Hiện nay, thực trạng doanh nghiệp gây ra ô nhiễm môi trường ngày càng phổ biến. Vậy thì các căn cứ và điều kiện để khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường được xác định như thế nào? Khi nào doanh nghiệp phải bồi thường? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư dân sự để làm rõ vấn đề trên.
Thiệt hại do doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường
>>>Xem thêm:Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi gây ô nhiễm môi trường
Phải có thiệt hại xảy ra trên thực tế
Trong cơ chế khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại thì điều kiện đầu tiên và bắt buộc là phải có thiệt hại xảy ra, có thiệt hại xảy ra là yếu tố quyết định để xem xét có thể tiến hành khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại hay không, các loại thiệt hại có thể bao gồm:
Thiệt hại về tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra.
Căn cứ theo Điều 130 Luật bảo vệ môi trường (BVMT) 2020 thì việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường thuộc vào thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường. Tổ chức, cá nhân nào gây ô nhiễm môi trường gây thiệt hại đối với tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra (Khoản 2 Điều 130 Luật BVMT 2020).
Thiệt hại về tài sản căn cứ theo Điều 589 BLDS 2015 thì có thể thuộc trường hợp:
- Tài sản bị mất;
- Tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng;
- Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;
- Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
Trong đó, lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản được hiểu là những tổn hại về lợi ích vật chất, sự giảm sút về thu nhập chính đáng mà nguyên nhân là do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường.
Đây là những thiệt hại đối với người được phép khai thác, sử dụng một cách hợp pháp các thành phần môi trường nhưng vì chúng đã bị ô nhiễm, suy thoái nên họ không thể tiếp tục khai thác, sử dụng hoặc phải khai thác, sử dụng một cách hạn chế, dẫn đến lợi ích vật chất của họ bị tổn hại.
>>>Xem thêm:Cần phải làm gì khi gây thiệt hại mà không đủ khả năng bồi thường
Thiệt hại về tính mạng và sức khỏe của con người
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 590 BLDS 2015 thì thiệt hại về sức khỏe có thể làm căn cứ khởi kiện là:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại;
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.
Bên cạnh đó, theo Khoản 1 Điều 591 BLDS 2015 nếu trong trường hợp hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp gây thiệt hại về tính mạng con người thì bên bị thiệt hại có thể căn cứ vào các khoản thiệt hại sau để yêu cầu bồi thường bao gồm:
- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 BLDS 2015
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết
- Chi phí hợp lý cho việc mai táng
- Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.
Thiệt hại đối với môi trường tự nhiên
Thiệt hại đối với môi trường tự nhiên
- Thiệt hại đối với môi trường tự nhiên căn cứ theo Điều 130 Luật BVMT 2020 thì cũng thuộc trường hợp có thể khởi kiện yêu cầu bồi thường tuy nhiên cần phải lưu ý rằng trong trường hợp gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng thì thông thường sẽ gắn với chủ thể bị thiệt hại là cá nhân, tổ chức, trong khi đó thiệt hại đối với môi trường tự nhiên sẽ có thể thường gắn với chủ thể bị thiệt hại là Nhà nước hoặc cộng đồng dân cư.
- Trong một số trường hợp thiệt hại về môi trường tự nhiên tại một khu vực nhất định cũng đồng thời là thiệt hại về tài sản, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tại khu vực đó.
- Ví dụ, sự suy giảm nguồn lợi thủy sản tại một vùng biển bị ô nhiễm cũng đồng thời là sự giảm sút về thu nhập của ngư dân ở khu vực đó. Điều này cần được lưu ý để tránh trùng lặp khi xác định các loại thiệt hại cụ thể do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây nên.
Phải có hành vi gây ra thiệt hại
Sau khi đã xác định được thiệt hại thì phải xác định được hành vi gây ra thiệt hại của doanh nghiệp, hành vi gây ra thiệt hại của doanh nghiệp có thể bao gồm hành vi vi phạm pháp luật môi trường dẫn đến thiệt hại cũng có thể hành vi không vi phạm pháp luật môi trường tuy nhiên lại làm phát sinh sự cố môi trường gây thiệt hại.
Hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây thiệt hại
Hành vi của doanh nghiệp bị xem là hành vi vi phạm pháp luật môi trường khi thuộc vào 14 trường hợp tại Điều 6 Luật BVMT 2020 chẳng hạn như một số hành vi phổ biến trên thực tế:
- Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường (Khoản 2).
- Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí (Khoản 4).
- Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường (Khoản 10).
Sự cố môi trường gây thiệt hại
- Sự cố môi trường được định nghĩa tại Khoản 14 Điều 3 Luật BVMT 2020 trong đó có đề cập sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng.
- Thực tế có thể là sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí, sự cố trong các lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử… gây rò rỉ cũng sẽ làm phát sinh trách nhiệm của doanh nghiệp.
Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra.
Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả gây ô nhiễm môi trường
- Thiệt hại xảy ra phải là kết quả của hành vi gây thiệt hại của doanh nghiệp. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại với thiệt hại xảy ra trong lĩnh vực môi trường khó xác định chính xác do các thiệt hại không xảy ra tức thời ngay sau khi có hành vi gây thiệt hại mà xảy ra từ từ trong khoảng thời gian khá dài.
>>>Xem thêm:Hướng dẫn tố cáo hành vi gây ô nhiễm môi trường
Người gây thiệt hại có lỗi
- Căn cứ theo Khoản 2 Điều 130 Luật BVMT 2020 thì tổ chức, cá nhân gây thiệt hại về môi trường phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do mình gây ra thì rõ ràng trong trường hợp này pháp luật chuyên ngành không đề cập đến yếu tố lỗi của người gây thiệt hại.
- Hay theo Điều 602 BLDS 2015 thì người làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì cũng phải bồi thường kể cả trong trường hợp mà chủ chể đó không có lỗi nói cách khác đây là một dạng bồi thường thiệt hại không cần xác định lỗi của chủ thể gây thiệt hại.
- Từ quy định trên có thể thấy rằng bản thân hành vi làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại đã đủ để quy trách nhiệm bồi thường của người gây ô nhiễm mà không cần quan tâm đến việc họ có nhận thức được hành vi của mình hay không.
Các bên không thương lượng được
- Khi đã có đủ căn cứ để yêu cầu bồi thường thiệt hại thì bên bị thiệt hại có thể yêu cầu doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường bồi thường thiệt hại cho mình, theo quy định tại Điều 133 Luật BVMT 2020 thì ưu tiên giải quyết sẽ là thương lượng giữa các bên.
- Trong trường hợp thương lượng không thành thì đây sẽ là một căn cứ để tiến hành khởi kiện doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường yêu cầu bồi thường thiệt hai tại Trọng tài hoặc Tòa án. (Điểm b,c Khoản 1 Điều 133 Luật BVMT 2020)
Dịch vụ luật sư tư vấn khởi kiện yêu cầu bồi thường
- Tư vấn căn cứ khởi kiện
- Tư vấn điều kiện khởi kiện
- Tư vấn về các thiệt hại có thể yêu cầu bồi thường
- Tư vấn thu thập chứng cứ, tài liệu có liên quan
- Tư vấn về trình tự, thủ tục khởi kiện
- Trực tiếp tham gia vào vụ việc khởi kiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng.
Quy trình tiếp nhận và cung cấp dịch vụ luật sư
Quy trình cung cấp dịch vụ của chúng tôi gồm các bước:
- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, tài liệu và yêu cầu của khách hàng đối với vụ việc về pháp lý cần hỗ trợ giải quyết;
- Bước 2: Hội đồng luật sư tiếp nhận và báo phí dịch vụ nếu có thể hỗ trợ theo yêu cầu của khách hàng;
- Bước 3: Khách hàng và Công ty sẽ ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý và thanh toán phí theo thỏa thuận;
- Bước 4: Luật sư chuyên môn phụ trách thực hiện giải quyết yêu cầu của khách hàng, kiểm tra tiến độ và cập nhật tiến độ thực hiện trong từng giai đoạn đến với khách hàng.
- Bước 5: Hoàn thành công việc, bàn giao/thông báo kết quả thực hiện công việc, giấy tờ liên quan.
Cam kết
Chúng tôi cam kết sẽ mang lại lợi ích tối ưu cho khách hàng với các tiêu chí:
- Đáng tin cậy: Dịch vụ được thực hiện bởi đội ngũ luật sư có chuyên môn cao, hiểu biết sâu rộng, đảm bảo giải quyết tối ưu vướng mắc pháp lý của khách hàng dựa trên sự bảo mật thông tin tuyệt đối.
- Đáp ứng: Đội ngũ nhân viên sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc, yêu cầu của kháng hàng. Thông tin tư vấn được gửi đến khách hàng nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo đúng quy định pháp luật. Trong quá trình giải quyết vụ việc, các tài liệu, văn bản, tiến trình thực hiện phải được cập nhật thường xuyên và báo cáo đều đặn cho khách hàng theo dõi.
- Năng lực phục vụ: Dịch vụ được thực hiện bởi tổ chức hành nghề luật sư có uy tín, được đánh giá cao qua nhiều kênh truyền thông và giành được sự tin tưởng từ công chúng.
- Chuyên nghiệp: Tuân thủ đúng các chuẩn mực pháp lý, đạo đức và kỷ luật nghề nghiệp. Tham gia tư vấn, tranh luận bằng các căn cứ pháp luật có tính thuyết phục. Thái độ tôn trọng khách hàng cũng như các cơ quan tiến hành tố tụng.
- Hiệu quả: Vụ việc được xử lý nhanh gọn, đảm bảo đúng luật, triệt tiêu các rủi ro pháp lý về sau
- Chi phí rõ ràng, cụ thể, căn cứ theo tính chất phức tạp của vụ việc và đảm bảo hỗ trợ tối đa mức phí theo khả năng tài chính của khách hàng.
Liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT
- Để nhận hỗ trợ tư vấn, qua EMAIL: Thực hiện bằng cách gửi mail trình bài nội dung cần được giải đáp đính kèm tư liệu/tài liệu liên quan đến E-mail: pmt@luatlongphan.vn, sẽ được Luật sư trả lời bằng văn bản qua email, giải quyết nhanh chóng các vấn đề nhất.
- Để nhận hỗ trợ tư vấn qua tổng đài điện thoại: Chỉ cần dùng điện thoại cá nhân gọi về số tổng đài trực tuyến 1900 63.63.87 và trình bày nội dung cần tham vấn với luật sư. Mọi vướng mắc pháp lý của bạn sẽ được Luật sư Long Phan PMT lắng nghe và tận tình giải đáp.
- Tư vấn online qua ZALO: Trường hợp quý khách có tài liệu cần gửi nhanh qua Zalo theo số điện thoại 0819700748 để luật sư xem xét và trả lời.
- Tư vấn qua FACEBOOK: FANPAGE Luật Long Phan
- Gặp trực tiếp luật sư tư vấn tại TRỤ SỞ CÔNG TY: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP.HCM
- Văn Phòng giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, HCM
Nếu khách hàng đang cần sự hỗ trợ về vấn đề liên quan đến các căn cứ, điều kiện khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường thì đừng ngần ngại liên hệ với TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé. Thông qua tổng đài 1900.63.63.87, hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc. Xin cám ơn!
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.
Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét