Chủ Nhật, 6 tháng 2, 2022

Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm khi phương tiện gây tai nạn có mua bảo hiểm dân sự cho bên thứ ba

Hiện nay đã có quy định về việc mua bảo hiểm dân sự cho bên thứ ba. Vậy, khi đó trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm khi phương tiện gây tai nạn có mua bảo hiểm dân sự cho bên thứ ba được thể hiện như thế nào? Các mức bồi thường ra sao? Trường hợp nào thì phải bồi thường? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư dân sự để cùng làm rõ vấn đề trên.

trách nhiệm của doanh nghiệp

Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm khi phương tiện gây tai nạn

>>>Xem thêm: Thủ tục khởi kiện đòi tiền bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm xe

Căn cứ phát sinh trách nhiệm

  • Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba theo quy định pháp luật có 2 loại là bảo hiểm chứng nhận dân sự tự nguyện và bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc.
  • Và theo quy định tại Thông tư 04/2021/TT-BTC thì chủ xe cơ giới tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
  • Theo đó bảo hiểm trách nhiệm dân sự sẽ phát sinh khi:
  • Chủ phương tiện có tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự
  • Phương tiện gây ra tai nạn cho người thứ ba
  • Người thứ ba yêu cầu người được bảo hiểm bồi thường thiệt hại do lỗi của người đó gây ra cho người thứ ba trong thời hạn bảo hiểm (Khoản 1 Điều 53 Luật kinh doanh bảo hiểm).
  • Trong đó, nếu chủ phương tiện có tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự tự nguyện thì cũng sẽ có bảo hiểm cho bên thứ ba tuy nhiên chỉ phát sinh trong trường hợp:
  • Chủ phương tiện có tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc
  • Tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc mà chủ xe bồi thường cho nạn nhân đã vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm ô tô bắt buộc căn cứ theo Khoản 4 Điều 14 Nghị định 03/2021/NĐ-CP.

Phạm vi trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 03/2021/NĐ-CP thì đối với chủ phương tiện có mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba thì những thiệt hại sau đây sẽ thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường thiệt hại của doanh nghiệp bảo hiểm.

  • Thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới.
  • Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của hành khách do xe cơ giới gây ra.

trách nhiệm tra số tiền bảo hiểm

Trách nhiệm trả số tiền bảo hiểm

Trách nhiệm trả số tiền bảo hiểm

Trả tiền bồi thường

  • Căn cứ theo Khoản 1 Điều 55 Luật KDBH thì trong phạm vi số tiền bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm những khoản tiền mà theo quy định của pháp luật người được bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người thứ ba.
  • Các trường hợp chết, tổn thương não gây di chứng sống kiểu thực vật thì sẽ được giải quyết bồi thường 100% mức trách nhiệm bảo hiểm, còn các trường hợp tổn thương bộ phận thì số tiền bồi thường bằng tỷ lệ tổn thương nhân với mức trách nhiệm bảo hiểm.
  • Theo đó, mức bồi thường cụ thể về sức khỏe, tính mạng được xác định theo từng loại thương tật, thiệt hại theo Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng theo quy định tại Phụ lục I Nghị định 03/2021/NĐ-CP hoặc theo thoả thuận giữa người được bảo hiểm và bên bị thiệt hại nhưng không vượt quá mức bồi thường quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 03/2021/NĐ-CP.

>>>Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại do bị tai nạn giao thông

Trả các chi phí khác

  • Căn cứ theo Khoản 2 Điều 55 Luật KDBH thì ngoài việc trả tiền bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm còn phải trả các chi phí liên quan đến việc giải quyết tranh chấp về trách nhiệm đối với người thứ ba

Lãi phải trả cho người thứ ba

  • Ngoài ra, là số lãi phải trả cho người thứ ba do người được bảo hiểm chậm trả tiền bồi thường theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.

Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm

  • Theo Khoản 4 Điều 14 Nghị định 03/2021/NĐ-CP thì doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường phần vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định của Bộ Tài chính cụ thể là mức giới hạn được quy định tại Điều 4 Thông tư 04/2021/TT-BTC trừ trường hợp chủ xe cơ giới tham gia hợp đồng bảo hiểm tự nguyện.
  • Tổng số tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 55 Luật KDBH không vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.

Phương thức bồi thường

  • Căn cứ vào Điều 57 Luật KDBH thì theo yêu cầu của người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có thể bồi thường trực tiếp cho người được bảo hiểm hoặc cho người thứ ba bị thiệt hại.

Quyền thương lượng giảm trừ mức bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm

quyền thương lượng

Quyền thương lượng giảm trừ mức bồi thường

Căn cứ vào Điều 56 Luật KDBH thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thay mặt bên mua bảo hiểm để thương lượng với người thứ ba về mức độ bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.

>>>Xem thêm: Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm tài sản giải quyết như thế nào

Trường hợp miễn trừ trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm

Theo Điều 13 Nghị định 03/2021/NĐ-CP thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường trong các trường hợp sau đây:

  • Hành vi cố ý gây thiệt hại của chủ xe cơ giới, người lái xe hoặc người bị thiệt hại.
  • Người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
  • Người lái xe chưa đủ độ tuổi hoặc quá độ tuổi điều khiển xe cơ giới theo quy định pháp luật về giao thông đường bộ.
  • Người lái xe không có Giấy phép lái xe (GPLX) hoặc sử dụng GPLX không hợp lệ hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
  • GPLX bị tẩy xóa hoặc hết hạn sử dụng tại thời điểm xảy ra tai nạn hoặc sử dụng GPLX không phù hợp đối với xe cơ giới bắt buộc phải có GPLX. Trường hợp người lái xe bị tước quyền sử dụng GPLX có thời hạn hoặc bị thu hồi GPLX thì được coi là không có Giấy phép lái xe.
  • Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp bao gồm: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.
  • Thiệt hại đối với tài sản do lái xe điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, sử dụng ma túy và chất kích thích bị cấm theo quy định của pháp luật.
  • Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.
  • Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.

Thông tin liên hệ luật sư tư vấn

  • Để nhận hỗ trợ tư vấn, qua EMAIL: Thực hiện bằng cách gửi mail trình bài nội dung cần được giải đáp đính kèm tư liệu/tài liệu liên quan đến E-mail: pmt@luatlongphan.vn, Luật sư sẽ trả lời bằng văn bản qua email, giải quyết nhanh chóng các vấn đề nhất.
  • Để nhận hỗ trợ tư vấn qua tổng đài điện thoại: Chỉ cần gọi về số tổng đài trực tuyến 1900 63.63.87 và trình bày nội dung cần tham vấn với luật sư. Mọi vướng mắc pháp lý của bạn sẽ được Luật sư Long Phan PMT lắng nghe và tận tình giải đáp.
  • Tư vấn online qua ZALO: Trường hợp quý khách có tài liệu cần gửi nhanh qua Zalo theo số điện thoại 0819700748 để luật sư xem xét và trả lời.
  • Tư vấn qua FACEBOOK: FANPAGE Luật Long Phan
  • Gặp trực tiếp luật sư tư vấn tại TRỤ SỞ CÔNG TY: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP.HCM
  • Văn Phòng giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, HCM

Nếu khách hàng đang cần sự hỗ trợ về vấn đề liên quan đến Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm khi phương tiện gây tai nạn có mua bảo hiểm dân sự cho bên thứ ba thì đừng ngần ngại liên hệ với TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ nhanh nhất có thể. Xin cám ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn. 



Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...