tư vấn
Hiện nay, Luật Long Phan PMT nhận hỗ trợ “tư vấn pháp luật” trực tuyến 24/7 cho khách hàng qua các hình thức như sau:
- Tư vấn pháp luật Lao động qua tổng đài: 1900.63.63.87
- Tư vấn pháp luật qua EMAIL: pmt@luatlongphan.vn
- Tư vấn pháp luật qua FACEBOOK: Fanpage Luật Long Phan
- Tư vấn luật qua ZALO: 0819 700 748
- Tư vấn pháp luật trực tiếp tại TRỤ SỞ CÔNG TY: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP. HCM
- Tại Văn Phòng Luật sư Quận Bình Thạnh: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, HCM
Dịch vụ luật sư tư vấn bồi thường thiệt hại
>>>Xem thêm: Đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại do người nhà bị xâm hại tính mạng
Trên đây là toàn bộ nội dung về Hướng dẫn khởi kiện yêu cầu bồi thường do sức khỏe bị xâm hại bởi người dưới 14 tuổi. Quý bạn đọc cần hỗ trợ gửi yêu cầu, tài liệu tư vấn hoặc cần sự giúp đỡ của TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ hãy liên hệ với chúng tôi qua số HOTLINE 1900.63.63. Thông qua tổng đài 1900.63.63.87, Luật sư của Long Phan PMT hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc.
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.
Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét