Chứng cứ có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vụ án dân sự. Vì vậy, trong trường hợp chứng cứ được cung cấp có dấu hiệu giả mạo thì thủ tục trưng cầu giám định chứng cứ có dấu hiệu giả mạo trong vụ án dân sự là vô cùng cần thiết. Trưng cầu giám định là cơ sở để đảm bảo chứng cứ được thu thập hợp pháp, đúng sự thật, khách quan. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin hữu ích khi thực hiện thủ tục này.
Thủ tục trưng cầu giám định chứng cứ có dấu hiệu giả mạo trong vụ án dân sự
Quyền yêu cầu trưng cầu giám định chứng cứ có dấu hiệu giả mạo trong vụ án dân sự
Điều 103 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2020 (BLTTDS 2015) quy định, khi chứng cứ bị tố cáo là giả mạo, nếu chứng cứ không được người đưa ra rút lại thì người tố cáo có quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định chứng cứ đó. Quy định này mang tính sàng lọc đối với những chứng cứ không xác thực, đồng thời đòi hỏi người cung cấp chứng chứ phải cung cấp thật sự chính xác, tránh gây thiệt hại cho người khác và ảnh hưởng đến tính khách quan, toàn diện trong quá trình xét xử.
>>>Xem thêm: Thủ tục giám định thiệt hại do xây dựng nhà kế bên gây ra là gì?
Đơn yêu cầu tòa án thụ lý trưng cầu giám định
Theo Luật Giám định tư pháp 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020 (Luật GĐTP 2012), trưng cầu giám định chỉ do Tòa án, người tiến hành tố tụng thực hiện. Đương sự chỉ có quyền tự yêu cầu giám định sau khi đã yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định nhưng bị từ chối. Như vậy, trong trường hợp cần giám định chứng cứ, người tố cáo không thể tự trưng cầu giám định mà cần nộp đơn đến Tòa án Nhân dân nơi đã thụ lý đơn khởi kiện để yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định.
Đơn yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định cần có những nội dung cơ bản sau:
- Thông tin tòa án thụ lý
- Thông tin người yêu cầu
- Lý do yêu cầu trưng cầu giám định
- Nội dung yêu cầu trưng cầu giám định
- Danh sách tài liệu đính kèm
- Chữ ký xác nhận của người yêu cầu
Ngoài ra, khi nộp đơn yêu cầu trưng cầu giám định, người nộp đơn nên đính kèm đầy đủ, chi tiết các tài liệu chứng minh để làm cơ sở cho Thẩm phán đưa ra quyết định trưng cầu giám định đối với chứng cứ có dấu hiệu giả mạo đó.
Yêu cầu Tòa án thụ lý trưng cầu giám định
Nghĩa vụ tạm ứng chi phí giám định
Sau khi Tòa án gửi thông báo đóng tạm ứng chi phí giám định, đương sự có nghĩa vụ nộp chi phí tạm ứng để thực hiện việc giám định chứng cứ. Căn cứ khoản 1 Điều 160 BLTTDS 2015 và Điều 14 Pháp lệnh số 02/2012/UBTVQH13, chủ thể có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí giám định được xác định như sau:
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định.
- Trường hợp các bên đương sự yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định về cùng một đối tượng thì mỗi bên đương sự phải nộp một nửa số tiền tạm ứng chi phí giám định.
Tuy nhiên, đương sự sẽ không cần nộp tiền tạm ứng chi phí giám định nếu các bên đương sự có thỏa thuận khác hoặc rơi vào trường hợp được miễn theo Điều 12 Pháp lệnh trên. Cụ thể, trường hợp miễn này dành cho đương sự là người nghèo theo quy định của Chính phủ. Để được miễn hoặc giảm chi phí giám định, trong vòng 05 ngày kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng, đương sự phải có đơn đề nghị kèm các giấy tờ chứng minh theo quy định tại Điều 16, 18 Pháp lệnh 02/2012/UBTVQH13 để gửi đến Tòa án xem xét và ra quyết định.
Về thời hạn nộp tiền tạm ứng chi phí giám định, Pháp lệnh số 02/2012/UBTVQH13 quy định cụ thể ở Điều 20 như sau:
- Trường hợp không có đề nghị miễn, giảm: trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo đóng tạm ứng của Tòa án. Trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày
- Trường hợp có đề nghị miễn, giảm: trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định về việc miễn, giảm.
>>>Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục giám định tai nạn lao động
Quyền yêu cầu giám định lại, giám định bổ sung
Điều 102 BLTTDS 2015 và Điều 22 Luật GĐTP 2012 quy định về quyền yêu cầu giám định lại, giám định bổ sung của đương sự. Theo đó, người yêu cầu giám định có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định lại hoặc giám định bổ sung.
- Giám định bổ sung được thực hiện trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ việc đã được kết luận giám định trước đó.
- Giám định lại được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác, có vi phạm pháp luật.
Như vậy, sau khi công bố kết luận giám định tại phiên tòa, đương sự có quyền yêu cầu giám định lại hoặc giám định bổ sung nếu có căn cứ. Hội đồng xét xử xét thấy cần thiết sẽ đưa ra quyết định giám định lại, giám định bổ sung và cho hoãn phiên tòa(khoản 4 Điều 257 BLTTDS 2015)
Ngoài ra, theo Điều 30 Pháp lệnh 02/2012/UBTVQH13, khi có yêu cầu giám định lại, giám định bổ sung thì trình tự, thủ tục nộp tiền tạm ứng đối với giám định bổ sung, giám định lại sẽ được thực hiện theo quy định tương tự như giám định lần đầu đã được hướng dẫn ở trên.
Giám định lại, giám định bổ sung
>>>Xem thêm: Thủ tục trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự
Thông tin liên hệ luật sư
Để được hướng dẫn chi tiết cho từng trường hợp cụ thể, bạn đọc có thể liên hệ Luật sư Long Phan PMT theo các thông tin sau:
Hỗ trợ tư vấn trực tiếp:
- Tại TRỤ SỞ CÔNG TY: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP.HCM.
- Tại Văn Phòng Luật sư Quận Bình Thạnh: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, HCM.
Hỗ trợ tư vấn trực tuyến:
- Tư vấn qua EMAIL: Quý khách hàng muốn được tư vấn chi tiết, cụ thể bằng văn bản qua email vui lòng gửi mail trình bày vấn đề kèm các tài liệu liên quan đến pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn để đội ngũ luật sư tiếp nhận và tư vấn nhanh chóng.
- Tư vấn qua ĐIỆN THOẠI: Quý khách hàng vui lòng gọi đến tổng đài 1900 63.63.87 để trình bày nội dung cần tư vấn, đặt câu hỏi hoặc đặt lịch hẹn tư vấn với Luật sư.
- Tư vấn qua ZALO: Quý khách hàng vui lòng kết nối Zalo theo số điện thoại 0819 700 748 để nhận được sự hỗ trợ chi tiết từ Luật sư.
- Tư vấn qua FACEBOOK: FANPAGE Luật Long Phan
Bài viết trên đây hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin hữu ích về thủ tục trưng cầu giám định chứng cứ có dấu hiệu giả mạo trong vụ án dân sự. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu đặt lịch tư vấn hay giải đáp các thắc mắc khác, vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua số hotline 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ hoặc trao đổi trực tiếp với LUẬT SƯ DÂN SỰ. Xin cảm ơn!
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.
Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét