Thủ tục ủy quyền cho con bán tài sản ở Việt Nam khi cha mẹ ở nước ngoài là vấn đề được nhiều người quan tâm đến. Điều kiện cũng như các giấy tờ để thực hiện ủy quyền cho con bán tài sản ở Việt Nam khi cha mẹ ở nước ngoài được quy định như thế nào? Bài viết sau đây sẽ tư vấn cho các bạn biết những vấn đề pháp lý cần thiết về thủ tục ủy quyền cho con bán tài sản ở Việt Nam khi cha mẹ ở nước ngoài.
Ủy quyền cho con bán tài sản ở Việt Nam khi cha mẹ ở nước ngoài
Điều kiện để người con nhận ủy quyền từ cha mẹ ở nước ngoài bán tài sản tại Việt Nam
Để có thể nhận ủy quyền bán tài sản tại Việt Nam từ cha mẹ đang ở nước ngoài thì cần xem xét điều kiện để có thể nhận ủy quyền.
Theo khoản 3 Điều 138 Bộ luật dân sự 2015 thì người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi đã có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện. Do đó, theo khoản 4 Điều 21 Bộ luật dân sự 2015 quy định các giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không thể tự mình xác lập, thực hiện.
Giấy tờ cần thiết để ủy quyền bán tài sản khi đang ở nước ngoài
Để có thể ủy quyền bán tài sản khi đang ở nước ngoài thì đầu tiên cần phải có các giấy tờ chứng minh tài sản thuộc quyền sở hữu của người ủy quyền thì tài sản đó mới có thể trở thành đối tượng của các giao dịch mua bán hợp pháp.
Việc ủy quyền thì cần có hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền nếu hai bên không thể cùng có mặt.
Các hình thức ủy quyền
Trên thực tế hiện nay, việc ủy quyền được tồn tại chủ yếu dưới hình thức văn bản, là Giấy ủy quyền và Hợp đồng ủy quyền.
Giấy ủy quyền, có thể coi là hình thức ủy quyền đơn phương, không cần có sự có mặt của người được ủy quyền. Cụ thể, A tự lập một giấy ủy quyền, sau đó chuyển cho B thực hiện. Điều đó đồng nghĩa với việc người được ủy quyền có thể đồng ý hoặc không đồng ý thực hiện các nội dung công việc trong giấy ủy quyền. Việc lập giấy ủy quyền thường liên quan tới các công việc ủy quyền không có thù lao, chủ yếu dựa vào uy tín và không quá ràng buộc trách nhiệm giữa các bên. Giấy ủy quyền là một hình thức ủy quyền được thừa nhận rộng rãi nhưng không có văn bản nào quy định cụ thể.
Các hình thức ủy quyền cho con bán tài sản
>>Xem thêm: Giấy ủy quyền cá nhân
Hợp đồng ủy quyền, là sự thỏa thuận giữa các bên, cụ thể ở đây A và B cùng nhau thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng này, chủ yếu gồm nội dung công việc, quyền và nghĩa vụ của các bên, thỏa thuận trả thù lao nếu có hoặc theo quy định của pháp luật. Hợp đồng ủy quyền cần sự có mặt của cả hai bên là bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền để xác nhận về “sự tự nguyện thỏa thuận” giữa các bên để tránh xảy ra tranh chấp.
Thực hiện công chứng, chứng thực việc ủy quyền bán tài sản khi đang ở nước ngoài
Thẩm quyền công chứng, chứng thực
Để văn bản ủy quyền có giá trị pháp lý có thể lựa chọn công chứng văn bản ủy quyền hoặc chứng thực hợp đồng ủy quyền tại Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, cụ thể ở Mỹ gồm có cơ quan đại diện ngoài giao, Cơ quan đại diện lãnh sư và các cơ quan khách được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài. Nội dung công chứng như sau:
- Công chứng văn bản ủy quyền (Chứng cả chữ ký và nội dung hợp đồng không trái đạo đức, không trái pháp luật)
- Chứng thực chữ ký trên văn bản ủy quyền (Chứng thực chỉ xác nhận chữ ký do đúng người ký, không bảo đảm về nội dung)
Thủ tục công chứng, chứng thực
Đối với việc công chứng, theo quy định tại Chương V Luật Công chứng năm 2014, cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;
- Dự thảo hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền;
- Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.
Đối với việc chứng thực, Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về thủ tục chứng thực chữ ký cần xuất trình các giấy tờ như sau:
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
- Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký.
Cha mẹ ủy quyền cho con bán tài sản
Người nước ngoài có thể ủy quyền cho người khác bán tài sản tại Việt Nam không?
Theo khoản 2 điều 55 Luật công chứng 2014 quy định trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền
Như vậy, đối với trường hợp người có quốc tịch nước ngoài có thể liên hệ lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài để thực hiện thủ tục uỷ quyền nếu người ủy quyền có mặt tại nước ngoài hoặc thực hiện công chứng bởi 2 tổ chức công chứng gồm lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài và một tổ chức công chứng bất kỳ tại Việt Nam.
Trên đây là bài viết tư vấn về các vấn đề thuế thu nhập cá nhân khi nhận di sản thừa kế cũng như cách tính thuế thu nhập cá nhân khi nhận thừa kế. Nếu quý khách còn có thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc cần hỗ trợ TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn.
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.
Nguồn: Luật Sư Vũ Viết Năng – Luật Long Phan PMT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét