Thứ Tư, 16 tháng 2, 2022

Xác định lãi chậm trả đối với hợp đồng vay tài sản là vàng

Xác định lãi chậm trả đối với hợp đồng vay tài sản là vàng. Cũng giống như các hợp đồng dân sự khác, hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận của bên cho vay và bên vay. Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vay tài sản là bên cho vay giao tài sản và bên vay có nghĩa vụ hoàn trả theo đúng số lượng, chất lượng và trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. Bài viết dưới đây Long Phan PMT sẽ cung cấp cho Quý bạn đọc thông tin về vấn đề này.

Lãi chậm trả đối với hợp đồng vay là vàng

Lãi chậm trả đối với hợp đồng vay là vàng

>>> Xem thêm: Cách tính lãi trong hợp đồng kinh doanh thương mại

Hợp đồng vay vàng có thỏa thuận lãi

Căn cứ tính lãi

Trong trường hợp nợ quá hạn, thì khoản lãi đầu tiên mà bên vay phải trả là lãi trên nợ gốc trong hạn. Lãi này được tính theo quy định tại điểm a Khoản 5 Điều 466 BLDS 2015: “5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau: a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả”. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 tại thời điểm trả nợ.

Lãi trên nợ gốc trong hạn chưa trả = Nợ gốc chưa trả x lãi suất theo thỏa thuận hoặc 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 468 của BLDS 2015 tại thời điểm trả nợ (10%) x thời gian vay chưa trả lãi trên nợ gốc

Khoản lãi thứ hai mà bên vi phạm phải trả cho bên vay là lãi trên nợ lãi chưa trả nếu chậm trả lãi trên nợ gốc trong hạn với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 tại thời điểm trả nợ tương ứng với thời gian chậm trả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Đây là tiền lãi phát sinh từ khoản tiền lãi đối với lãi trên nợ gốc trong hạn lần đầu tiên được ghi nhận. Mức lãi suất đối với khoản tiền lãi trên nợ gốc chậm trả được quy định này dẫn chiếu tới Khoản 2 Điều 468 với mức cố định là 10%/năm, được tính như sau:

Tiền lãi trên nợ lãi chưa trả = nợ lãi chưa trả x lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 tại thời điểm trả nợ (10%) x thời gian chậm trả tiền lãi trên nợ gốc

Trường hợp mà bên vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn trả nợ thì phải trả cho bên cho vay khoản lãi trên nợ gốc quá hạn. Khoản lãi này được tính theo quy định tại Điềm b Khoản 5 Điều 466 BLDS 2015 và điểm c khoản 2 Điều 5 nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP, cụ thể như sau:

Tiền lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả = nợ gốc quá hạn chưa trả x lãi suất do các bên thỏa thuận hoặc 150% lãi suất do các bên thỏa thuận x thời gian chậm trả nợ gốc

Như vậy, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác với quy định tại khoản này thì lãi suất đối với nợ gốc chậm trả sẽ gấp rưỡi (bằng 150%) mức lãi suất cho vay mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng vay. Quy định này của xác định lãi chậm trả trên nợ gốc cao hơn lãi suất trong hạn như một điều kiện để thúc đẩy người vay trả nợ và bảo vệ quyền lợi của bên cho vay.

Thời điểm bắt đầu tính lãi

Đối với lãi trên nợ gốc trong hạn chưa trả, thời hạn tính lãi tính theo hạn do các bên thỏa thuận.

Đối với lãi trên nợ lãi chưa trả, thời điểm bắt đầu tính lãi là từ thời điểm chậm trả lãi trên nợ gốc. Ví dụ: Ngày 20/1/2020 A vay B 2 chỉ vàng, thời hạn vay 1 năm, các bên thỏa thuận cứ 3 tháng thì A phải thanh toán lãi cho B một lần. Tuy nhiên đến ngày 20/5/2020 A mới thanh toán tiền lãi cho B, vậy thời điểm bắt đầu tính lãi trên nợ gốc trong hạn là từ ngày 21/4/2020.

Đối với lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả chưa trả, tính từ thời gian chậm trả tiền nợ gốc đến thời điểm thanh toán xong khoản nợ. Ví dụ ngày 20/01/2020 A vay B 2 chỉ vàng xác định thời hạn vay đến ngày 20/01/2021. Tuy nhiên đến 20/8/2021 A mới thanh toán khoản nợ cho B thì thời điểm bắt đầu tính lãi trên nợ gốc quá hạn là từ ngày 21/01/2021.

Thỏa thuận tính lãi vô hiệu

Thỏa thuận tính lãi vô hiệu

>>> Xem thêm: Cách tính bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Thỏa thuận lãi suất vô hiệu trong trường hợp vượt quá quy định

Điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP quy định lãi trên nợ gốc trong hạn chưa trả được tính theo lãi suất thỏa thuận nhưng không được vượt quá mức lãi suất quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015. Như vậy các bên được phép thỏa thuận lãi suất tối đa là 20%/năm của khoản tiền vay, đối với lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn trong quy định thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. Quy định này thể hiện sự tôn trọng của pháp luật đối với thỏa thuận của các bên về lãi suất cho vay, tuy nhiên cũng đặt sự thỏa thuận trong khuôn khổ của pháp luật để tránh các trường hợp cho vay nặng lãi.

Hợp đồng vay vàng không có thỏa thuận lãi

Căn cứ tính lãi

Đối với trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì theo Khoản 4 Điều 466 BLDS 2015 quy định bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 5 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP cũng quy định đối với hợp đồng vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì theo yêu cầu của bên cho vay, Tòa án xác định bên vay phải trả tiền lãi trên nợ gốc quá hạn theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 trên số tiền chậm trả tại thời điểm trả nợ tương ứng với thời gian chậm trả nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Tiền lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả = nợ gốc quá hạn chưa trả x lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 tại thời điểm trả nợ (10%/năm) x thời gian chậm trả nợ gốc

Thời điểm bắt đầu tính lãi

Tương tự với trường hợp hợp đồng vay có thỏa thuận lãi, thời điểm tính lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bắt đầu từ ngày bên vay chậm trả nợ gốc. Ví dụ các bên thỏa thuận thời hạn thanh toán là ngày 15/5/2020 nhưng đến ngày 15/8/2020 bên vay mới thanh toán thì bên vay phải trả thêm cho bên cho vay một khoản lãi trên nợ gốc quá hạn tính từ ngày 16/5/2020.

Dịch vụ luật sư tư vấn luật Long Phan PMT

Dịch vụ luật sư tư vấn luật Long Phan PMT

>>> Xem thêm: Dịch vụ tư vấn luật Long Phan PMT

Thông tin liên hệ luật sư

Hiện nay, Luật Long Phan PMT nhận hỗ trợ “tư vấn pháp luật” trực tuyến 24/7 cho khách hàng qua các hình thức như sau:

  • Tư vấn pháp luật Lao động qua tổng đài: 63.63.87
  • Tư vấn pháp luật qua EMAIL: pmt@luatlongphan.vn
  • Tư vấn pháp luật qua FACEBOOK: Fanpage Luật Long Phan
  • Tư vấn luật qua ZALO: 0819 700 748
  • Tư vấn pháp luật trực tiếp tại TRỤ SỞ CÔNG TY: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP. HCM

Trên đây là nội dung tư vấn về quy định pháp luật về lãi chậm trả với tài sản là vàng. Quý bạn đọc còn có thắc mắc hoặc cần TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ, vui lòng thông qua tổng đài 1900.63.63.87, Luật sư của Long Phan PMT hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.



Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...