Thứ Bảy, 26 tháng 2, 2022

Lãi trong tranh chấp hụi, họ, biêu, phường được xác định như thế nào?

Lãi trong tranh chấp hụi, họ, biêu, phường được xác định như thế nào? là một trong các câu hỏi được đặt ra khi giải quyết các hậu quả pháp lý của tranh cấp này. Hụi, họ, biêu phường là một hình thức giao dịch tài sản theo tập quán mang tính tự phát dẫn đến việc giải quyết các vấn trong tranh chấp là rất phức tạp, khó khăn. Với một đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệp Luật sư Dân sự  sẽ cùng khách hàng tìm kiếm câu trả lời cho cho chủ đề này.

Lãi trong tranh chấp hụi, họ, biêu, phường được xác định như thế nào?

Lãi trong tranh chấp hụi, họ, biêu, phường được xác định như thế nào?

>>> Xem thêm:Các Căn cứ để giải quyết tranh chấp về hụi, họ, biêu, phường

Quy định của pháp luật về lãi suất trong hụi, họ, biêu, phường (gọi chung là họ)

Lãi suất trong hụi, họ, biêu, phường được quy định cụ thể tại Điều 21, Điều 22 Nghị định 19/2019/NĐ-CP. Bao gồm:

  1. Lãi suất trong hụi, họ, biêu, phường có lãi
  • Theo thỏa thuận nhưng không được vượt quá giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 19/2019/NĐ-CP;
  • Theo số tiền mà từng thành viên đưa ra để được lĩnh họ tại mỗi kỳ mở họ nhưng không vượt quá 20%/năm của tổng giá trị các phần họ phải góp trừ đi giá trị các phần họ đã góp trên thời gian còn lại của dây họ;
  • Trường hợp mức lãi suất giới hạn nói trên được điều chỉnh bởi cơ quan có thẩm quyền theo theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất thì áp dụng mức lãi suất giới hạn được điều chỉnh đó.
  1. Lãi suất phát sinh do chủ họ chậm giao phần họ hoặc giao không đầy đủ – tương ứng số tiền chậm giao và thời gian chậm giao.
  • Theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 19/2019/NĐ-CP;
  • Nếu không có thỏa thuận thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn nêu trên.
  1. Lãi suất phát sinh do thành viên đã lĩnh họ không góp phần họ hoặc góp không đầy đủ – tương ứng số tiền chậm góp và thời gian chậm góp.
  • Trường hợp họ không có lãi thì xác định lãi tương tự với Lãi suất phát sinh do chủ họ chậm giao phần họ hoặc giao không đầy đủ nêu trên;
  • Trường hợp họ có lãi thì lãi suất được xác định theo mức quy định tại khoản 5 Điều 466 của Bộ luật dân sự 2015.

Lãi suất trong hụi, họ, biêu, phường

Lãi suất trong hụi, họ, biêu, phường

Việc tính lãi suất trong tranh chấp hụi, họ, biêu, phường có thể được thực hiện bởi chủ thể nào?

Theo quy định tại Điều 25 Nghị định 19/2019/NĐ-CP thì khi phát sinh tranh chấp hụi, họ, biêu, phường thì tranh chấp có thể được giải quyết thông qua ba hình thức:

  • Thương lượng;
  • Hòa giải;
  • Yêu cầu Tòa án giải quyết.

Vì vậy, tùy hướng giải quyết thì chủ thể tiến hành tính lãi trong tranh chấp hụi, họ, biêu, phường là khác nhau. Các bên tranh chấp có thể tự tính lãi dựa trên thỏa thuận của hai bên hoặc dựa trên quy định pháp luật để đi đến thương lượng, hòa giải. Nếu không thể thương lượng, hòa giải, các bên có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Lúc này, Tòa án sẽ là chủ thể giải quyết tranh chấp và tính lãi và yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện trả lãi.

Cách tính lãi trong tranh chấp, hụi, họ, biêu, phường

Dựa trên các quy định pháp luật dân sự về hụi, họ, biêu, phường thì khi các bên tranh chấp về số tiền thì việc tính lãi vẫn được đặt ra cho cả họ có lãi và họ không có lãi:

  • Đối với tranh chấp liên quan đến tiền lãi trong các họ có lãi thì Tòa án sẽ tính lãi dựa trên thỏa thuận của các bên hoặc dựa vào lãi do thành viên đưa ra để lĩnh phần họ tại mỗi kỳ mở họ. Tuy nhiên, không vượt quá giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 19/2019/NĐ-CP;
  • Đối với tranh chấp liên quan đến số tiền chủ họ chậm giao phần họ hoặc giao không đầy đủ thì Tòa án sẽ tính lãi này dựa trên thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 19/2019/NĐ-CP tương ứng số tiền chậm giao và thời gian chậm giao; hoặc bằng  bằng 50% mức lãi suất giới hạn nêu trên nếu các bên không thỏa thuận;
  • Đối với tranh chấp liên quan đến số tiền thành viên không góp phần họ hoặc góp không đầy đủ (sau khi đã lĩnh họ) trong họ không có lãi thì Tòa án áp dụng cách tính lãi dựa trên thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 19/2019/NĐ-CP tương ứng với số tiền chậm góp và thời gian chậm góp; hoặc bằng  bằng 50% mức lãi suất giới hạn nêu trên nếu các bên không thỏa thuận;
  • Đối với tranh chấp liên quan đến số tiền không góp phần họ hoặc góp không đầy đủ (sau khi đã lĩnh họ) trong họ có lãi thì Tòa án tính tính lãi chậm trả bằng 50% mức lãi suất giới hạn nêu trên tương ứng với số tiền chậm góp và thời gian chậm góp;
  • Đối với trường hợp chủ họ và thành viên vay tiền nhau để giao hụi hay góp hụi nhau thì Tòa án tính lãi theo quy định của Bộ luật dân sự 2015.

>>> Xem thêm: Cách tính lãi suất trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng

Phần lãi suất vượt quá quy định được Tòa án xử lý như thế nào ?

Để bảo vệ quyền lợi cho các bên, trong trường hợp lãi suất do các bên áp dụng vượt quá quy định pháp luật thì lãi suất vượt quá không có hiệu lực. Trong trường hợp này, Tòa án sẽ áp dụng các quy định pháp luật để tính lãi trong tranh chấp hụi, họ, biêu, phường.

>>> Xem thêm:Tư vấn thủ tục khởi kiện đòi tiền do bị chủ hụi giật

Tòa án xử lý phần lãi suất vượt quá quy định

Tòa án xử lý phần lãi suất vượt quá quy định

Thông tin liên hệ luật sư

  • Để nhận hỗ trợ tư vấn, qua EMAIL: Thực hiện bằng cách gửi mail trình bài nội dung cần được giải đáp đính kèm tư liệu/tài liệu liên quan đến E-mail: pmt@luatlongphan.vn, sẽ được Luật sư trả lời bằng văn bản qua email, giải quyết nhanh chóng các vấn đề nhất.
  • Để nhận hỗ trợ tư vấn qua tổng đài điện thoại: Chỉ cần dùng điện thoại cá nhân gọi về số tổng đài trực tuyến 1900 63.63.87 và trình bày nội dung cần tham vấn với luật sư. Mọi vướng mắc pháp lý của bạn sẽ được Luật sư Long Phan PMT lắng nghe và tận tình giải đáp.
  • Tư vấn online qua ZALO: Trường hợp quý khách có tài liệu cần gửi nhanh qua Zalo theo số điện thoại 0819700748 để luật sư xem xét và trả lời.
  • Tư vấn qua FACEBOOK: FANPAGE Luật Long Phan
  • Gặp trực tiếp luật sư tư vấn tại TRỤ SỞ CÔNG TY: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP.HCM
  • Văn Phòng giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, HCM

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến Lãi suất trong tranh chấp hụi, họ, biêu, phường. Quý bạn đọc còn  bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp hoặc cần nhận được sự hỗ trợ từ TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.



Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT

Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2022

Nên thỏa thuận chuộc lại tài sản trong hợp đồng mua bán tài sản như thế nào?

Chuộc lại tài sản trong một giao dịch được coi là một cơ sở để phát sinh một quan hệ mua bán sau đó. Bên bán có thể thỏa thuận với bên mua chuộc lại tài sản đã bán sau một thời hạn. Tuy nhiên, nên thỏa thuận chuộc lại tài sản trong hợp đồng mua bán tài sản như thế nào để sau khi chấm dứt hợp đồng các bên không phát sinh tranh chấp? Mời bạn đọc tham khảo bài viết để được Luật sư Dân sự để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

thỏa thuận chuộc lại tài sản

Nên thỏa thuận chuộc lại tài sản trong hợp đồng mua bán tài sản như thế nào?

>>>Xem thêm: Những điều cần lưu ý để hợp đồng mua bán hàng hóa không bị vô hiệu

Bảo lưu quyền sở hữu là nền tảng cơ sở cho thỏa thuận chuộc lại tài sản trong hợp đồng mua bán tài sản

“Bảo lưu quyền sở hữu” được là biện pháp bảo đảm áp dụng trong hợp đồng mua bán tài sản. Quyền “bảo lưu quyền sở hữu” có thể được các chủ thể có quyền thực hiện trong tất cả các giao dịch có liên quan đến quyền sở hữu mà làm phát sinh nghĩa vụ của bên được chuyển giao quyền sở hữu khi các bên có thỏa thuận.

“Bảo lưu quyền sở hữu” được quy định trong Bộ luật dân sự 2015 từ Điều 331 đến Điều 334. Theo đó:

  • Quyền sở hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu và chỉ chuyển giao cho bên mua khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ;
  • Bảo lưu quyền sở hữu phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký;
  • Trường hợp bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thỏa thuận thì bên bán có quyền đòi lại tài sản;
  • Bảo lưu quyền sở hữu chấm dứt khi: Nghĩa vụ thanh toán cho bên bán được thực hiện xong; bên bán nhận lại tài sản bảo lưu quyền sở hữu; theo thỏa thuận của các bên.

Vì vậy, nếu như coi bảo lưu quyền sở hữu là một biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng thì cũng có thể coi việc chuộc lại tài sản đã bán cũng là một biện pháp bảo đảm việc ký hợp đồng mua lại tài sản (quyền sở hữu của chủ sở hữu). Bên bán từ người bán trở thành người mua trong hợp đồng mua lại và thực hiện nghĩa vụ chuộc lại tài sản trong thời gian chuộc lại tài sản. Trường hợp bên bán không chuộc lại trong thời gian này thì bên mua có quyền sở hữu đầy đủ đối với tài sản.

Quyền chuộc lại tài sản sau khi đã bán

Chuộc lại tài sản là quyền của bên bán khi tham gia vào giao dịch mua bán tài sản. Quyền này chỉ tồn tại khi các bên thỏa thuận nó khi xác lập hợp đồng mua bán tài sản. Quyền này không tồn tại vô hạn mà tồn tại trong một thời hạn nhất định.

Theo thỏa thuận

Quyền chuộc lại tài sản cho bên bán được tồn tại trong thời hạn mà các bên thỏa thuận với nhau, thời hạn chuộc lại sẽ được các bên thỏa thuận và thống nhất tuân thủ mà không bị quy định pháp luật nào giới hạn thời hạn này.

Theo quy định của pháp luật

Theo khoản 1 Điều 454 Bộ luật Dân sự 2015 quy định rằng, quyền chuộc lại tài sản của bên bán sẽ tồn tại không quá 01 năm đối với động sản và 05 năm đối với bất động sản kể từ thời điểm giao tài sản (trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác) nếu giữa các bên không thỏa thuận về thời hạn chuộc lại. Trong thời hạn này, bên bán có quyền này của mình bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên mua trong một thời gian hợp lý.

>>>Xem thêm: Những điều cần lưu ý để hợp đồng mua bán hàng hóa không bị vô hiệu

Vật tiêu hao không nên là đối tượng được thỏa thuận chuộc lại tài sản trong hợp đồng mua bán tài sản

Đối tượng của thỏa thuận chuộc lại tài sản trong hợp đồng mua bán tài sản sẽ phải trải qua hai giao dịch tài sản giữa bên bán và bên mua. Tài sản này có thể sẻ được bên mua – người có quyền sở hữu hợp pháp của tài sản đưa vào sử dụng trong thời hạn chuộc lại. Nếu việc sử dụng này làm tài sản không giữ được tính chất, tính năng, hình dáng sử dụng ban đầu thì dẫn đến đối tượng của hợp đồng không còn được đảm bảo để người bán tiến hành chuộc lại. Những tài sản như vậy được định nghĩa là vật tiêu hao theo khoản 1 Điều 112 Bộ luật Dân sự 2015. Do đó, vật tiêu hao không nên là đối tượng được thỏa thuận chuộc lại để đảm bảo quyền sử dụng cả bên mua và quyền chuộc lại của bên bán.

Các bên thỏa thuận chuộc lại tài sản trong hợp đồng mua bán tài sản có điều kiện chuộc lại

Thời hạn chuộc lại tài sản

Thời hạn chuộc lại là khoảng thời gian từ khi bên bán bán tài sản cho đến khi họ chuộc lại tài sản đó. Pháp luật tôn trọng thỏa thuận về thời hạn mà hai bên đặt ra. Thông thường, trong thỏa thuận về thời hạn bên bán sẽ cố gắng thuyết phục bên mua để thời hạn này có thể được kéo dài tối đa. Tuy nhiên để đảm bảo cho bên mua về quyền sở hữu đầy đủ đối với tài sản thì chúng ta nên thỏa thuận khoảng thời gian này không quá dài.

Giá chuộc lại tài sản

Các bên có thể thỏa thuận giá chuộc lại tài sản, nếu không thỏa thuận thì giá chuộc lại được tính theo giá thị trường tại thời điểm và địa điểm chuộc lại. Điều này đồng nghĩa các bên có quyền thỏa thuận giá chuộc lại tài sản thấp hơn hoặc cao hơn giá bán đầu.

Việc thỏa thuận một giá cả hợp lý giúp cho bên bán có thể nhanh chóng chuộc lại tài sản. Thông thường, nắm bắt được tâm lý bên bán sẽ tìm cách để lấy lại tài sản cũng như vì bị hạn chế khi sử dụng, định đoạt tài sản trong thời hạn chuộc lại tài sản, bên mua sẽ đưa ra giá cao hơn để bên bán chuộc lại. Tuy nhiên, nếu thuyết phục được bên mua thì bên bán vẫn có thể thỏa thuận được một mức giá thấp hơn khi chuộc lại tài sản.

Quyền và trách nhiệm của bên mua

Không giống như các hợp đồng mua bán thông thường, người mua sau khi xác lập được quyền sở hữu với tài sản mua bán sẽ có quyền định đoạt tài sản, nhưng đối với hình thức này, người mua không thể thực hiện đầy đủ quyền của mình trong thời gian chuộc lại tài sản. Cụ thể:

  • Bị hạn chế quyền định đoạt tài sản – không được xác lập giao dịch chuyển quyền sở hữu tài sản cho chủ thể khác;
  • Chịu rủi ro với tài sản mình đang sở hữu khi họ là chủ thể thực hiện việc nắm giữ, chiếm hữu.

Đây cũng được coi là trách nhiệm của bên mua trong thời hạn chuộc lại nhằm bảo vệ lợi ích của bên bán, đảm bảo quyền được chuộc lại tài sản của họ.

Tuy nhiên, trong quan hệ hợp đồng, luật pháp vẫn hòa toàn cho phép các bên được quyền thỏa thuận về quyền và trách nhiệm của bên mua. Các bên có thể xét tới các rủi ro đối với tài sản để chia sẻ rủi ro với nhau hoặc thỏa thuận bổ sung các quyền khác cho bên mua hoặc tăng/ giảm trách nhiệm đối với tài sản trong thời hạn chuộc lại.

>>>Xem thêm: Cần lưu ý những nội dung nào trong hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ

thỏa thuận chuộc lại tài sản

Các bên thỏa thuận chuộc lại tài sản trong hợp đồng mua bán có điều kiện chuộc lại

Cân bằng lợi ích giữa các bên giúp nhanh chóng đạt được thỏa thuận

Tương tự như khi giao kết trong các loại hợp đồng khác, các bên tiến hành thỏa thuận chuộc lại tài sản để đạt được mục đích là các lợi ích mà họ có thể nhận được khi xác lập giao dịch. Lợi ích của hai bên thường đối lập, mỗi bên khi tham gia chủ yếu giành càng nhiều lợi ích về mình càng tốt.

Vì tính chất vừa đối nghịch vừa phụ thuộc lẫn nhau nên khi giao kết hợp đồng các bên có sự trao đổi về lợi ích và tranh giành lợi ích. Khi đạt đến một mức độ các bên cho là cân bằng (mức độ mà cả hai bên đều chấp nhận được), thỏa thuận mới được xác lập. Sự cân bằng này được tạo ra giúp cho các bên hạn chế tối đã các tranh chấp trong tương lai; tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa bên bán và bên mua; tạo tiền đề cho các giao dịch tiếp đó.

>>> Xem thêm: Không thỏa thuận về giá trong hợp đồng cung ứng dịch vụ xử lý như thế nào?

cân bằng lợi ích giữa các bên tham gia

Cân bằng lợi ích giữa các bên tham gia hợp đồng mua bán tài sản có điều kiện chuộc lại

Thông tin liên hệ luật sư

  • Để nhận hỗ trợ tư vấn, qua EMAIL: Thực hiện bằng cách gửi mail trình bài nội dung cần được giải đáp đính kèm tư liệu/tài liệu liên quan đến E-mail: pmt@luatlongphan.vn, sẽ được Luật sư trả lời bằng văn bản qua email, giải quyết nhanh chóng các vấn đề nhất.
  • Để nhận hỗ trợ tư vấn qua tổng đài điện thoại: Chỉ cần dùng điện thoại cá nhân gọi về số tổng đài trực tuyến 1900 63.63.87 và trình bày nội dung cần tham vấn với luật sư. Mọi vướng mắc pháp lý của bạn sẽ được Luật sư Long Phan PMT lắng nghe và tận tình giải đáp.
  • Tư vấn online qua ZALO: Trường hợp quý khách có tài liệu cần gửi nhanh qua Zalo theo số điện thoại 0819700748 để luật sư xem xét và trả lời.
  • Tư vấn qua FACEBOOK: FANPAGE Luật Long Phan
  • Gặp trực tiếp luật sư tư vấn tại TRỤ SỞ CÔNG TY: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP.HCM
  • Văn Phòng giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, HCM

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến Thỏa thuận chuộc lại tài sản trong hợp đồng mua bán tài sản. Quý bạn đọc còn  bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp hoặc cần nhận được sự hỗ trợ từ TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.    



Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT

Thứ Năm, 24 tháng 2, 2022

Thủ tục trưng cầu giám định chứng cứ có dấu hiệu giả mạo trong vụ án dân sự

Chứng cứ có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vụ án dân sự. Vì vậy, trong trường hợp chứng cứ được cung cấp có dấu hiệu giả mạo thì thủ tục trưng cầu giám định chứng cứ có dấu hiệu giả mạo trong vụ án dân sự là vô cùng cần thiết. Trưng cầu giám định là cơ sở để đảm bảo chứng cứ được thu thập hợp pháp, đúng sự thật, khách quan. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin hữu ích khi thực hiện thủ tục này.

thủ tục trưng cầu

Thủ tục trưng cầu giám định chứng cứ có dấu hiệu giả mạo trong vụ án dân sự

Quyền yêu cầu trưng cầu giám định chứng cứ có dấu hiệu giả mạo trong vụ án dân sự

Điều 103 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2020 (BLTTDS 2015) quy định, khi chứng cứ bị tố cáo là giả mạo, nếu chứng cứ không được người đưa ra rút lại thì người tố cáo có quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định chứng cứ đó. Quy định này mang tính sàng lọc đối với những chứng cứ không xác thực, đồng thời đòi hỏi người cung cấp chứng chứ phải cung cấp thật sự chính xác, tránh gây thiệt hại cho người khác và ảnh hưởng đến tính khách quan, toàn diện trong quá trình xét xử.

>>>Xem thêm: Thủ tục giám định thiệt hại do xây dựng nhà kế bên gây ra là gì?

Đơn yêu cầu tòa án thụ lý trưng cầu giám định

Theo Luật Giám định tư pháp 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020 (Luật GĐTP 2012), trưng cầu giám định chỉ do Tòa án, người tiến hành tố tụng thực hiện. Đương sự chỉ có quyền tự yêu cầu giám định sau khi đã yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định nhưng bị từ chối. Như vậy, trong trường hợp cần giám định chứng cứ, người tố cáo không thể tự trưng cầu giám định mà cần nộp đơn đến Tòa án Nhân dân nơi đã thụ lý đơn khởi kiện để yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định.

Đơn yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định cần có những nội dung cơ bản sau:

  • Thông tin tòa án thụ lý
  • Thông tin người yêu cầu
  • Lý do yêu cầu trưng cầu giám định
  • Nội dung yêu cầu trưng cầu giám định
  • Danh sách tài liệu đính kèm
  • Chữ ký xác nhận của người yêu cầu

Ngoài ra, khi nộp đơn yêu cầu trưng cầu giám định, người nộp đơn nên đính kèm đầy đủ, chi tiết các tài liệu chứng minh để làm cơ sở cho Thẩm phán đưa ra quyết định trưng cầu giám định đối với chứng cứ có dấu hiệu giả mạo đó.

yêu cầu tòa án thụ lý

Yêu cầu Tòa án thụ lý trưng cầu giám định

Nghĩa vụ tạm ứng chi phí giám định

Sau khi Tòa án gửi thông báo đóng tạm ứng chi phí giám định, đương sự có nghĩa vụ nộp chi phí tạm ứng để thực hiện việc giám định chứng cứ. Căn cứ khoản 1 Điều 160 BLTTDS 2015 và Điều 14 Pháp lệnh số 02/2012/UBTVQH13, chủ thể có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí giám định được xác định như sau:

  • Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định.
  • Trường hợp các bên đương sự yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định về cùng một đối tượng thì mỗi bên đương sự phải nộp một nửa số tiền tạm ứng chi phí giám định.

Tuy nhiên, đương sự sẽ không cần nộp tiền tạm ứng chi phí giám định nếu các bên đương sự có thỏa thuận khác hoặc rơi vào trường hợp được miễn theo Điều 12 Pháp lệnh trên. Cụ thể, trường hợp miễn này dành cho đương sự là người nghèo theo quy định của Chính phủ. Để được miễn hoặc giảm chi phí giám định, trong vòng 05 ngày kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng, đương sự phải có đơn đề nghị kèm các giấy tờ chứng minh theo quy định tại Điều 16, 18 Pháp lệnh 02/2012/UBTVQH13 để gửi đến Tòa án xem xét và ra quyết định.

Về thời hạn nộp tiền tạm ứng chi phí giám định, Pháp lệnh số 02/2012/UBTVQH13 quy định cụ thể ở Điều 20 như sau:

  • Trường hợp không có đề nghị miễn, giảm: trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo đóng tạm ứng của Tòa án. Trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày
  • Trường hợp có đề nghị miễn, giảm: trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định về việc miễn, giảm.

>>>Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục giám định tai nạn lao động

Quyền yêu cầu giám định lại, giám định bổ sung

Điều 102 BLTTDS 2015 và Điều 22 Luật GĐTP 2012 quy định về quyền yêu cầu giám định lại, giám định bổ sung của đương sự. Theo đó, người yêu cầu giám định có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định lại hoặc giám định bổ sung.

  • Giám định bổ sung được thực hiện trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ việc đã được kết luận giám định trước đó.
  • Giám định lại được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác, có vi phạm pháp luật.

Như vậy, sau khi công bố kết luận giám định tại phiên tòa, đương sự có quyền yêu cầu giám định lại hoặc giám định bổ sung nếu có căn cứ. Hội đồng xét xử xét thấy cần thiết sẽ đưa ra quyết định giám định lại, giám định bổ sung và cho hoãn phiên tòa(khoản 4 Điều 257 BLTTDS 2015)

Ngoài ra, theo Điều 30 Pháp lệnh 02/2012/UBTVQH13, khi có yêu cầu giám định lại, giám định bổ sung thì trình tự, thủ tục nộp tiền tạm ứng đối với giám định bổ sung, giám định lại sẽ được thực hiện theo quy định tương tự như giám định lần đầu đã được hướng dẫn ở trên.

giám định lại giám định bổ sung

Giám định lại, giám định bổ sung

>>>Xem thêm: Thủ tục trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự

Thông tin liên hệ luật sư

Để được hướng dẫn chi tiết cho từng trường hợp cụ thể, bạn đọc có thể liên hệ Luật sư Long Phan PMT theo các thông tin sau:

Hỗ trợ tư vấn trực tiếp:

  • Tại TRỤ SỞ CÔNG TY: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP.HCM.
  • Tại Văn Phòng Luật sư Quận Bình Thạnh: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, HCM.

Hỗ trợ tư vấn trực tuyến:

  • Tư vấn qua EMAIL: Quý khách hàng muốn được tư vấn chi tiết, cụ thể bằng văn bản qua email vui lòng gửi mail trình bày vấn đề kèm các tài liệu liên quan đến pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn để đội ngũ luật sư tiếp nhận và tư vấn nhanh chóng.
  • Tư vấn qua ĐIỆN THOẠI: Quý khách hàng vui lòng gọi đến tổng đài 1900 63.63.87 để trình bày nội dung cần tư vấn, đặt câu hỏi hoặc đặt lịch hẹn tư vấn với Luật sư.
  • Tư vấn qua ZALO: Quý khách hàng vui lòng kết nối Zalo theo số điện thoại 0819 700 748 để nhận được sự hỗ trợ chi tiết từ Luật sư.
  • Tư vấn qua FACEBOOK: FANPAGE Luật Long Phan

Bài viết trên đây hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin hữu ích về thủ tục trưng cầu giám định chứng cứ có dấu hiệu giả mạo trong vụ án dân sự. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu đặt lịch tư vấn hay giải đáp các thắc mắc khác, vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua số hotline 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ hoặc trao đổi trực tiếp với LUẬT SƯ DÂN SỰ. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.



Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT

Thứ Tư, 23 tháng 2, 2022

Thủ tục công nhận và cho thi hành án phán quyết trọng tài quốc tế tại Việt Nam

Thủ tục công nhận và cho thi hành án phán quyết trọng tài quốc tế tại Việt Nam là một thủ tục tố tụng đặc biệt do Tòa án tiến hành nhằm xem xét để công nhận tính hiệu lực của phán quyết trọng tài nước ngoài trên phạm vi lãnh thổ của Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ đề cập rõ trình tự yêu cầu công nhận phán quyết trọng tài nước ngoài.

công nhận và cho thi hành án

Công nhận và cho thi hành án phán quyết trọng tài nước ngoài

Nguyên tắc công nhận và cho thi hành án phán quyết trọng tài quốc tế tại Việt Nam

Phán quyết trọng tài quốc tế được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam nếu thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 424 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cụ thể:

  • Phán quyết của Trọng tài nước ngoài mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng là thành viên của điều ước quốc tế về công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài
  • Phán quyết của Trọng tài nước ngoài không thuộc trường hợp trên, sẽ được công nhận và cho thi hành trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại.

Trong đó, nguyên tắc có đi có lại là trường hợp Tòa án sẽ xem xét công nhận cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài nào mà trước đây Tòa án nước ngoài đó đã công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài Việt Nam.

Như vậy, khi thuộc 2 trường hợp trên, thì phán quyết trọng tài quốc tế sẽ được xem xét để công nhận tính hiệu lực trên lãnh thổ Việt Nam.

Thủ tục yêu cầu công nhận và cho thi hành án phán quyết trọng tài quốc tế tại Việt Nam

Người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài. Theo đó, nếu thuộc ba trường hợp sau đây thì có quyền yêu cầu công nhận cho thi hành án.

  • Nếu cá nhân phải thi hành cư trú, làm việc tại Việt Nam hoặc cơ quan.
  • Nếu là tổ chức phải thi hành có trụ sở chính tại Việt Nam
  • Hoặc trường hợp tài sản liên quan đến việc thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài có tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu.

Theo đó, thủ tục yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện như sau:

Thời hạn gửi đơn yêu cầu

Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày phán quyết của Trọng tài nước ngoài có hiệu lực pháp luật, người được thi hành, người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài.

Trường hợp người làm đơn chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà không thể gửi đơn đúng thời hạn 3 năm thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hạn gửi đơn.

Theo đó, người làm đơn nộp đơn yêu cầu đến cơ quan có thẩm quyền, cụ thể:

  • Bộ Tư pháp Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
  • Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên không quy định hoặc không có điều ước quốc tế liên quan để yêu cầu Tòa án công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết đó.

Yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài theo quy định tại khoản 5 Điều 31 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Theo đó, Tòa án có thẩm quyền giải quyết được xác định theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cụ thể:

  • Nếu người phải thi hành là cá nhân, Tòa án có thẩm quyền giải quyết là nơi người phải thi hành cư trú, làm việc
  • Nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức, Tòa án có thẩm quyền giải quyết là nơi người phải thi hành có trụ sở
  • Tòa án có thẩm quyền giải quyết là nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài

thủ tục công nhận và cho thi hành án

Thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài

>>>Xem thêm: Thủ tục công nhận bản án ly hôn nước ngoài tại Việt Nam

Hồ sơ yêu cầu

Hồ sơ để yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài bao gồm:

  • Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài
  • Đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp
  • Giấy tờ, tài liệu quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Ví dụ như tại Công ước 1958
  • Bản chính hoặc bản sao có chứng thực phán quyết của Trọng tài nước ngoài; bản chính hoặc bản sao có chứng thực thỏa thuận trọng tài giữa các bên trong trường hợp không có điều ước quốc tế hoặc điều ước quốc tế không quy định
  • Giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài thì phải được gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp

Trong đó, đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài phải có các nội dung chính sau đây:

  • Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người được thi hành, người đại diện hợp pháp tại Việt Nam của người đó; nếu người được thi hành án là cơ quan, tổ chức thì phải ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó
  • Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người phải thi hành; nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức thì ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó
  • Trường hợp người phải thi hành là cá nhân không có nơi cư trú hoặc nơi làm việc tại Việt Nam, người phải thi hành là cơ quan, tổ chức không có trụ sở chính tại Việt Nam thì trong đơn yêu cầu phải ghi rõ địa chỉ nơi có tài sản và các loại tài sản liên quan đến việc thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
  • Yêu cầu của người được thi hành.

Trình tự nộp đơn yêu cầu

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu

Bước 2: Nộp hồ sơ yêu cầu đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Bước 3: Nhận được thông báo thụ lý hồ sơ, trường hợp nộp hồ sơ cho Tòa án có thẩm quyền thì thời hạn là 5 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ; trường hợp nộp hồ sơ cho Bộ tư pháp thì thời hạn là hơn 10 ngày

Bước 4: Trong thời hạn 2 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý, tùy từng trường hợp mà Tòa án ra một trong các quyết định sau đây:

  • Tạm đình chỉ việc xét đơn yêu cầu
  • Đình chỉ việc xét đơn yêu cầu
  • Mở phiên họp xét đơn yêu cầu

Bước 5: Tòa án mở phiên họp trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu.

nộp đơn yêu cầu

Nộp đơn yêu cầu công nhận, cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài

>>>Xem thêm: Phán quyết trọng tài có bị kháng cáo không?

Thông tin liên hệ luật sư

Để giải quyết nhanh chóng các vấn đề dân sự thì hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số điện thoại 1900636387 để được các Luật sư dân sự tư vấn tận tâm.

Công ty Luật Long Phan PMT cam kết đem đến cho Quý khách hàng dịch vụ tư vấn dân sự, nhờ đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp, Quý khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ tư vấn luật dân sự của chúng tôi. Chỉ một thao tác đơn giản, quý khách hàng hãy nhấc máy lên vào gọi cho chúng tôi qua số hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn hỗ trợ tận tình.

  • Các phương thức liên hệ khác

Công ty Luật Long Phan PMT cung cấp dịch vụ tư vấn các quy định của pháp luật trực tiếp. Để đảm bảo khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ một cách hiệu quả khách hàng có thể đến trực tiếp đến văn phòng công ty tại các địa chỉ sau:

Trụ sở: Tầng 14, Tòa Nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 03, Tp Hồ Chí Minh.

Văn Phòng giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, TPHCM

Giờ làm việc: Thứ 2 đến Thứ 7 – 8:00am to 5:30pm

Hoặc qua phương thức qua EMAIL: pmt@luatlongphan.vn; hoặc qua FACEBOOK: Fanpage Luật Long Phan

>>>Xem thêm: Thủ tục công nhận một tài liệu nước ngoài gửi về là chứng cứ trong vụ án dân sự

Trên đây là toàn bộ nội dung hỗ trợ pháp luật liên quan đến “Thủ tục công nhận và cho thi hành án phán quyết trọng tài quốc tế tại Việt Nam”. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm xin vui lòng liên hệ TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ pháp luật kịp thời và tốt nhất. Luật sư của Long Phan PMT hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc. Xin cảm ơn.

*Lưu ý: Nội dung hỗ trợ pháp luật trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung hỗ trợ pháp luật trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.



Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT

Thứ Hai, 21 tháng 2, 2022

Chi phí thuê luật sư có được xem một khoản thiệt hại khi khởi kiện yêu cầu bồi thường?

Khi người khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết một vụ án dân sự và bên cạnh đó yêu cầu về bồi thường khoản thiệt hại về chi phí luật sư, quy định của pháp luật hiện nay có cho phép một bên yêu cầu một khoản bồi thường chi phí luật sư hay không, nếu có vậy thủ tục để yêu cầu như thế nào nếu hãy cùng Luật Sư Long Phan PMT tìm hiểu về vấn đề Chi phí thuê luật sư có được xem một khoản thiệt hại khi khởi kiện yêu cầu bồi thường?

Chi phí thuê luật sư có được xem một khoản thiệt hại khi khởi kiện yêu cầu bồi thường?

Chi phí thuê luật sư có được xem một khoản thiệt hại khi khởi kiện yêu cầu bồi thường?

Các khoản chi phí được xem là bồi thường thiệt hại

Trong hợp đồng

Căn cứ vào Điều 361 Bộ luật Dân sự 2015 các khoản chi phí bồi thường thiệt hại trong hợp đồng bao gồm:

  • Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.
  • Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
  • Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể.

Ngoài hợp đồng

Căn cứ vào Điều 589, 590, 591, 592 Bộ Luật Dân sự 2015, tuỳ vào khách thể xâm phạm từ hành vi vi phạm pháp luật mà chủ thể phải bồi thường thiệt đối với các trường hợp cụ thể:

  • Thiệt hại do tài sản xâm phạm
  • Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm
  • Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
  • Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

>>> Xem thêm: Chi phí thuê Luật sư khởi kiện tranh chấp thừa kế nhà đất

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

Căn cứ vào Điều 585 Bộ Luật Dân sự 2015 nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định như sau:

  • Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
  • Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
  • Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
  • Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại do bị tai nạn giao thông

Chi phí của luật sư có được xem là khoản phí yêu cầu bồi thường thiệt hại ?

Đảm bảo nguyên tắc thiệt hại có thật, trực tiếp

  • Căn cứ vào Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 có thể thấy rằng nguyên tắc bồi thường thiệt hại theo pháp luật là toàn bộ và kịp thời, thiệt hại phải có thật trên thực tế và là nguyên nhân trực tiếp từ hành vi xâm phạm. Những khoản chi phí luật sư chính là thiệt hại của việc từ hành vi vi phạm pháp luật, nếu không có hành vi vi phạm thì người bị thiệt hại không thể phải bỏ ra chi phí thuê luật sư, vì thế có thể suy luận rằng chi phí luật sư là một khoản thiệt hại.
  • Căn cứ vào khoản 5 Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bổ sung 2009, 2019. Có thể thấy rằng pháp luật sở hữu trí tuệ đã thừa nhận chi phí thuê luật sư là khoản thiệt hại và người có quyền yêu cầu bồi thường khoản thiệt hại này.

Đảm bảo đúng quy định về xác định khoản chi phí thiệt hại: khắc phục hậu quả, chi phí khác phát sinh do đối tác không hoàn thành nghĩa vụ

Căn cứ vào Điều 360 Bộ luật Dân sự 2015 trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định như sau:

  • Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.
  • Có thể thấy rằng một bên trong hợp đồng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng dẫn đến không hoàn thành nghĩa vụ đúng hạn làm cho đối tác phải khởi kiện yêu cầu thực hiện đúng thoả thuận đã cam kết, chính vì thế chính từ sự vi phạm đã dẫn đến hành vi khởi kiện và người khởi kiện phải thuê chi phí luật sư và đây chính thiệt hại xuất phát từ sự không hoàn thành nghĩa vụ của đối tác. Và vì thế có khởi kiện để buộc bồi thường chi phí luật sự.

Luật sư Tư Vấn

Luật sư Tư Vấn

Dịch vụ luật sư tham gia giải quyết tranh chấp yêu cầu bồi thường thiệt hại

Tư vấn, lên phương án giải quyết

  • Khi liên hệ tư vấn luật tại Long Phan PMT, khách hàng sẽ được đội ngũ luật sư chuyên viên chuyên nghiệp và dày dặn kinh nghiệm sẽ phụ trách trực tiếp tư vấn cho khách hàng về quyền và nghĩa vụ cơ bản về tranh chấp yêu cầu bồi thường thiệt hại và thông qua đó luật sư sẽ lên phương án giải quyết tranh chấp của khách hàng một cách hiệu quả, để đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng

Soạn thảo đơn từ, văn bản

  • Khi soạn thảo thư tư vấn, văn bản đội ngũ luật sư chuyên nghiệp và dày dặn kinh nghiệm Long Phan PMT sẽ trực tiếp soạn thảo thư tư vấn cho khách hàng về tranh chấp yêu cầu bồi thường một cách hiệu quả, chuyên nghiệp nhất, thông qua đó đem lại những dịch vụ tư vấn tốt nhất cho khách hàng về tranh chấp yêu cầu bồi thường thiệt hại.

>>> Xem thêm: Yêu cầu bồi thường thiệt hại tiền đặt cọc mua nhà đất

Đại diện ủy quyền, thay mặt thân chủ làm việc với cơ quan tài phán

  • Luật sư Long Phan PMT sẽ đại diện theo uỷ quyền cho thân chủ giải quyết các vấn đề với các cơ quan tài phán, với nhiều năm kinh nghiệm trong tranh tụng Luật sự sẽ giải quyết các vấn một cách nhanh chóng, chất lượng, hiệu quả mà không cần thân chủ phải việc với các cơ quan tài phán.

Quy trình tiếp nhận và cung cấp dịch vụ

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, tài liệu và yêu cầu của khách hàng;

Bước 2: Hội đồng luật sư tiếp nhận và báo phí dịch vụ nếu có thể hỗ trợ theo yêu cầu của khách hàng;

Bước 3: Khách hàng và Luật Long Phan PMT ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý và thanh toán phí theo thỏa thuận;

Bước 4: Luật sư chuyên môn phụ trách nghiên cứu và đưa ra phương án xử lý theo các phương thức như trên; đồng thời tư vấn cho khách hàng những ưu, khuyết điểm của từng phương án cũng như thực hiện công việc theo thoả thuận;

Bước 5: Luật sư chuyên môn phụ trách thông báo tiến độ xử lý theo các phương thức trên và tư vấn hướng giải quyết tiếp theo cho đến khi tranh chấp được giải quyết.

Liên hệ

Để được tư vấn cho trường hợp cụ thể, bạn đọc có thể liên hệ Luật sư Long Phan PMT theo quy trình cung cấp dịch vụ qua hai hình thức sau:

  • Tư vấn trực tiếp:
  • Tại TRỤ SỞ CÔNG TY: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP.HCM
  • Tại Văn Phòng Luật sư Quận Bình Thạnh: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, HCM.
  • Tư vấn trực tuyến:
  • Tư vấn qua EMAIL: Quý khách hàng muốn được tư vấn chi tiết, cụ thể bằng văn bản qua email vui lòng gửi mail trình bày vấn đề kèm các tài liệu liên quan đến pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn để đội ngũ luật sư tiếp nhận và tư vấn nhanh chóng.
  • Tư vấn qua ĐIỆN THOẠI: Quý khách hàng vui lòng gọi đến tổng đài 1900 63.63.87 để trình bày nội dung cần tư vấn, đặt câu hỏi hoặc đặt lịch hẹn tư vấn với Luật sư.
  • Tư vấn qua ZALO: Quý khách hàng vui lòng kết nối Zalo theo số điện thoại 0819 700 748 để nhận được sự hỗ trợ chi tiết từ Luật sư.
  • Tư vấn qua FACEBOOK: FANPAGE Luật Long Phan

Trên đây là nội dung tư vấn về Chi phí thuê luật sư có được xem một khoản thiệt hại khi khởi kiện yêu cầu bồi thường? Nếu quý bạn đọc còn có những thắc mắc các vấn đề liên quan đến tư vấn hoặc các vấn đề khác về pháp luật dân sự, vui lòng thông qua tổng đài 1900.63.63.87, Luật sư TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ của Long Phan PMT hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Hotline 1900.63.63.87 Luôn sẳn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.



Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT

Thứ Bảy, 19 tháng 2, 2022

Chia thừa kế quyền sử dụng đất chung trong thời kỳ hôn nhân

Chia thừa kế quyền sử dụng đất chung trong thời kỳ hôn nhân là một vấn đề thường gặp trong cuộc sống. Vậy cách xác định di sản là tài sản chung của vợ chồng và thủ tục khai nhận di sản thừa kế ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Chia thừa kế quyền sử dụng đất chung trong thời kỳ hôn nhân

Chia thừa kế quyền sử dụng đất chung trong thời kỳ hôn nhân

>> Xem thêm: Cách chia thừa kế đối với nhà đất đang thế chấp

Cách xác định di sản là tài sản chung của vợ chồng

Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được xác định theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tại ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung”

Cách xác định di sản là tài sản chung của vợ chồng

Cách xác định di sản là tài sản chung của vợ chồng

>> Xem thêm: Hướng dẫn chia thừa kế đất cấp cho hộ gia đình

Chia thừa kế quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng

Chia thừa kế theo di chúc

Tại Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Di chúc hợp pháp là di chúc đáp ứng được các điều kiện sau:

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép
  • Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Trường hợp chia theo di chúc, phần tài sản thuộc về người vợ, chồng đã chết được chia theo ý chí của người đó được thể hiện theo di chúc. Khi vợ hoặc chồng chết có di chúc được lập hợp pháp và theo đúng thủ tục mà pháp luật yêu cầu thì những người được hưởng thừa kế theo di chúc sẽ được quyền hưởng giá trị phần tài sản mà người chết mong muốn trao cho họ giới hạn trong khoảng di sản của người chết. Đối với những phần di sản chưa được chia theo di chúc thì sẽ được chia theo pháp luật.

Theo Khoản 1 Điều 644 Bộ luật dân sự 2015 thì vợ hoặc chồng là một trong những đối tượng luôn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó. Đây là một quy định nhằm đảm bảo cho những người có quan hệ hôn nhân khi họ không phải chịu những thiệt thòi về tài sản khi thực hiện chia di sản của vợ hoặc chồng đã chết theo di chúc.

Chia thừa kế theo pháp luật

Về nguyên tắc giải quyết tài sản, căn cứ khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 được hướng dẫn tại khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT – TANDTC – VKSNDTC – BTP quy định rằng sau khi ly hôn, tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:

  • Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
  • Công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập duy trì khối tài sản chung;
  • Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp;
  • Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Việc chia di sản thừa kế chỉ chia phần di sản của người chết, phải chia theo di chúc và có thể chia thừa kế theo pháp luật nếu:

  • Người mất không để lại di chúc, hoặc có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp;
  • Cá nhân thừa kế theo di chúc chết trước/cùng thời điểm với người lập di chúc, hoặc cơ quan, tổ chức không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
  • Người thừa kế theo di chúc không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Ngoài ra, trường hợp chia thừa kế theo pháp luật thì cần lưu ý về hàng thừa kế theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015.

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế

Theo quy định tại Điều 58 Luật Công chứng, để thực hiện công chứng Văn bản khai nhận di sản thừa kế, người yêu cầu công chứng phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau đây:

  • Phiếu yêu cầu công chứng;
  • Bản sao di chúc nếu thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng nếu chia thừa kế theo pháp luật;
  • Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết; Giấy đăng ký kết hôn của người để lại di sản, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu có),…
  • Dự thảo Văn bản khai nhận di sản thừa kế (nếu có);
  • Các giấy tờ nhân thân: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc sổ hộ khẩu, sổ tạm trú,… của người khai nhận di sản thừa kế;
  • Các giấy tờ về tài sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký xe ô tô,… Các giấy tờ khác về tình trạng tài sản chung/riêng như bản án ly hôn, văn bản tặng cho tài sản, thỏa thuận tài sản chung/riêng,…
  • Hợp đồng ủy quyền (nếu có trong trường hợp nhiều người được nhận thừa kế nhưng không chia di sản)

Trình tự khai nhận di sản

Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ đã nêu ở trên (01 bộ)

Lưu ý: Với những giấy tờ yêu cầu bản sao thì bắt buộc trước khi nhận Văn bản khai nhận di sản đã được công chứng phải mang theo bản chính để đối chiếu.

Tiến hành công chứng Văn bản khai nhận di sản

Sau khi nộp đủ hồ sơ, giấy tờ, Công chứng viên sẽ tiến hành xem xét, kiểm tra:

  • Nếu hồ sơ đầy đủ:Công chứng viên tiếp nhận, thụ lý và ghi vào sổ công chứng;
  • Nếu hồ sơ chưa đầy đủ:Công chứng viên hướng dẫn và yêu cầu bổ sung;
  • Nếu hồ sơ không có cơ sở để giải quyết:Công chứng viên giải thích lý do và từ chối tiếp nhận hồ sơ.

Niêm yết việc thụ lý Văn bản khai nhận di sản

Sau khi hồ sơ được tiếp nhận, tổ chức hành nghề công chứng sẽ tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản.

Trong trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó. Thời gian niêm yết là 15 ngày. 

Khởi kiện trong trường hợp có tranh chấp thừa kế

Hồ sơ khởi kiện

  • Đơn khởi kiện
  • Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản: Giấy khai sinh, Chứng minh thư nhân dân, để xác định diện và hàng thừa kế.
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;
  • Bản kê khai di sản;
  • Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản;
  • Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết trong họ tộc, biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn ( nếu có), tờ khai từ chối nhận di sản (nếu có).

Thủ tục khởi kiện

Thủ tục khởi kiện được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, hồ sơ khởi kiện bao gồm:

Bước 2: Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền (trường hợp này là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

Bước 3: Sau khi nhận đơn khởi kiện, hồ sơ khởi kiện, Tòa án tiến hành thụ lý vụ án.

Khỏi kiện trong trường hợp có tranh chấp thừa kế

Khởi kiện trong trường hợp có tranh chấp thừa kế

>> Xem thêm: Hướng xử lý di sản có yếu tố nước ngoài không có người thừa kế

Thông tin liên hệ luật sư

Luật Long Phan PMT nhận hỗ trợ dịch vụ luật sư trực tuyến 24/7 qua các hình thức như sau:

  • Tư vấn pháp luật qua EMAIL: pmt@luatlongphan.vn
  • Tư vấn pháp luật qua FACEBOOK: Fanpage Luật Long Phan
  • Tư vấn luật qua ZALO: 0819700748
  • Cần dịch vụ luật sư nhà đất vui lòng liên hệ TỔNG ĐÀI ĐIỆN THOẠI 1900 63.63.87 
  • Gặp trực tiếp luật sư tại TRỤ SỞ CÔNG TY: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP. HCM
  • Tại Văn Phòng giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, TP.HCM

Trên đây là toàn bộ nội dung nội dung tư vấn về dịch vụ luật sư tham gia hòa giải thương mại của Long Phan PMT. Quý bạn đọc còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp hoặc cần nhận được sự hỗ trợ từ Luật Sư Dân Sự , vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.



Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT

Có thể khởi kiện bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật cạnh tranh?

Hiện nay, các doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh nhau rất khốc liệt, vậy thì nếu xảy ra thiệt hại thì Có thể khởi kiện bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật cạnh tranh hay không? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư dân sự để có thêm thông tin về vấn đề trên.

Có thể khởi kiện bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật cạnh tranh

Có thể khởi kiện bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật cạnh tranh

>>> Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục khiếu nại về hành vi cạnh tranh không lành mạnh của đối thủ

Căn cứ, cơ sở yêu cầu bồi thường thiệt hại

  • Theo quy định tại Điều 110 Luật cạnh tranh (LCT) 2018 thì những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh tùy tính chất, mức độ vi phạm thì sẽ phải bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật.
  • Như vậy, trong trường hợp tổ chức cá nhân bị thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh thì hoàn toàn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại từ đó làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường đối với các tổ chức, cá nhân đã gây thiệt hại do hành vi trái luật căn cứ theo điều 275 BLDS 2015.
  • Bên cạnh đó xuất phát từ quy định chung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại điều 584 Bộ luật dân sự thì người nào có hành vi vi phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường dựa trên các cơ sở dưới đây:
  • Có thiệt hại thực tế xảy ra;
  • Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật;
  • Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại thực tế xảy ra;
  • Người gây thiệt hại có lỗi “cố ý” hoặc “vô ý”.
  • Như vậy, từ những căn cứ trên thì cho dù là trong BLDS hay pháp luật chuyên ngành là luật cạnh tranh thì bên có quyền và lợi ích bị ảnh hưởng hoàn toàn có quyền tiến hành khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 186 Bộ luật TTDS.

Thẩm quyền và trình tự thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại

  • Căn cứ theo Khoản 1 Điều 77 LCT 2018 thì tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh có quyền khiếu nại đến Ủy ban Cạnh tranh quốc gia.
  • Nếu không đồng ý về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thì các bên sẽ có thể tiếp tục khiếu nại quyết định xử lý này đến Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia. Mục 5 Luật Cạnh tranh 2018 quy định cụ thể về thủ tục trên.
  • Trường hợp không đồng ý với kết quả quyết định giải quyết khiếu nại thì theo Khoản 1 Điều 103 LCT 2018, khi đó kết quả giải quyết khiếu nại sẽ là chứng cứ để khởi kiện tại Tòa án. Tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện một phần hoặc toàn bộ nội dung tại Tòa án có thẩm quyền theo quy định của Luật tố tụng hành chính trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại quyền định xử lý vụ việc cạnh tranh.

>>> Xem thêm: Thủ tục tố cáo đối thủ kinh doanh cạnh tranh không lành mạnh

Xác định thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh

Xác định thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh

Xác định thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh

Để khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại thì phải xác định được các thiệt hại, theo đó, căn cứ theo quy định của BLDS 2015 từ Điều 589 đến Điều 592 thì các loại thiệt hại luật định bao gồm:

  • Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm;
  • Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm;
  • Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm;
  • Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

Pháp luật dân sự có quy định thêm một điều khoản quét là thiệt hại ở đây có thể bao gồm các thiệt hại khác do luật quy định. Bên cạnh các thiệt hại thông thường trong quan hệ dân sự thì hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh gây ra những thiệt hại rất đặc thù.

Thiệt hại trong cạnh tranh có thể bao gồm các tổn thất kinh tế mà các tổn thất này lại không phải đến từ việc tài sản bị mất, hư hỏng mà là hậu quả trực tiếp của hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh như các cơ hội kinh doanh bị mất, lợi nhuận giảm sút gây ra các khoản lỗ và các chi phí phát sinh.

Thực tế, có rất nhiều vụ việc liên quan để có thể chứng minh cho thiệt hại đặc thù này, trong đó có thể nhắc đến vụ việc điển hình giữa Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) và Công ty TNHH Grab thu hút được rất nhiều sự quan tâm từ phía truyền thông, Phía Vinasun cho rằng Grab là một phần nguyên nhân dẫn tới việc Vinasun bị sụt giảm doanh số, Vinasun yêu cầu Grab bồi thường đến 42 tỷ đồng nhưng Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chỉ chấp nhận một phần yêu cầu, tuyên Grab bồi thường 4,8 tỷ đồng ý do Vinasun không chứng minh được thiệt hại giảm sút về lợi nhuận chỉ có duy nhất do hành vi trái pháp luật của Grab gây ra.

Vụ việc cho đến ngày nay đã có rất nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh, xét về mặt pháp lý thì vô cùng phức tạp. Vì vậy để có thêm thông tin chi tiết về vụ việc trên cũng như cần được tư vấn các vụ việc tương tự thì hãy liên hệ ngay theo thông tin bên dưới để có thể nhận được sự tham vấn từ phía những luật sư của Công ty Luật Long Phan PMT, là những người đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Cuộc chiến pháp lý giữa Vinasun và Grab

Cuộc chiến pháp lý giữa Vinasun và Grab

>>> Xem thêm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khi các bên đều có lỗi

Mức bồi thường thiệt hại

Nguyên tắc xác định mức bồi thường

  • Theo quy định tại Khoản 1 Điều 585 BLDS 2015 thì việc bồi thường thiệt hại sẽ dựa vào các thiệt hại thực tế và phải bồi thường toàn bộ kịp thời thiệt hại thực tế này có nghĩa rằng sẽ không phải bồi thường quá mức thiệt hại thực tế của bên bị thiệt hại.
  • Thực tế, đối với hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh thì thiệt hại gây ra là rất đặc trưng, chủ yếu là thiệt hại đến từ danh dự, uy tín của doanh nghiệp bị xâm phạm. Theo đó mức bồi thường bù đắp về tinh thần căn cứ theo Khoản 2 Điều 592 BLDS 2015 sẽ do các doanh nghiệp thỏa thuận, trong trường hợp không thỏa thuận được thì pháp luật giới hạn mức tối đa là không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Hạn chế về quy định xác định mức bồi thường

  • Như đã trình bày ở trên thì mức bồi thường tổn thất tinh thần của doanh nghiệp bị xâm phạm sẽ không được vượt quá mười lần mức lương cơ sở (trừ trường hợp có thỏa thuận khác). Tuy nhiên việc giới hạn này là hoàn toàn không phù hợp, không đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp bị xâm phạm.
  • Việc doanh nghiệp bị mất uy tín trong thị trường sẽ kéo theo việc doanh nghiệp bị mất vị thế của mình và hạn chế đi năng lực cạnh tranh gây ra một thiệt hại rất lớn về sau, đặc biệt là đối với tổn thất tinh thần của doanh nghiệp. Mức theo luật định như hiện nay hoàn toàn chưa đủ tính chất răn đe, các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn sẵn sàng vi phạm để gây ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp bị tác động, mục tiêu là sẵn sàng đẩy các đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường để chiếm thế độc quyền hay hạn chế cạnh tranh.

Thông tin liên hệ Công ty Long Phan PMT

  • Để nhận hỗ trợ tư vấn, qua EMAIL: Thực hiện bằng cách gửi mail trình bài nội dung cần được giải đáp đính kèm tư liệu/tài liệu liên quan đến E-mail: pmt@luatlongphan.vn, sẽ được Luật sư trả lời bằng văn bản qua email, giải quyết nhanh chóng các vấn đề nhất.
  • Để nhận hỗ trợ tư vấn qua tổng đài điện thoại: Chỉ cần dùng điện thoại cá nhân gọi về số tổng đài trực tuyến 1900 63.63.87 và trình bày nội dung cần tham vấn với luật sư. Mọi vướng mắc pháp lý của bạn sẽ được Luật sư Long Phan PMT lắng nghe và tận tình giải đáp.
  • Tư vấn online qua ZALO: Trường hợp quý khách có tài liệu cần gửi nhanh qua Zalo theo số điện thoại 0819700748 để luật sư xem xét và trả lời.
  • Tư vấn qua FACEBOOK: FANPAGE Luật Long Phan
  • Gặp trực tiếp luật sư tư vấn tại TRỤ SỞ CÔNG TY: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP.HCM
  • Văn Phòng giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, HCM

Nếu Quý khách hàng đang cần tư vấn vấn đề liên quan đến việc Có thể khởi kiện bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật cạnh tranh thì đừng ngần ngại liên hệ với TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé. Thông qua tổng đài 1900.63.63.87, hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khac nhau. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc. Xin cám ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn. 



Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT

Thứ Sáu, 18 tháng 2, 2022

Hôn nhân thực tế và các mốc thời gian xác định quan hệ hôn nhân theo quy định pháp luật

Hôn nhân thực tế và các mốc thời gian xác định quan hệ hôn nhân theo quy định pháp luật là vấn đề pháp lý khá phức tạp. Trên thực tế, có rất nhiều cặp vợ chồng không đăng ký kết hôn nhưng vẫn được pháp luật công nhận là vợ chồng hợp pháp. Nhưng liệu hôn nhân thực tế có được pháp luật thừa nhận và các cách giải quyết khi có tranh chấp có giống như mối quan hệ hôn nhân có đăng ký kết hôn không? Sau đây, Công ty Luật Long Phan PMT sẽ hướng dẫn cụ thể vấn đề này.

Hôn nhân thực tế và các mốc thời gian xác định quan hệ hôn nhân theo quy định pháp luật

Hôn nhân thực tế và các mốc thời gian xác định quan hệ hôn nhân theo quy định pháp luật

>>> Xem thêm: Cách xác định tài sản riêng của vợ hoặc chồng trong thời kỳ hôn nhân?

Hôn nhân thực tế là gì?

  • Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT/TANDTC ngày 03 tháng 01 năm 2001 về việc thi hành luật hôn nhân và gia đình có quy định về những trường hợp hai bên nam nữ không đăng ký kết hôn vẫn được pháp luật công nhận là hôn nhân thực tế, quyền và nghĩa vụ được áp dụng như hôn nhân hợp pháp.
  • Từ quy định trên có thể kết luận: hôn nhân thực tế là trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng và thỏa mãn những điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật nhưng không thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn vẫn được pháp luật công nhận hôn nhân hợp pháp, được giải quyết quyền, lợi ích và nghĩa vụ như hôn nhân hợp pháp.

Cách xác định hôn nhân thực tế

Cách xác định hôn nhân thực tế

Việc xác định quan hệ hôn nhân qua các thời kỳ pháp luật

Căn cứ theo thông tư liên tịch số 01/2001/TANDTC ngày 03 tháng 01 năm 2001, có thể chia ra 2 trường hợp như sau:

  • Hai bên nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng, xác lập quan hệ vợ chồng với nhau trước ngày 03/01/1987.

Để được coi nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng thì theo điểm d mục 2 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP này họ phải có đủ điều kiện để kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 như: có tổ chức lễ cưới; được gia đình chấp thuận; việc chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến; họ thực sự chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau cùng xây dựng gia đình.

  • Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 trở đi đến trước ngày 01/01/2001 (ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực)

Hai bên nam nữ có đủ điều kiện kết hôn, nhưng chưa đăng ký kết hôn và đang chung sống với nhau như vợ chồng, thì họ có nghĩa vụ đăng ký kết hôn kể từ ngày 01/01/2001 cho đến ngày 01/01/2003. Trường hợp này sẽ phân biệt như sau:

  • Kể từ ngày 01/01/2001 cho đến ngày 01/01/2003 nếu nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo thời gian trên mà đăng ký kết hôn thì quan hệ hôn nhân của họ được công nhận.

Đồng thời, quan hệ hôn nhân này được công nhận kể từ ngày họ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng, chứ không phải kể từ ngày đăng ký kết hôn.

  • Nếu như sau thời điểm ngày 1 tháng 1 năm 2003 mà các cặp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo thời gian trên không tiến hành thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn hợp pháp thì họ sẽ không được xem là vợ chồng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Theo đó nếu có yêu cầu về thực hiện thủ tục ly hôn thì không áp dụng luật mà chỉ xử lý về vấn đề tranh chấp quyền nuôi con và tranh chấp phân chia tài sản.
  • Kể từ sau ngày 01/01/2003 họ mới đăng ký kết hôn thì quan hệ hôn nhân của họ cũng được pháp luật công nhận. Tuy nhiên trong trường hợp này, thì quan hệ vợ chồng của họ chỉ được công nhận là đã xác lập kể từ ngày họ đăng ký kết hôn.
  • Như vậy, hôn nhân thực tế sẽ được pháp luật công nhận theo những trường hợp trên đồng thời phải có đáp ứng được một số điều kiện cụ thể như đã nêu.

>>> Xem thêm: Vợ chồng không được phép ly hôn trong trường hợp nào?

Hệ quả pháp lý của hôn nhân thực tế theo quan hệ hôn nhân được xác định?

Trong trường hợp các cặp nam nữ đáp ứng điều kiện về hôn nhân thực tế theo như những trường hợp trên thì quan hệ hôn nhân thực tế này có các hệ quả pháp lý theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 điều chỉnh như sau:

  • Về quan hệ hôn nhân: họ sẽ được pháp luật công nhận quan hệ hôn nhân theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP nêu trên.
  • Về con chung:
  • Trong trường hợp yêu cầu ly hôn thì vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con; Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.
  • Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con
  • Về tài sản:
  • Căn cứ Điều 27 Luật này thì tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung.
  • Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng.
  • Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung.
  • Vợ chồng có thể chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thoả thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản không được pháp luật công nhận (Điều 29 Luật HNGĐ 2000)
  • Vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật về thừa kế. Khi vợ hoặc chồng chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản (Điều 31 Luật này)

Tranh chấp tài sản trong thời gian hôn nhân thực tế được xác định như thế nào?

Căn cứ Thông tư 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP, tranh chấp tài sản trong thời gian hôn nhân thực tế được xác định theo thời gian công nhận hôn nhân thực tế của nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng tại thời điểm này. Cụ thể xác định như sau:

  • Trường hợp hai bên nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng, xác lập quan hệ vợ chồng với nhau trước ngày 03/01/1987. Dựa trên Luật HNGĐ năm 1959 và tranh chấp tài sản khi ly hôn được điều chỉnh theo Luật HNGĐ 2000;
  • Trường hợp thứ hai, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 trở đi đến trước ngày 01/01/2001 (ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực) và thực hiện đăng ký kết hôn kể từ ngày 01/01/2001 cho đến ngày 01/01/2003 thì áp dụng luật HNGĐ 1986 để giải quyết tranh chấp tài sản trong thời gian hôn nhân thực tế này, đồng thời đối với các tranh chấp tài sản khi ly hôn được điều chỉnh theo Luật HNGĐ 2000;
  • Tranh chấp về tài sản không nằm trong vụ án ly hôn thì sẽ căn cứ Điều 14,15, 16, 17 Luật HNGĐ năm 1986 để xem xét giải quyết;
  • Đối với các tranh chấp về tài sản trong vụ án hôn nhân gia đình thì vẫn áp dụng Luật HNGĐ 2000 như những nội dung vừa nêu trên;
  • Hiện nay theo Luật HNGĐ 2014 các cặp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng, đủ điều kiện kết hôn mà không đăng ký kết hôn thì không công nhận quan hệ vợ chồng, quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng không phát sinh (Điều 14 Luật này). Khi đó, họ có tranh chấp về tài sản trong thời gian chung sống như vợ chồng với nhau sẽ được giải quyết theo quy định tại Điều 16 Luật HNGĐ 2014;
  • Ngoài ra, còn phải kể đến trường hợp đặc biệt trong thực tiễn liên quan đến tranh chấp tài sản trong hôn nhân thực tế như theo Án lệ số 41/2021/AL về chấm dứt hôn nhân thực tế.

Phân chia tài sản ly hôn chung

Phân chia tài sản ly hôn chung

>>> Xem thêm: Tòa án phân chia tài sản chung trong vụ án ly hôn như thế nào?

Dịch vụ luật sư hôn nhân gia đình

Tư vấn pháp luật và lên phương án giải quyết vụ án

  • Tư vấn các quy định của pháp luật hiện hành về căn cứ xác định tài sản chung/tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân;
  • Tư vấn giải quyết các tranh chấp về tài sản của vợ chồng khi ly hôn;
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp về phân chia tài sản để có cơ sở xác định nghĩa vụ trả nợ của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đối với bên thứ ba: cá nhân cho vay tiền, trả nợ ngân hàng, trả nợ các cơ quan, tổ chức khác (nếu có);
  • Tư vấn giải quyết các tranh chấp về phân chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất, nhà ở và các tài sản khác gắn liền trên đất;
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp về phân chia tài sản là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng đưa vào để sản xuất kinh doanh;
  • Tư vấn giải quyết các tranh chấp, nghĩa vụ tài chính liên quan đến quyền sử dụng đất, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;
  • Tư vấn pháp luật, các phương án giải quyết tranh chấp về việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con sau khi ly hôn sao cho đảm bảo quyền lợi ích tốt nhất cho các con;
  • Tư vấn giải quyết các tranh chấp vấn đề xác định mức cấp dưỡng, lựa chọn phương thức cấp dưỡng phù hợp để đảm bảo quyền lợi cho con, cũng như đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho người thực hiện cấp dưỡng theo quy định của pháp luật;
  • Tư vấn và đưa ra những rủi ro pháp lý có thể phát sinh, những bất lợi khi vợ chồng yêu cầu Tòa án giải quyết các tranh chấp về tài sản, tranh chấp về quyền nuôi con;
  • Tư vấn về việc lập hồ sơ ly hôn khi hai vợ chồng có tranh chấp, kể cả trường hợp ly hôn đơn phương hay cả hai vợ chồng đồng thuận ly hôn nhưng lại không thỏa thuận được việc nuôi con, phân chia tài sản khi ly hôn;
  • Tư vấn về việc xác định Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết ly hôn khi hai vợ chồng có tranh chấp, phương thức nộp hồ sơ, thời gian giải quyết ly hôn khi có tranh chấp theo quy định của pháp luật;
  • Tư vấn pháp luật về quy trình giải quyết các tranh chấp về ly hôn tại Tòa án.

Soạn thảo các văn bản trong quá trình giải quyết tranh chấp

  • Soạn thảo đơn ngăn chặn tẩu tán tài sản, đơn yêu cầu cung cấp thông tin liên quan để thu thập tài liệu chứng cứ phục vụ cho quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Soạn thảo đơn khởi kiện đính kèm các tài liệu liên quan để gửi tòa án;
  • Soạn thảo bản tự khai, đơn phản tố, đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, đơn yêu cầu định giá tài sản và các đơn từ khác trong quá tố tụng tại tòa án;
  • Soạn thảo bản ý kiến pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.

Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng

  • Luật sư đại diện cho khách hàng theo ủy quyền tham gia tranh tụng tại tòa (Lưu ý: đối với vụ án ly hôn luật sư chỉ đại diện theo ủy quyền trong phần tài sản tranh chấp trong vụ án);
  • Luật sư tham gia tranh tụng với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng trong các vụ án tranh chấp hôn nhân gia đình.

Thông tin liên hệ luật sư

Để nhận được sự tư vấn của Luật sư một cách nhanh chóng nhất, quý khách vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.63.63 hoặc:

Quý khách hàng có thể tư vấn trực tiếp tại:

  • Trụ sở chính Quận 3: Tầng 14, Tòa Nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 03, Tp Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng Bình Thạnh: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về Hôn nhân thực tế và các mốc thời gian xác định quan hệ hôn nhân theo quy định pháp luật. Nếu quý đọc giả còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc có nhu cầu tìm TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ để hỗ trợ, vui lòng liên hệ qua HOTLINE: 1900.63.63.87. Xin cám ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.



Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT

Thứ Năm, 17 tháng 2, 2022

Những lưu ý về thẩm quyền ký kết khi giao dịch hợp đồng với đối tác

Khi ký kết hợp đồng, có rất nhiều vấn đề cần lưu ý để tránh rủi ro pháp lý, trong đó thẩm quyền ký kết hợp đồng là vô cùng quan trọng. Để tránh những tình huống không mong muốn xảy ra, khi giao dịch hợp với đối tác bạn cần lưu ý về thẩm quyền ký kết. Bài viết dưới đây Long Phan PMT sẽ đưa ra những lưu ý về thẩm quyền ký kết khi giao dịch hợp đồng với đối tác giúp bạn đọc cẩn trọng hơn trong vấn đề này.

lưu ý về thẩm quyền khi ký kết hợp đồng

Lưu ý về thẩm quyền khi ký kết hợp đồng

Người có thẩm quyền ký kết theo đại diện theo pháp luật

Theo Khoản 1 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020 người đại diện theo pháp luật là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 137 BLDS 2015 quy định một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân theo phạm vi đại diện và thời hạn đại diện được quy định trong điều lệ công ty. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ, người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật hoặc người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án. Như vậy, tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà người đại diện theo pháp luật là khác nhau và có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.

Loại hình doanh nghiệp

Luật doanh nghiệp 2020 ghi nhận có 5 loại hình doanh nghiệp chính bao gồm: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân

chức danh có thẩm quyền

Chức danh có thẩm quyền đại diện theo pháp luật của công ty

>>>Xem thêm: Người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH

Chức danh

Loại hình doanh nghiệp Chức danh Cơ sở pháp lý

(Luật Doanh nghiệp 2020)

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên –          Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc;

–          Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

–          Khoản 3 Điều 54
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên –          Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc;

–          Chủ tịch công ty;

–          Giám đốc hoặc tổng giám đốc

–          Khoản 3 Điều 79
Công ty cổ phần –          Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc;

–          Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

–          Khoản 2 Điều 137
Công ty hợp danh Tất cả thành viên hợp danh –          khoản 1 Điều 184
Doanh nghiệp tư nhân Chủ doanh nghiệp tư nhân –          Khoản 3 Điều 190

Số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật được quy định chi tiết tại Điều lệ công ty. Nếu doanh nghiệp có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty sẽ quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người.

Luật Doanh nghiệp 2020 quy định cách xác định thẩm quyền và trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp Điều lệ công ty chưa quy định rõ quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật , theo đó:

  • Mỗi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba;
  • Tất cả người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

>>>Xem thêm: Có được ủy quyền cho công ty con thực hiện thi công xây dựng không?

Người có thẩm quyền ký kết qua đại diện theo ủy quyền

Theo Điều 562 Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên. Bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Khi ký kết hợp đồng với đối tác thông qua người đại diện theo ủy quyền của đối tác cần lưu ý những vấn đề sau để tránh những tình huống phát sinh ngoài ý muốn:

Hình thức, thẩm quyền ủy quyền

Bộ luật dân sự 2015 không quy định cụ thể về hình thức của hợp đồng ủy quyền, tuy nhiên thông qua khoản 1 Điều 140 BLDS 2015 có thể hiểu pháp luật dân sự ghi nhận hình thức ủy quyền bằng văn bản.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, chỉ người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp mới có thể xác lập quan hệ ủy quyền quản lý doanh nghiệp. Đồng thời, người nhận ủy quyền cũng có quyền ủy quyền lại cho người thứ ba khi:

  • Được sự đồng ý của người ủy quyền
  • Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì việc ủy quyền ban đầu không thể thực hiện được.

Như vậy người ký kết hợp đồng với bạn có thể là người được người đại diện theo pháp luật của cơ quan có thẩm quyền ủy quyền hoặc là người được ủy quyền lại.

thời hạn ủy quyền

Thời hạn ủy quyền

>>>Xem thêm: Tư vấn thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH

Thời hạn ủy quyền

Theo quy định tại Điều 140 BLDS 2015, thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật. Và Điều 563 BLDS 2015 thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì hiệu lực là 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

Phạm vi ủy quyền

Phạm vi ủy quyền là giới hạn ủy quyền mà các bên thỏa thuận với nhau. Các bên thực hiện công việc cũng như nghĩa vụ trong giới hạn đã được thỏa thuận trước. Mọi hành vi thực hiện hoặc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng giới hạn đều làm phát sinh những hậu quả pháp lý mà một trong các bên phải gánh chịu.

Phạm vi ủy quyền chính là phạm vi đại diện được quy định tại Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, người được ủy quyền chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện.

Trong trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi ủy quyền thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Như vậy, khi ký kết với đối tác thông qua người đại diện theo ủy quyền của đối tác cần xem xét rõ người ký hợp đồng với mình có đảm bảo đúng, đủ thẩm quyền ký hay không để tránh trường hợp người này vượt quá phạm vi đại diện dẫn đến hợp đồng có thể bị vô hiệu theo Điều 130,140,142 BLDS 2015.

Thông tin liên hệ luật sư

Hiện nay, Luật Long Phan PMT nhận hỗ trợ “tư vấn pháp luật” trực tuyến 24/7 cho khách hàng qua các hình thức như sau:

  • Tư vấn pháp luật Lao động qua tổng đài: 63.63.87
  • Tư vấn pháp luật qua EMAIL: pmt@luatlongphan.vn
  • Tư vấn pháp luật qua FACEBOOK: Fanpage Luật Long Phan
  • Tư vấn luật qua ZALO: 0819 700 748
  • Tư vấn pháp luật trực tiếp tại TRỤ SỞ CÔNG TY: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP. HCM

Trên đây là nội dung tư vấn những lưu ý về thẩm quyền ký kết khi giao dịch hợp đồng với đối tác. Quý bạn đọc còn có thắc mắc hoặc cần TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ, vui lòng thông qua tổng đài 1900.63.63.87, Luật sư của Long Phan PMT hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn. 



Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG  Trong bối cảnh quan hệ lao động ngày càng phức tạp, dịch vụ luật sư lao động đang trở thành lựa chọn tối ưu cho do...