Xác định tư cách tham gia tố tụng của chi nhánh, văn phòng đại diện như thế nào? Việc xác định đúng tư cách tham gia tố tụng của chi nhánh, văn phòng đại diện giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, tránh những tranh chấp về sau. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp về tư cách tham gia tố tụng của chi nhánh, văn phòng đại diện cho quý bạn đọc.
Xác định tư cách tham gia tố tụng của chi nhánh, văn phòng đại diện
Tư cách tham gia tố tụng của chi nhánh, văn phòng đại diện
Tại khoản 1 Điều 84 Bộ luật Dân sự 2015 (sau đây viết tắt là BLDS) thì chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân. Trong đó, chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân; còn văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân.
Theo khoản 7 Điều 69 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (sau đây viết tắt là BLTTDS) thì đương sự là cơ quan, tổ chức do người đại diện hợp pháp tham gia tố tụng. Như vậy, chi nhánh, văn phòng đại diện không thể là đương sự của vụ án mà pháp nhân mới là đương sự của vụ án dân sự. Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.
Ủy quyền cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân
>> Xem thêm: Phạm vi ủy quyền và hậu quả khi vượt quá phạm vi ủy quyền
Ủy quyền cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân
Theo khoản 1 Điều 137 BLDS thì người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ; Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật; Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.
Ủy quyền cho cá nhân đại diện
Thường là giám đốc hoặc trưởng các văn phòng, chi nhánh đại diện của pháp nhân.
Nếu bên ủy quyền là cá nhân thì cá nhân đó phải là có năng lực hành vi dân sự phù hợp với nội dung ủy quyền mà pháp luật quy định. Trường hợp này nếu Tòa án nhận đơn khởi kiện thì Thẩm phán phải kiểm tra kỹ về tư cách tố tụng của đương sự trong việc thực hiện quyền khởi kiện, tránh việc thụ lý giải quyết xong phải đình chỉ theo điểm a khoản 1 Điều 192 BLTTDS.
Ủy quyền cho tổ chức đại diện
Trong trường hợp bên ủy quyền là pháp nhân thì việc ủy quyền phải thông qua hành vi của người đại diện theo pháp luật của mình. Trường hợp này thường là ủy quyền trực tiếp cho các tổ chức, chi nhánh đại diện trực thuộc của pháp nhân.
>> Xem thêm: Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự
Quyền và nghĩa vụ tố tụng của chi nhánh, văn phòng đại diện
Quyền khởi kiện
Theo khoản 5 Điều 2 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP thì quyền khởi kiện vụ án phát sinh từ giao dịch do văn phòng đại diện, chi nhánh xác lập thực hiện, tại mục “Tên, địa chỉ của người khởi kiện” sau khi ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, phải ghi họ tên, chức vụ của người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân, văn bản ủy quyền (số, ngày, tháng, năm) và chức danh của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân ủy quyền.
Tại mục “Người khởi kiện” ở cuối đơn khởi kiện cần phải ghi tên của pháp nhân, ghi chức vụ của người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân; người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân ký tên; ghi họ, tên của người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân. Đóng dấu của pháp nhân hoặc đóng dấu của văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân.
Quyền và nghĩa vụ tố tụng
Quyền và nghĩa vụ tố tụng của người đại diện được quy định tại Điều 86 BLTTDS, cụ thể:
- Người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự trong phạm vi mà mình đại diện.
- Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự theo nội dung văn bản ủy quyền.
Người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện theo quy định.
Theo Điều 74 của BLDS thì pháp nhân có cơ cấu tổ chức, nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Do đó, trường hợp pháp nhân ủy quyền cho một người khác tham gia tố tụng bằng văn bản ủy quyền thì người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đó đã ký và đã có đóng dấu của pháp nhân đó trên văn bản ủy quyền.
Trên cơ sở đó, người được ủy quyền thay mặt pháp nhân quyết định mọi vấn đề theo phạm vi đã ủy quyền và tất cả các vấn đề đã được người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân đó quyết định thì pháp nhân đó phải tự chịu trách nhiệm với tất cả vấn đề đã được quyết định của người được uỷ quyền.
Chi nhánh, văn phòng đại diện có quyền và nghĩa vụ trong tố tụng không?
>> Xem thêm: Trình tự nộp đơn khởi kiện đúng Tòa án có thẩm quyền giải quyết?
Thông tin liên hệ luật sư
Công ty Luật Long Phan PMT luôn luôn sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến của Quý doanh nghiệp để giải đáp các thắc mắc trong thời gian nhanh nhất có thể. Mọi thông tin của khách hàng luôn được lắng nghe qua các nguồn sau:
- Email: pmt@luatlongphan.vn
- Hotline: 1900.63.63.87
- Fanpage: LUẬT LONG PHAN
- Zalo: LONG PHAN PMT LAW FIRM – 0819.700.748
- Trụ sở công ty: Tầng 14 Tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP.HCM.
- Văn phòng giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.
Trên đây là bài viết về Xác định tư cách tham gia tố tụng của chi nhánh, văn phòng đại diện. Nếu bạn đọc có nhu cầu gửi hồ sơ tài liệu hoặc đặt lịch gặp trực tiếp luật sư vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua số hotline 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ hoặc trao đổi trực tiếp với LUẬT SƯ DÂN SỰ. Xin cảm ơn!
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.
Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét