Cho vay có thế chấp tài sản nhưng không đăng ký thế chấp là một thủ tục mà nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ. Một vài người cho rằng hành vi cho vay có thế chấp tài sản không cần phải đăng ký thế chấp và vẫn vô tư thực hiện. Vậy, hành vi này dẫn đến những hậu quả pháp lý nào? Bài viết dưới đây Luật sư Dân sự sẽ nêu rõ về thủ tục KHỞI KIỆN cũng như những hậu quả pháp lý liên quan cùng hướng giải quyết chúng.
Tư vấn khởi kiện cho vay có thế chấp tài sản nhưng không đăng ký thế chấp
Vay có thế chấp tài sản là gì?
Thế chấp tài sản là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong giao dịch dân sự được quy định tại Điều 292 Bộ Luật Dân Sự 2015. Theo đó, thế chấp tài sản theo Điều 317 Bộ Luật Dân Sự 2015 là việc bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo nghĩa vụ và không giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.
Như vậy, để đảm bảo nghĩa vụ của bản thân trong giao dịch cho vay đối với bên cho vay, bên vay có thể thực hiện biện pháp thế chấp tài sản và tài sản thế chấp phải đáp ứng các điều kiện sau theo Văn bản hợp nhất số 8019/VBHN-BTP hợp nhất các nghị định về giao dịch bảo đảm:
- Tài sản phải là tài sản hiện có hoặc là tài sản hình thành trong tương lai thuộc sở hữu của bên thế chấp.
- Tài sản phải là tài sản được phép giao dịch.
Quy định về đăng ký thế chấp đối với hoạt động cho vay thế chấp
Đăng ký biện pháp bảo đảm theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về đăng ký biện pháp bảo đảm chính là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm.
Như vậy, đối với biện pháp thế chấp tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm thì trường hợp nào cần phải đăng ký thế chấp?
Căn cứ theo Nghị định 102/2017/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm và Thông tư số 08/2018/TT-BTP Hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, hợp đồng và trao đổi thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm tại các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp thì các trường hợp phải đăng ký thế chấp cụ thể là:
- Các trường hợp phải đăng ký thế chấp:
- Thế chấp quyền sử dụng đất.
- Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thế chấp tàu bay.
- Thế chấp tàu biển.
- Các trường hợp đăng ký thế chấp theo yêu cầu:
- Thế chấp tài sản là động sản khác không thuộc các trường hợp bắt buộc đăng ký.
- Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai.
Như vậy, tùy vào từng tài sản cụ thể mà pháp luật quy định thì mới thực hiện đăng ký thế chấp. Đối với những tài sản mà luật không quy định phải đăng ký thế chấp thì người thế chấp không nhất thiết phải đăng ký do hợp đồng thế chấp đã phát sinh hiệu lực ngay từ thời điểm giao kết, nhưng để đảm bảo hợp đồng thế chấp có thể phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ 3 thì vẫn nên đăng ký thế chấp.
Quy định về đăng ký thế chấp đối với hoạt động cho vay
Vay thế chấp nhưng không đăng ký thế chấp xử lý như thế nào?
Căn cứ theo Điều 298 Bộ Luật Dân Sự 2015 quy định thì đối với những trường hợp vay thế chấp tài sản buộc phải đăng ký thế chấp thì việc đăng ký đó chính là điều kiện để làm phát sinh hiệu lực của giao dịch bảo đảm. Nếu như bên thế chấp không thực hiện đăng ký thì giao dịch bảo đảm sẽ không có hiệu lực.
Đối với những trường hợp vay thế chấp tài sản không bắt buộc phải đăng ký thế chấp thì hợp đồng thế chấp đã có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết nên cho dù không đăng ký thế chấp thì khi bên nhận thế chấp vi phạm nghĩa vụ trong giao dịch dân sự thì bên nhận thế chấp hoàn toàn có quyền xử lý tài sản được thế chấp do hợp đồng thế chấp đã có hiệu lực pháp luật.
Thủ tục khởi kiện vay thế chấp không đăng ký thế chấp
Đối với trường hợp vay thế chấp tài sản thuộc dạng tài sản bắt buộc phải đăng ký mới có hiệu lực mà người thế chấp không thực hiện đăng ký tài sản thì người nhận thế chấp có quyền yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng thế chấp tài sản vô hiệu về mặt hình thức được quy định tại Điều 129 Bộ Luật Dân Sự 2015.
Điều 5 Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự 2015 quy định bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự bằng đơn khởi kiện. Do đó, để thực hiện thủ tục khởi kiện thì trước tiên, bên thế chấp phải soạn thảo một đơn khởi kiện gửi cho Tòa án có thẩm quyền yêu cầu tuyên hợp đồng thế chấp là vô hiệu và có thể yêu cầu bên thế chấp bồi thường thiệt hại nếu có.
>> Xem thêm: Mẫu đơn khởi kiện mới nhất trong tố tụng dân sự gồm những gì?
Thủ tục khởi kiện vay thế chấp tài sản nhưng không đăng ký thế chấp
Luật sư hỗ trợ gì trong quá trình khởi kiện?
Trong quá trình khởi kiện, để hỗ trợ cho Quý khách hàng trong việc hoàn thành việc khởi kiện một cách nhanh chóng thì các Luật sư của công ty Luật Long Phan PMT sẽ thực hiện các công việc như sau:
- Thực hiện công chứng các giấy tờ liên quan có trong hồ sơ khởi kiện.
- Đại diện theo ủy quyền thực hiện các công việc trong quá trình khởi kiện với các cơ quan có thẩm quyền liên quan.
- Tư vấn cho Quý khách hàng các nội dung cũng như các phương pháp để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Tư vấn khởi kiện cho vay có thế chấp tài sản nhưng không đăng ký thế chấp đã được chúng tôi hướng dẫn một cách cụ thể. Nếu Quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề liên quan tới thủ tục về giao dịch bảo đảm thì xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 1900636387 để được LUẬT SƯ DÂN SỰ tư vấn hỗ trợ. Xin cảm ơn.
April 01, 2021 at 07:54AM
Nguồn: WordPress https://vuvietnang.wordpress.com/2021/04/01/tu-van-khoi-kien-cho-vay-co-the-chap-tai-san-nhung-khong-dang-ky-the-chap/